Trình độ chuyên môn của kế toán

Một phần của tài liệu Vận dụng chính sách kế toán tại Công tu Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng (Trang 34)

6. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

1.3.3. Trình độ chuyên môn của kế toán

Hiện nay, nguồn lực kế toán, kiểm toán chất lượng cao đang thực sự khan hiếm. Trình độ đào tạo kế toán, kiểm toán của Việt Nam nói chung còn quá yếu, thiếu thực tiển so với thế giới. Nếu trong một đơn vị, đội ngũ kế toán còn non trẻ, thiểu kinh nghiệm sẽ gây khó khăn cho đơn vị rất nhiều, như ghi nhận doanh thu sai, chi phí sai lệch,... Điều này ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp đi không đúng hướng và dẫn đến phá sản.

Trình độ kế toán viên ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn chính sách kế toán để tối đa hóa lợi ích của doanh nghiệp. Trên thực tế, các kế toán viên ít quan tâm đến nội dung các chuẩn mực mà chỉ quan tâm đến các thông tư hướng dẫn do Bộ tài chính ban hành. Nhiều kế toán viên chỉ vận dụng các chính sách kể toán theo thói quen để công việc được nhẹ nhàng nhất chứ chưa thực sự thỏa mãn được nhu cầu của nhà quản trị trong việc quản trị lợi nhuận và điều chỉnh thông tin trên báo cáo tài chính. Do vậy, đây được xem là rào cản lớn ảnh hưởng đến việc vận dụng các chuẩn mực kế toán.

Trên thực tể, nhiều kế toán vẫn chưa hiểu được đúng đắn giữa lơi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế, kế toán vẫn xem số liệu kế toán chủ yếu là nguồn thông tin cho cơ quan thuế, do đó số liệu kế toán phải phản ánh phù hợp với các quy định về thuế. Thay vì tập trung vào việc trình bày trung thực và hợp lý tính hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp thì kế toán hầu hết chỉ chú trọng cho mục đích kê khai thuế. Trong nhiều trường hợp, kế toán chỉ mới quan tâm đến mục đích tính thuế, nên bỏ qua rất nhiều sự lựa chọn về chính sách kế toán có thể áp dụng.

Do đó, để kế toán viên phải nâng cao trình độ của mình, đồng thời quan tâm đến việc vận dụng chính sách kế toán để xử lý thông tin tài chính tốt thì chủ doanh nghiệp phải có yêu cầu cao về thông tin kế toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Theo chuẩn mực kế toán đã ban hành, doanh nghiệp có quyền lựa chọn các phương pháp kế toán sử dụng cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngoài đặc điểm của doanh nghiệp thì kế toán phải lựa chọn phương pháp kế toán dựa vào các yếu tố khách quan và chủ quan khác, như: yêu cầu quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp, chính sách thuế của Nhà nước, thông tin cung cấp ra bên ngoài và chính khả năng của các kế toán viên.

Với mỗi phương pháp kế toán khác nhau được áp dụng thì thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin cũng khác nhau. Vì vậy, để thông tin cung cấp ra bên ngoài phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp, kế toán cần phải xác định phương pháp nào phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhất để lựa chọn phương pháp kế toán và cung cấp thông tin môt cách chính xác nhất. Vấn đề này cũng mang tính tương đối, tức là kế toán sẽ cố gắng cung cấp thông tin phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp nhưng đồng thời kế toán sẽ cân nhắc giữa chi phí bỏ ra để thông tin cung cấp được chính xác và mức độ chính xác của thông tin để lựa chọn phương pháp cho phù hợp.

Trong chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về các chính sách kế toán như: Khái niệm, vai trò, mục tiêu của doanh nghiệp trong việc lựa chọn các chính sách kế toán. Luận văn giới thiệu một số chính sách kế toán liên quan đến các đặc thù hoạt động của công ty đang nghiên cứu cũng như các lựa chọn của chính sách nằm trong phạm vi chuẩn mực cho phép nhằm mục tiêu quản trị lợi nhuận, chính sách thuế của Nhà nước, thông tin cung cấp ra bên ngoài và khả năng của kế toán,.. .Đây sẽ là nền tảng lý thuyết cho chương thứ hai khi tác giả đi vào phân tích thực trạng chính sách kế toán tại Công ty cổ phần In và Dịch Vụ Đà Nẵng.

