Phương pháp tính giá hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Vận dụng chính sách kế toán tại Công tu Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng (Trang 76)

6. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.3.1.2. Phương pháp tính giá hàng tồn kho

Đối với phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa công ty đã sử dụng phương pháp bình quân gia quyền theo tháng. Phương pháp này đơn giản, dễ tính toán nhưng việc cập nhật giá cả hàng hóa xuất và chưa đáp ứng kịp thời cho việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý. Trong kỳ khi xuất vật liệu, hàng hóa để sản xuất kế toán chỉ mới theo dõi được số lượng của vật tư, hàng hóa chưa phản ánh thực sự được trị giá xuất, đến cuối kỳ kế toán mới tính ra được trị giá xuất. Đây là công việc vất vả cho kế toán vào cuối kỳ hạch toán. Đồng thời, cuối kỳ công ty mới nhận được thông tin về hàng xuất kho thì sẽ khó cho kế toán điều chỉnh lợi nhuận. Do đó công ty cũng nên xem xét tùy vào từng mặt hàng mà công ty sử dụng phương pháp xuất kho cho phù hợp.

Với hàng hóa giá cả sẽ thay đổi theo thị trường hay đối với vật liệu giấy giá cả cũng thất thường lúc giá cao lúc giá thấp nên công ty nên dùng phương pháp nhập trước, xuất trước để tính giá hàng xuất kho. Với phương pháp này công ty sẽ theo dõi được kịp thời hơn về giá hàng xuất kho.

Đối với công cụ dụng cụ xuất dùng công ty chỉ có 2 mức phân bổ vào chi phí, nhưng thời gian sử dụng của mỗi loại công cụ dụng cụ khác nhau nên công ty sử dụng phương pháp phân bổ chưa hợp lý.

Công ty nên có nhiều mức phân bổ tương ứng với thời gian sử dụng ước tính

của từng loại công cu, dụng cụ để không ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lợi nhuận của công ty khi lập báo cáo tài chính. Chẳng hạn như: Phân bổ 3 tháng đối với các loại công cụ dụng cụ dễ bị hư hỏng, sử dụng nhiều và có giá trị nhỏ như găng tay su, xô nhựa….

Phân bổ 1 năm đối với công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng dài hơn và có giá trị lớn hơn như dao….

Phân bổ 2 năm đối với công cụ dụng cụ có thời gian sử dụng tương ứng như: bàn, ghế…

Phân bổ 3 năm đối với công cụ dụng cụ không đủ điều kiện ghi nhận tài sản cố định: máy vi tính, tủ đựng tài liệu, máy in…

Việc xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ từ đó xác định giá thành sản phẩm rất quan trọng. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy, ở công ty việc xác định % hoàn thành của số lượng dở dang cuối kỳ ở công ty thường theo nhận định chủ quan của các phân xưởng, chưa có cơ sở thuyết phục. Nhiều đội do sợ bị khiển trách chậm trễ tiến độ nên báo cáo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang tại thời điểm cuối năm lớn hơn thực tế. Phương pháp tính giá thành trong trường hợp này là phương pháp giản đơn. Theo đó khi xác định chi phí dở dang cuối kỳ không chính xác sẽ làm cho giá thành không đúng và lợi nhuận sai lệch.

3.3.1.3. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Thời điểm và mức lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

- Đối tượng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại công ty: giấy, mực, kẽm…

- Cơ sở lập dự phòng: vào cuối niên độ kế toán căn cứ vào giá thị trường của vật liệu và dự toán sản xuất của Công ty sau ngày lập báo cáo tài chính. Hàng tồn kho của Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng rất lớn và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ giá cả nước nên việc căn cứ vào dự đoán giá cả trong tương lai là hoàn

toàn hợp lý. Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là vấn đề thiết yếu Công ty nên làm.

3.3.2. Hoàn thiện chính sách kế toán liên quan đến tài sản cố định

Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và

điều kiện làm việc cũng như tiến độ kỹ thuật tài sản bị hao mòn. Để thu hồi lại giá trị hao mòn của tài sản cố định doanh nghiệp tiến hành trích khấu hao tài sản cố định. Trích khấu hao tài sản cố định có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp.

Hiện nay, việc trích khấu hao TSCĐ của Công ty đã tuân thủ đúng Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ tài chính. Nhưng kế toán viên thường chọn thời gian trích khấu hao TSCĐ ở mức trung bình giữa số năm tối đa và số năm tối thiểu trong khung thời gian trích khấu hao nhằm đơn giản công việc. Nguyên nhân do Công ty chưa ban hành chính sách khấu hao TSCĐ cụ thể trong từng nhóm tài sản.

Về phương diện kinh tế, khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản, đồng thời giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.

Về phương diện tài chính, khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanh nghiệp thu được bộ phận giá trị đã mất của tài sản cố định.

Về phương diện kế toán, khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của tài sản cố định.

