Chính sách ghi nhận doanh thu

Một phần của tài liệu Vận dụng chính sách kế toán tại Công tu Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng (Trang 28 - 29)

6. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

1.2.5.1. Chính sách ghi nhận doanh thu

Với tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, kế toán ghi nhận doanh thu phải tuân theo nguyên tắc phù hợp với các chi phí đã chi ra.

* Đối với các khoản doanh thu về sản xuất, kinh doanh, thương mại và thu nhập khác thì việc ghi nhận doanh thu tuân theo chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác

- Chuẩn mực này áp dụng trong kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác phát sinh từ các giao dịch và nghiệp vụ: Bán hàng; cung cấp dịch vụ; tiền lãi, và lợi nhuận được chia; các khoản thu nhập khác ngoài các giao dịch và nghiệp vụ tạo ra doanh thu kể trên.

- Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau:

+ Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

+ Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hĩru hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

+ Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.

+ Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

-Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy.

Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập

Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Phần công việc hoàn thành được xác định theo một trong ba phương pháp tùy thuộc vào bản chất của dịch vụ:

+ Đánh giá phần công việc hoàn thành

+ So sánh tỷ lệ % giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượng công việc phải hoàn thành.

+ Tỷ lệ % chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành loàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ.

Phần công việc hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán định kỳ hay các khoản ứng trước của khách hàng.

Một trong ba phương pháp xác định phần công việc hoàn thành để ghi nhận doanh thu trong kỳ phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của nhà quản trị. Các nhà quản trị có thể ghi nhận tăng doanh thu trong kỳ so với thực tế bằng cách đánh giá phần công việc hoàn thành, tỷ lệ % giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với khối lượng công việc phải hoàn thành hoặc tỷ lệ % chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ tăng lên. Hoặc ngược lại có thể ghi nhận doanh thu giảm đi. Việc xác định mức doanh thu ghi nhận trong kỳ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán trong kỳ, từ đó có thể làm cho lợi nhuận kế toán tăng lên hoặc giảm đi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính trong kỳ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Vận dụng chính sách kế toán tại Công tu Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng (Trang 28 - 29)