Tính giá hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Vận dụng chính sách kế toán tại Công tu Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng (Trang 45)

6. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

2.2.1.3. Tính giá hàng tồn kho

Khi mua vào: Hàng tồn kho mua vào được xác định theo giá gốc, tức là giá mua của hàng tồn kho cộng tất cả các chi phí liên quan đến việc thu mua hàng tồn kho. Dưới đây là phiếu nhập kho và bảng tổng hợp nhập xuất tồn trong năm 2016:

( Nguồn: Chứng từ kế toán tại Công ty CP In & DV Đà Nẵng) Khi xuất kho: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân gia quyền theo tháng để tính giá xuất kho của hàng tồn kho. Vì công ty có 2 cơ sở phụ thuộc nên chứng từ kế toán định kỳ 15 ngày hoặc cuối tháng chuyển về công ty để hạch toán, đồng thời hàng tồn kho chủ yếu là giấy, mực, kẽm....nhưng chu kỳ luân chuyển thường kéo dài nhiều tháng.

( Nguồn: Chứng từ kế toán tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng)

Mặt khác giá cả của mặt hàng sách báo, tạp chí... chủ yếu là giấy, mực, kẽm...biến động thất thường, không có xu hướng chung nên công ty không thể lựa chọn phương pháp kế toán cho mục tiêu né tránh thuế mà chỉ lựa chọn phương pháp kế toán đơn giản cho công tác kế toán. Do đó, với phương pháp bình quân gia quyền thì công tác kế toán tại công ty sẽ đơn giản và tiết kiệm được chi phí kế toán. Đối với công cụ dụng cụ xuất dùng thì theo kế toán trưởng khẳng định tùy vào thời gian sử dụng của công cụ dụng cụ mà công ty tiến hành phân bổ vào chi phí cho hợp lý. Tại công ty chia làm 2 loại, một loại phân bổ 5 năm đối với các tài sản, như: bàn ghế, tủ đựng tài liệu, máy in, máy điều hòa, máy vi tính, máy fax...và phân bổ 3 tháng đối với dao, bình nước, ly, chén, đĩa...

Tuy nhiên, nếu nhìn vào công dụng thì nhóm thuộc loại phân bổ 5 năm có thời gian sử dụng không đồng đều, với bàn ghế... thì thời gian sử dụng sẽ ngắn hơn

và chưa đến 5 năm nên phân bổ như thế sẽ không hợp lý, đồng thời phân bổ thời gian dài thì chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng hạch toán vào chi phí cũng ít hơn so với phân bổ thời gian ngắn và từ đó sẽ không đảm bảo được mục tiêu né tránh thuế của công ty.

2.2.1.4. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của công ty dựa vào đề xuất của phòng kế hoạch – sản xuất. Phòng KH – SX có nhiệm vụ khảo sát, xem xét, dự đoán giá cả của hàng tồn kho. Cuối năm, công ty sẽ thành lập hội đồng đánh giá xem xét giá cả của hàng tồn kho biến động như thế nào để tiến hành lập dự phòng. Từ đó, hội đồng sẽ đánh giá quyết định mức lập dự phòng đối với các hàng tồn kho có giá thị trường nhỏ hơn sơ với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.

Cơ sở lập dự phòng: vào cuối niên độ kế toán căn cứ vào giá thị trường và các dự đoán sau ngày lập báo cáo tài chính. Nếu giá thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính thấp hơn cao hơn so với giá gốc nhưng có dự đoán sau ngày lập báo cáo giá sẽ giảm thì công ty cũng tiến hành lập dự phòng giảm giá phần chênh lệch. Tuy nhiên, nếu dựa vào các dự đoán sau ngày lập báo cáo tài chính thì công ty chỉ lập dự phòng trong trường hợp kinh doanh có lãi.

Công ty chỉ xác định giá bán ước tính chứ không ước tính đến chi phí tiêu thụ sản phẩm đó khi tiến hành lập dự phòng.

( Nguồn: Chứng từ kế toán tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng)

Bảng 2.1. Số liệu về lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại Công ty qua các năm

TÀI SẢN NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016

Hàng tồn kho 11.074.282.182 9.888.761.116 7.256.305.445 1.Hàng tồn kho 11.096.193.609 9.910.672.543 7.278.216.872 2.Dự phòng giảm giá

hàng tồn kho ( 21.911.427) (21.911.427) ( 21.911.427)

( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Công ty CP In & DV Đà Nẵng) Tại công ty, cơ sở lập dự phòng là chắc chắn: dựa vào giá cả trên thị trường và dự báo về biến động giá cả trong tương lai gần. Tuy nhiên, cơ sở lập chưa nhất quán vì còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh trong năm đó lãi nhiều hay lãi ít mà công ty sẽ lập dự phòng.

