6. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
3.3.3.1. Chính sách liên quan đến chi phí trả trước
Đối với chi phí trả trước gồm nhiều khoản mục như phân bổ chi phí xuất kho công cụ dụng cụ, phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ, phân bổ tiền thuê đất.
Đối với chính sách liên quan đến chi phí sửa chữa tài sản cố định, doanh nghiệp đã có những quy định rõ ràng nhưng lại chưa nhất quán ở điểm nếu doanh nghiệp có lãi nhiều thì chi phí phân bổ hết trong một năm tài chính và nếu kết quả của doanh nghiệp không khả quan thì sẽ phân bổ sang năm sau. Nhưng chính việc không nhất quán giúp công ty có thể điều chỉnh lợi nhuận để né tránh thuế.
Tuy nhiên, muốn chi phí tăng thì công ty có thể nâng mức phân bổ chi phí thêm 1 đến 2 triệu.
Cụ thể công ty có thể thay đổi như sau:
Chi phí sửa chữa phát sinh từ 6-7 triệu trở xuống thì công ty xem là sửa chữa thường xuyên và hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Chi phí phát sinh trên 7 triệu đến dưới 12 triệu đồng thời không làm tăng thời gian sử dụng của tài sản cố định thì công ty xem là sửa chữa lớn TSCĐ và tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong 1 năm tài chính;
Chi phí phát sinh trên 12 triệu đồng thời không làm tăng thời gian sử dụng của tài sản cố định thì công ty xem là sửa chữa lớn TSCĐ và tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong 2 năm tài chính trở lên;
Chi phí phát sinh trên 15 triệu đồng thời làm tăng thời gian sử dụng của tài sản cố định thì công ty xem là nâng cấp TSCĐ và ghi tăng nguyên giá tài sản cố định.
Việc phân bổ tiền thuê đất dựa vào thời gian sử dụng đất nên không thể điều chỉnh được thời gian phân bổ.