Chính sách kế toán liên quan đến nợ phải thu

Một phần của tài liệu Vận dụng chính sách kế toán tại Công tu Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng (Trang 26 - 27)

6. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

1.2.3. Chính sách kế toán liên quan đến nợ phải thu

Trong kinh doanh, để đẩy nhanh quá trính tiêu thụ thì doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp bán chịu. Phương thức này làm cho việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa nhanh hơn nhưng không phải các khoản khách hàng nợ lúc nào cũng thu được. Tuy là doanh thu tăng nhưng doanh nghiệp phải chấp nhận một mức tổn thất do không thể thu được nợ.

Theo thông tư số 228/2009/TT – BTC về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng thì doanh nghiệp được phép lập dự phòng phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, hoặc đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án…thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

thất không thu hồi được. Do đó doanh nghiệp có thể dự kiến mức tổn thất cao hay thấp là tùy vào nhận thức chủ quan của doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp sẽ ghi nhận mức trích lập dự phòng vào chi phí quản lý trong kỳ và sẽ ảnh hưởng đến chi phí phát sinh trong kỳ. Theo đó, lợi nhuận của công ty trong kỳ cũng thay đổi nghịch với sự thay đổi của chi phí. Để điều chỉnh lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể lựa chọn thời điểm và mức dự phòng cần lập của phải thu khó đòi; thời điểm khoản dự phòng này được hoàn nhập và xóa sổ và mức hoàn nhập.

Một phần của tài liệu Vận dụng chính sách kế toán tại Công tu Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng (Trang 26 - 27)