2.2.2. Chính sách kế toán liên quan đến tài sản cố định tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng phần In và Dịch vụ Đà Nẵng

2.2.2.1. Đặc điểm tài sản cố định tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng

- Tài sản cố định hữu hình của công ty được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc - Tài sản cố định được trình bày theo nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế. Tài sản cố định của công ty bao gồm:

* Tài sản cố định hữu hình:

- Nhà cửa vật kiến trúc: Nhà làm việc, nhà kho, nhà sản xuất,....

- Máy móc thiết bị: chủ yếu máy sản xuất SGK, vé số, hóa đơn, tạp chí... - Phương tiện vận tải: xe ô tô Zaze 7 chỗ, xe tải

- Thiết bị dụng cụ quản lý: máy điều hòa, máy in, máy photocopy,.... * Tài sản cố định vô hình: quyền sử dụng đất

Nhìn chung, tài sản cố định tại công ty không mang tính chất công nghệ kỹ thuật cao hay tài sản cố định tại công ty không bị hao mòn vô hình. Minh họa:

( Nguồn: Chứng từ kế toán tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng)

2.2.2.2. Phương pháp khấu hao tài sản cố định

Tài sản cố định hữu hình của công ty được thể hiện ở giá trị còn lại.

(Giá trị còn lại = nguyên giá – giá trị hao mòn lũy kế). Nguyên giá của tài sản cố định bao gồm toàn bộ chi phí mà công ty bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng. Giá trị hao mòn lũy kế chính là giá trị mà doanh nghiệp trích khấu hao cộng dồn. Minh họa bằng tình hình theo dõi khấu hao tài sản cố định tại công ty:

( Nguồn: Chứng từ kế toán tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng)

Với đặc điểm của tài sản cố định tại công ty như trên không mang tính chất kỹ thuật công nghệ cao hay tài sản cố định tại công ty không bị hao mòn vô hình nên công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với Thông tư 147/2016/TT-BTC ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Bộ tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Theo thuyết minh báo cáo tài chính thì thời gian sử dụng hữu ích của các tài sản cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Số liêu về trích khấu hao tài sản cổ định hữu hình tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng

Tài sản cố định Thời gian khấu hao( năm)

Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiện vận tải Thiết bị dụng cụ quản lý

10 - 25 7 - 15 6 - 10

Qua trao đổi với Kế toán trưởng, công ty dựa vào khung của thông tư và

thời gian sử dụng hữu ích thực tế của tài sản cố định để chọn thời gian sử dụng hợp lý cho tài sản cố định cụ thể như sau:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: 10 năm

- Máy móc thiệt bị: 7 năm, riêng máy lạnh, trạm biến áp là 10 năm - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: 10 năm

- Thiết bị, dụng cụ quản lý: 3 năm, riêng máy tính, máy photo, két sắt: 10 năm

So với khung thời gian sử dụng của tài sản cố định thì số năm sử dụng của

tài sản cố định hữu hình của công ty đưa ra ở mức trung bình làm cho số khấu hao phải trích nằm trong mức cho phép dẫn đến chi phí kinh doanh giảm, giá thành sản phẩm giảm dẫn đến giá vốn sản phẩm xuất bán tăng là cho lợi nhuận tăng.

Đối với tài sản cố định vô hình của công ty: Phần mềm kế toán, phần mềm quản lý, công ty chưa đưa ra được thời gian sử dụng ước tính cụ thể cho phần mềm là bao nhiêu năm, theo kế toán trưởng thì số khấu hao của tài sản cố định vô hình chỉ dựa vào ước tính, tuy nhiên nếu ước tính thì phải có căn cứ và có điểm dừng khi nào trích khấu hao và khi nào thôi trích khấu hao để tính vào chi phí, nếu chỉ ước tính không biết bao nhiêu năm thì mỗi năm không biết trích bao nhiêu điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính trung thực trong quá trình hạch toán và lập báo cáo tài chính của công ty, cụ thể đây là một khoản để công ty linh động điều chỉnh lợi nhuận.

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp so sánh liên quan đến TSCĐ

Khoản mục Kế toán Thuế

Khấu hao tài sản cố định

Có thể lựa chọn phương pháp khấu hao khác với phương pháp đăng ký với thuế

Thời gian khấu hao thực hiện theo Thông tư 147/2016/TT-BTC.

- Trường hợp doanh nghiệp có lãi có nhu cầu về khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ được áp dụng phương pháp khấu hao nhanh theo quy định.

Phân bổ chi phí trả trước

 Giá trị ghi sổ

- Phân bổ trong khoảng thời gian mà lợi ích kinh tế được dự kiến thu về. Thời gian phân bổ có thể khác quy định của thuế.