CHƯƠNG 2

THỰC TẾ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ DỊCH VỤ ĐÀ NẴNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ DỊCH VỤ ĐÀ NẴNG

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần in và dịch vụ Đà Nẵng Nẵng

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty

Trước đây là “ Xí Nghiệp In Quốc Doanh QN - ĐN” được thành lập ngày 22 tháng 4 năm 1978 theo quyết định số 325/ QĐ- UB UBND tỉnh QN - ĐN

Năm 1997 đổi tên thành Công Ty In Đà Nẵng

Năm 2005 thực hiện phương án cổ phần hoá chuyển thành Công Ty Cổ phần In và Dịch Vụ Đà Nẵng

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ DỊCH VỤ ĐÀ NẴNG Tên tiếng anh : Daprico

Tên giao dịch : DaNang Printing and Service Joint Stock Company Tên viết tắt : IĐN

Công ty là công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật hiện hành của Việt Nam

Trụ sở đăng ký của công ty:

Địa chỉ : 420 Lê Duẩn, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng Email : Daprico@gmail.com Điện thoại: 0236.3822724 Fax : 0236.3823371

Website : http://www.daprico.com.vn

Chủ tịch Hồi đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện : Ông Trần Trung

Vốn điều lệ : 11.000.000.000 đồng Mã số thuế : 0400101517

Từ khi thành lập đến nay công ty còn gặp nhiều khó khắn nhưng bên cạnh đó công ty có một đội ngũ nhân viên đầy năng lực, kỹ sư công nhân lành nghề luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng cũng như tiến độ giao hàng.

Trong những năm qua cùng với sự nổ lực phấn đấu của toàn thể công nhân công ty đã đạt được một số thành tựu nhất định. Chất lượng của công nhân ngày càng được nâng cao, những người làm việc trong bộ máy có trình độ đại học và cao đẳng chiếm đa số, điều này đã tạo một nguồn lực phong phú đáp ứng mục tiêu chung và đưa ra lết quả cao trong kinh doanh.

Hiện nay, Công ty đang có vị trí trong nước cũng như trên thế giới. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh về các lĩnh vực theo các ngành nghề đăng lý nhằm mục tiêu thu lợi nhuận, tạp công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp vào ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.

2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng:

Tư vấn thiết kế mẫu

Sản xuất in sách báo, tạp chí, tập san, các loại văn hóa phẩm, vé số, giấy tờ quản lý kinh tế xã hội, bao bì các loại, tem nhãn ..

Kinh doanh các loại vật tư ngành in Dịch vụ cho thuê văn phòng

Nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị in.  Nhiệm vụ:

Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập công ty:

Bảo tồn vốn được giao

Thực hiện các nhiệm vụ, nghĩa vụ Nhà Nước giao

Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học – kỹ thuật và chuyên môn cho cán bộ công nhân viên chức.

Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh, chính trị, an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.

2.1.2. Tổ chức quản lý tại công ty cổ phần in và dịch vụ Đà Nẵng

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty

Ghi chú : Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức quản lýCông ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng

CHI NHÁNH IN TAM KỲ KẾ TOÁN TRƯỞNG XƯỞNG IN TAM KỲ P.TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH P.TÀI CHÍNH KẾ TOÁN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

LAO ĐỘNG PHỤ CỬA HÀNG PGĐ SẢN XUẤT KIÊM GĐ XN PGĐ KH- KD-VT KẾ HOẠCH SX- KT-KSC THỐNG KÊ P.KINH DOANH VẬT TƯ XƯỞNG IN XƯỞNG HOÀN THIỆN P.THIẾT KẾ TẠO MẪU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

+ Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông la cơ quan thẩm quyền cao nhất của công ty và tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự. Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần.

+ Hội đồng quản trị: Gồm 5 người do đại hội đồng cổ đông bầu ra, nhiệm kỳ 3 năm. Là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định đến mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.

+ Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên, là đại diện thành viên đề cử, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành công ty

+ Ban Giám đốc Công ty: Gồm Giám đốc, Phó giám đốc sản xuất kiêm giám đốc xí nghiệp in, Phó giám đốc kế hoạch kinh doanh vật tư, những người này có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động của Công ty và là người đưa ra quyết định cuối cùng, triển khai nghị quyết của đại hội đồng cổ đông và HĐQT.

+ Phòng Kế toán - Tài chính: Tổ chức hệ thống sổ sách theo quy định Nhà nước, chuẩn mực Kế toán , hạch toán Kế toán, cung cấp thông tin Kế toán tài chính cho giám đốc, lập kế hoạch ngân quỹ, cân đối thu, chi, theo dõi công nợ, thanh toán tiền hàng. Quản lý thành phẩm, báo cáo quỹ hàng ngày, báo cáo quyết toán phân tích kết quả lãi, lỗ kịp thời hàng tháng, quý, năm. Tính lương cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty, lập báo cáo thuế hàng tháng, lập báo cáo tài chính.

+ Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện chức năng quản lý hồ sơ, văn bản của Công ty và của cán bộ công nhân viên thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo, xây dựng và quản lý chương trình công tác của lãnh đạo Công ty, đào tạo nhân lực theo nhu cầu, quản lý lao động, thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động quản lý cơ sở hạ tầng, trang thiết bị văn phòng, lưu trữ và phát hành các công văn, chỉ thị của lãnh đạo Công ty.