Với tầm quan trọng như vậy, khi trích khấu hao tài sản cố định hữu hình công ty cần phải tính lại thời gian sử dụng hữu ích của từng loại tài sản cho phù hợp. Theo thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về thời gian tối đa và thời gian tối thiểu của tài sản cố định, theo phương pháp đường thẳng để tăng chi phí khấu hao của tài sản cố định và thu hồi vốn nhanh công ty nên chọn mức khâu hao theo thời gian tối thiểu. Tuy nhiên, đối với tài sản cố định Công ty đang sử dụng chưa áp dụng theo khung của thông tư.

Công ty phải dựa theo khung của thông tư để xác định thời gian hữu ích của tài sản cố định cụ thể cho hợp lý. Chẳng hạn như:

-Nhà cửa vật kiến trúc công ty cũng nên chia cụ thể nhà cửa kiên cố( trụ sở làm việc, nhà văn phòng, …được xác định là có độ bền vững, thời gian sử dụng tối đa là 25 năm, tối thiểu là 6 năm nhưng công ty đã ước tính thời gian khối nhà cửa vật kiến trúc của công ty là thời gian sử dụng tối đa là 6 năm và tối thiểu là 5 năm điều này không hợp lý.

-Đối với máy móc thiêt bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý công ty cũng phải dựa vào khung thời gian sử dụng ước tính của thông tư để ước tính thời gian sử dụng thực tế cho hợp lý.

-Đối với tài sản cố định vô hình công ty nên nêu ra thời gian sử dụng ước tính cụ thể của từng loại là bao nhiêu năm để có được căn cứ trích khấu hao. Theo thông tư 45/2013, Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm. Riêng đối với tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn, thời gian sử dụng là thời hạn được cho phép sử dụng đất theo quy định. Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian sử dụng là thời gian bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định.

Tuy nhiên việc rút ngắn thời gian sử dụng của tài sản cố định công ty cũng phải xác định ở mức độ tương đối, tức là không phải mục tiêu làm tăng lợi nhuận mà rút ngắn thời gian sử dụng càng ngắn càng tốt. Nếu việc ước tính thời gian sử dụng tài sản cố đinh của công ty nhỏ hơn trong thông tư 45/2013/TT-BTC quy định thì chênh lệch đó công ty nên hạch toán vào tài khoản tài sản thuế thu nhập.

-Trong quá trình sử dụng tài sản cố định sẽ có hư hỏng cần phải sửa chữa, thay thế để khôi phục chức năng hoạt động. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hay thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch hay ngoài kế hoạch. Tuy nhiên, khi sửa chữa công ty cũng nên có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định để khi tài sản hư hỏng có kinh phí để sửa chữa không phải chi ra một lần làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty hoặc chưa có kinh phí sửa chữa kịp thời làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3.3. Hoàn thiện chính sách liên quan đến chi phí

3.3.3.1. Chính sách liên quan đến chi phí trả trước

Đối với chi phí trả trước gồm nhiều khoản mục như phân bổ chi phí xuất kho công cụ dụng cụ, phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ, phân bổ tiền thuê đất.

Đối với chính sách liên quan đến chi phí sửa chữa tài sản cố định, doanh nghiệp đã có những quy định rõ ràng nhưng lại chưa nhất quán ở điểm nếu doanh nghiệp có lãi nhiều thì chi phí phân bổ hết trong một năm tài chính và nếu kết quả của doanh nghiệp không khả quan thì sẽ phân bổ sang năm sau. Nhưng chính việc không nhất quán giúp công ty có thể điều chỉnh lợi nhuận để né tránh thuế.

Tuy nhiên, muốn chi phí tăng thì công ty có thể nâng mức phân bổ chi phí thêm 1 đến 2 triệu.

Cụ thể công ty có thể thay đổi như sau:

Chi phí sửa chữa phát sinh từ 6-7 triệu trở xuống thì công ty xem là sửa chữa thường xuyên và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Chi phí phát sinh trên 7 triệu đến dưới 12 triệu đồng thời không làm tăng thời gian sử dụng của tài sản cố định thì công ty xem là sửa chữa lớn TSCĐ và tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong 1 năm tài chính;

Chi phí phát sinh trên 12 triệu đồng thời không làm tăng thời gian sử dụng của tài sản cố định thì công ty xem là sửa chữa lớn TSCĐ và tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong 2 năm tài chính trở lên;

Chi phí phát sinh trên 15 triệu đồng thời làm tăng thời gian sử dụng của tài sản cố định thì công ty xem là nâng cấp TSCĐ và ghi tăng nguyên giá tài sản cố định.

Việc phân bổ tiền thuê đất dựa vào thời gian sử dụng đất nên không thể điều chỉnh được thời gian phân bổ.

3.3.3.2. Chính sách liên quan đến chi phí

Hiện nay, công ty chỉ trích trước lãi vay đối với những khoản vay ưu đãi vì công ty được thanh toán lãi vào cuối kỳ hạn vay hay một thời điểm nào đó tùy theo

hợp đồng vay. Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định hay trích trước tiền lương nghĩ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.

Vì vậy, các khoản trích trước tiền lương nghĩ phép của công nhân trực tiếp sản xuất và trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ công ty nên vận dụng triệt để để ghi tăng chi phí trong kỳ.

