Hoàn thiện chính sách kế toán liên quan đến tài sản cố định

Một phần của tài liệu Vận dụng chính sách kế toán tại Công tu Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng (Trang 78 - 80)

6. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.3.2. Hoàn thiện chính sách kế toán liên quan đến tài sản cố định

Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và

điều kiện làm việc cũng như tiến độ kỹ thuật tài sản bị hao mòn. Để thu hồi lại giá trị hao mòn của tài sản cố định doanh nghiệp tiến hành trích khấu hao tài sản cố định. Trích khấu hao tài sản cố định có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp.

Hiện nay, việc trích khấu hao TSCĐ của Công ty đã tuân thủ đúng Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ tài chính. Nhưng kế toán viên thường chọn thời gian trích khấu hao TSCĐ ở mức trung bình giữa số năm tối đa và số năm tối thiểu trong khung thời gian trích khấu hao nhằm đơn giản công việc. Nguyên nhân do Công ty chưa ban hành chính sách khấu hao TSCĐ cụ thể trong từng nhóm tài sản.

Về phương diện kinh tế, khấu hao cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản, đồng thời giảm lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.

Về phương diện tài chính, khấu hao là một phương tiện tài trợ giúp cho doanh nghiệp thu được bộ phận giá trị đã mất của tài sản cố định.

Về phương diện kế toán, khấu hao là việc ghi nhận sự giảm giá của tài sản cố định.

Với tầm quan trọng như vậy, khi trích khấu hao tài sản cố định hữu hình công ty cần phải tính lại thời gian sử dụng hữu ích của từng loại tài sản cho phù hợp. Theo thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về thời gian tối đa và thời gian tối thiểu của tài sản cố định, theo phương pháp đường thẳng để tăng chi phí khấu hao của tài sản cố định và thu hồi vốn nhanh công ty nên chọn mức khâu hao theo thời gian tối thiểu. Tuy nhiên, đối với tài sản cố định Công ty đang sử dụng chưa áp dụng theo khung của thông tư.

Công ty phải dựa theo khung của thông tư để xác định thời gian hữu ích của tài sản cố định cụ thể cho hợp lý. Chẳng hạn như:

-Nhà cửa vật kiến trúc công ty cũng nên chia cụ thể nhà cửa kiên cố( trụ sở làm việc, nhà văn phòng, …được xác định là có độ bền vững, thời gian sử dụng tối đa là 25 năm, tối thiểu là 6 năm nhưng công ty đã ước tính thời gian khối nhà cửa vật kiến trúc của công ty là thời gian sử dụng tối đa là 6 năm và tối thiểu là 5 năm điều này không hợp lý.

-Đối với máy móc thiêt bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị, dụng cụ quản lý công ty cũng phải dựa vào khung thời gian sử dụng ước tính của thông tư để ước tính thời gian sử dụng thực tế cho hợp lý.

-Đối với tài sản cố định vô hình công ty nên nêu ra thời gian sử dụng ước tính cụ thể của từng loại là bao nhiêu năm để có được căn cứ trích khấu hao. Theo thông tư 45/2013, Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm. Riêng đối với tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn, thời gian sử dụng là thời hạn được cho phép sử dụng đất theo quy định. Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian sử dụng là thời gian bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định.

Tuy nhiên việc rút ngắn thời gian sử dụng của tài sản cố định công ty cũng phải xác định ở mức độ tương đối, tức là không phải mục tiêu làm tăng lợi nhuận mà rút ngắn thời gian sử dụng càng ngắn càng tốt. Nếu việc ước tính thời gian sử dụng tài sản cố đinh của công ty nhỏ hơn trong thông tư 45/2013/TT-BTC quy định thì chênh lệch đó công ty nên hạch toán vào tài khoản tài sản thuế thu nhập.

-Trong quá trình sử dụng tài sản cố định sẽ có hư hỏng cần phải sửa chữa, thay thế để khôi phục chức năng hoạt động. Công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự làm hay thuê ngoài và được tiến hành theo kế hoạch hay ngoài kế hoạch. Tuy nhiên, khi sửa chữa công ty cũng nên có kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định để khi tài sản hư hỏng có kinh phí để sửa chữa không phải chi ra một lần làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty hoặc chưa có kinh phí sửa chữa kịp thời làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Vận dụng chính sách kế toán tại Công tu Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng (Trang 78 - 80)