+ Phòng Kinh doanh – Vật tư: Tổ chức cung ứng vật tư cho sản xuất, theo dõi tồn kho hợp lý, quản lý kho an toàn. Ký kết hợp đồng in tài liệu, quan hệ khách hàng, tiềm kiếm thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, có kế hoạch vật tư, kiểm tra giá cả đầu vào, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tham mưu giúp phó giám đốc kinh doanh tính giá chính xác, cạnh tranh, bảo đảm có lãi.

+ Phòng Sản xuất kỹ thuật: Điều phối tài liệu in, theo dõi tiến độ sản xuất, kiểm tra tình hình bảo quản trang thiết bị máy móc, sản xuất, định mức lao động, thiết kế sản xuất, quản lý bộ phận bình bản, phơi bản. Tham mưu cho Phó giám đốc sản xuất kỹ thuật trong công tác tính kế hoạch in và phát triển sản xuất, giải quyết kịp thời trung thực, chính xác mọi sai sót trong công tác kỹ thuật.

+ Phòng Thiết kế tạo mẫu: Sắp chữ điện các loại sách, biểu mẫu, tạo mẫu các loại văn hóa phẩm, bìa sách, vé số, tờ rơi, catologe…theo yêu cầu của khách hàng và sự hướng dẫn kỹ thuật của phòng sản xuất kỹ thuật.

+ Phân xưởng in: Thực hiện sản xuất theo sự điều động của Phó giám đốc phụ trách sản xuất, bảo quản trang thiết bị, quản lý vật tư, lao động, kỷ luật, thực hiện các nhiệm vụ kịp tiến độ, thời gian.

2.1.3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần in dịch vụ Đà Nẵng

2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

+ Công ty Cổ Phần In và Dịch vụ Đà Nẵng hoạt đông theo quy chế một cấp quản lý. Vì vậy, để đảm bảo sự tập trung thống nhất đối với công tác kế toán, xử lý thong tin kế toán một cách kịp thời, tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, công ty áp dụng loại hình hạch toán kế toán theo mô hình tập trung.

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Kế toán thanh toán và ngân hàng Kế toán vật tư Thủ kho Thủ quỹ Kế toán SPDD & TP Kế toán tổng hợp Kế toán lương

Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty CP In và Dịch vụ Đà Nẵng

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán nghiệp vụ

Kế toán trưởng: Phụ trách chung, theo dõi quản lý các nguồn vốn, tài sản. Tổ chức hệ thống sổ sách theo quy định Nhà nước. Kiểm tra các báo cáo tài chính.

Kế toán tổng hợp: Tập hợp các số liệu, kiểm tra, lập bảng báo cáo tài chính

Kế toán thanh toán và tiền gửi ngân hàng: Là người chịu trách nhiệm thanh toán cho các nhu cầu của công ty, thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên. Theo dõi thu chi tiền gửi ngân hàng, theo dõi tiền vay ngân hàng.

Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất và biến động của vật tư và ghi chép vào các sổ sách có liên quan. Thực hiện ghi phiếu xuất nhập kho và kiểm kê và báo cáo thuế GTGT đầu vào hàng tháng.

Thủ kho: Theo dõi việc nhập xuất tồn kho, theo dõi phiếu xuất NVL trong lệnh sản xuất, sắp xếp kho…

Thủ quỹ: Vào sổ thu chi tiền mặt, báo cáo tồn quỹ hằng ngày.

Kế toán sản phẩm dở dang và thành phẩm: Theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng. Tập hợp SPDD&TP hàng tháng.

- Kế toán lương: Theo dõi phiếu giao công việc công nhân viên. Tính lương cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Lập báo cáo thống kê hàng tháng.

2.1.4. Hình thức kế toán tại công ty cổ phần in và dịch vụ Đà Nẵng

* Công ty áp dụng phần mềm kế toán máy bravo

* Công ty thực hiện công tác kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo TT200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC.

2.1.5. Các chính sách kế toán áp dụng

- Kỳ kế toán

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ

- Kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp tính giá trị hàng xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng - Các sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết, sổ cái.

Hiện nay công ty đang áp dụng công tác kế toán theo hình thức “ Chứng từ ghi sổ”. Kế toán trưởng quy định số các loại chứng từ ghi sổ, sổ sách được ghi chép, lưu trữ, trình tự thực hiện và thời gian hoàn thành của từng công việc, từng người. Điều này, đảm bảo giữa các khâu, các bộ phận kế toán có sự phân công phối hợp chặt chẽ với nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.1.6. Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ

Một phần của tài liệu Vận dụng chính sách kế toán tại Công tu Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng (Trang 34)