Tuy nhiên, khi lựa chọn chính sách thì kế toán phải cân đối giữa doanh thu và chi phí giữa các kỳ với nhau không nên để chi phí quá cao ở một kỳ nào đó. Tại công ty, báo cáo kế toán được lập hàng quý nên kế toán công ty sẽ chủ động được vấn đề phân bổ chi phí cho hợp lý giữa các kỳ.

3.3.4. Kiến nghị nhằm hoàn thiện công bố thông tin liên quan đến chính sách kế toán sách kế toán

Báo cáo tài chính là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu, là cơ sở để các nhà

đầu tư, nhà tài trợ, các đối tác,… đưa ra các quyết định đối với công ty. Theo chuẩn mực số 21 về trình bày báo cáo tài chính: “ Khi quyết định việc trình bày chính sách kế toán cụ thể trong báo cáo tài chính Giám đốc doanh nghiệp phải xem xét xem việc diễn giải này có giúp người sử dụng hiểu được cách thức phản ánh các nghiệp vụ giao dịch và các sự kiện trong kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp”. Trách nhiệm của doanh nghiệp là phải cung cấp thông tin đầy đủ về các chính sách kế toán đang vận dụng một cách chi tiết, cụ thể để người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính ra quyết định chính xác.

Tuy nhiên, trên thuyết minh báo cáo tài chính, các thông tin về chính sách kế toán tại công ty còn trình bày chung chung chưa nêu chi tiết, cụ thể để người sử dụng thông tin am hiểu về kế toán có thể nắm được. Hầu hết các thông tin về chính sách kế toán công ty đang áp dụng chỉ nêu ở mức độ theo chuẩn mực hay thông tư số bao nhiêu chứ chưa chi tiết cụ thể, Ví dụ trong chính sách hàng tồn khi công ty chỉ ghi chung chung ‘ hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí bảo hiểm và các chi phí trực tiếp phát sinh khác” công ty chưa nêu rõ được phương pháp hạch toán hàng tồn kho, phương pháp xuất kho. Như vậy, thuyết minh báo cáo tài chính của công ty chưa đáp ứng được

nhu cầu thông tin cho các đối tượng liên quan, mặc dù các đối tượng này có am hiểu về kế toán.

Việc trình bày các chính sách kế toán sử dụng trong thuyết minh báo cáo tài chính của công ty rất ngắn gọn, súc tích nhưng không thực sự cung cấp thông tin đầy đủ về các chính sách kế toán của công ty đang sử dụng cho các đối tượng có liên quan. Và công ty cũng chưa chú ý đến việc thuyết minh báo cái tài chính trình bày như thế đã thỏa mãn được nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng hay chưa.

Để thuyết minh báo cáo tài chính đáp ứng được nhu cầu thông tin cho các đối tượng có liên quan, công ty cần nêu rõ các chính sách kế toán đang vận dụng. Cụ thể các chính sách sau:

Chính sách liên quan đến hàng tồn kho, công ty cần nêu rõ: hệ thống quản lý hàng tồn kho cho từng mặt hàng, xác định giá trị hàng tồn kho nhập kho theo nguyên tắc giá gốc thì những chi phí nào thường được ghi vào giá gốc, các phương pháp tính giá xuất kho công ty đang sử dụng cho các mặt hàng, đối với công cụ dung cụ thì việc phân bổ vào chi phí khi xuất dùng như thế nào.

Chính sách liên quan đến tài sản cố định, công ty cần nêu rõ: danh mục tài sản cố định tại công ty, xác định nguyên giá tài sản cố định như thế nào, phương pháp tính khấu hao tài sản cố định và thời gian sử dụng của từng loại tài sản cố định tại công ty, chi phí sửa chữa tài sản cố định được phân bổ hay trích trước như thế nào( mức phân bổ hay trích trước là bao nhiêu và cơ sở của việc phân bổ hay trích trước).

Chính sách liên quan đến nợ phải thu: công ty cần công bố những khách hàng nào có nghĩa vụ với công ty số tiền bao nhiêu( để người sử dụng thông tin có thể điều tra về các khách hàng đó để xem xét đến khả năng thu hồi các khoản phải thu của công ty), cũng như cơ sở lập dự phòng và mức lập dự phòng như thế nào đối với các khoản phải thu khó đòi.

Chính sách liên quan đến chi phí: Công ty cũng cần nêu rõ mức dự phòng phải trả ( dự phòng bảo hành sản phẩm), chi phí trả trước( phân bổ chi phí công cụ

dụng cụ xuất dùng, phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ) và mức phân bổ đối với chi phí trích trước cũng tương tự: trích trước cho đối tượng nào, căn cứ trích trước và mức trích trước bao nhiêu.

Chính sách liên quan đến doanh thu: Công ty cần công bố rõ điều kiện ghi nhận doanh thu trong từng trường hợp bán hàng và cung cấp dịch vụ, Cụ thể, công

Một phần của tài liệu Vận dụng chính sách kế toán tại Công tu Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng (Trang 76)