Thời hạn phân bổ phải hợp lý( Thường không quá 5 năm)

Các khoản trích trước theo kỳ hạn mà đến kỳ chưa chi hết( như trích trước sửa chữa lớn)

Có thể không hoàn nhập Phải được hoàn nhập để giảm chi phí

2.2.3. Chính sách kế toán liên quan đến nợ phải thu tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng

Các khoản phải thu của khách hàng được ghi nhận theo giá trị của hóa đơn gốc. Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế được coi là nợ phải thu khó đòi, dự phòng các khoản phải thu khó đòi được ước tính dựa trên cơ sở xem xét của Ban giám đốc đối với tất cả các khoản còn chưa thu được tại thời điểm cuối năm. Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng tại

công ty như sau:

- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. - 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 3 năm. - 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở đi.

Các khoản nợ được xác định là khó đòi sẽ được công ty xử lý theo hướng dẫn tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của BTC ( Theo thuyết minh báo cáo tài chính qua các năm của công ty). Minh họa:

Bảng 2.4. Bảng đổi chiếu công nợ tại Công ty CP In và Dịch Vụ Đà Nẵng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ

Từ ngày 01/09/2016 đến ngày 31/12/2016

BÊN IN (BÊN A) :CÔNG TY CỔ PHẦN IN VÀ DỊCH VỤ ĐÀ NẴNG

- Địa chỉ : 420 Lê Duẩn, Phường Chính Gián, Quận Thanh Khê, TP Đà Nắng. - Điện thoại : 0511-2217301 Fax: 0511-3823371

- Đại Diện : Ông Trần Trung – Giám Đốc

BÊN ĐẶT IN (BÊN B): CÔNG TY TNHH TM & DV HOÀNG DANH

- Địa chỉ : 137 Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Bình, Quận hải Châu, TP Đà Nẵng, Việt Nam.

- Điện thoại : 0511 3531731

- Đại diện : Bà Triệu Thị Thu Trang – Giám Đốc

Hai bên tiến hành đối chiếu và thống nhất số liệu công nợ từ ngày 01-09-2016 đến 31-12-2016 như

sau:

Số dư công nợ tại thời điểm: 01/09/2016

+ Bên B nợ Bên A: 22.505.560 đồng

Phát sinh công nợ từ ngày 01/09/2016 đến 31/12/2016:

+ Bên B phải trả bên A 52.079.500 đồng + Bên B đã thanh toán cho bên A 35.611.510 đồng

Số dư công nợ thời điểm 31/12/2016:

+ Bên B nợ bên A 38.973.550 đồng

(Bằng chữ: Ba mươi tám triệu chín trăm bảy mươi ba ngàn năm trăm năm mươi đồng chẵn.)

Biên bản được lập thành 02 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

( Nguồn: Chứng từ kế toán tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng)

( Nguồn: Chứng từ kế toán tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng)

Bảng 2.5. Số liệu về lập dự phòng phải thu khó đòi tại công ty qua các năm

ĐVT: đồng

TÀI SẢN NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016

Các khoản phải thu ngắn hạn 1.704.446.211 2.726.231.982 2.965.494.605

1.Phải thu khách hàng 1.695.073.453 2.686.567.423 2.875.238.423 2.Trả trước cho người bán 4.661.798 9.876.746 11.181.093 3.Phải thu ngắn hạn khác 221.858.960 246.935.813 286.223.089 4.Dự phòng phải thu ngắn

hạn khó đòi ( 217.148.000) ( 217.148.000) ( 207.148.000)

( Nguồn: Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng)

Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy:

Đối với khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi: Qua các năm công ty đều tiến hành đánh giá các khoản nợ phải thu khó đòi và lập dự phòng phải thu khó đòi. Trong 2 năm 2014,2015 công ty không thu hồi được khoản nợ phải thu, qua năm 2016 công ty đã hoàn nhập được dự phòng phải thu khó đòi của Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng Khoáng sản MT là 10.000.000 đồng. Khi các khoản chi phí khác và chi phí lãi vay phát sinh quá lớn Công ty phải tiến hành hoàn nhập khoản dự phòng đã lập để đảm bảo vẫn duy trì mức cổ tức cho cổ đông. Công ty luôn dung hòa giữa 2 mục tiêu là né tránh thuế và đảm bảo lợi ích cho cổ đông.

2.2.4. Chính sách kế toán liên quan đến chi phí tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng Dịch vụ Đà Nẵng

Công ty không áp dụng bán hàng trả chậm, trả góp nên không có khoản trả chậm, trả góp. Công ty cũng không tiêu thụ sản phẩm có bảo hành nên không sử dụng tài khoản 352.

2.2.4.1. Dự phòng trợ cấp mất việc làm

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm công ty được dùng để chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động có thời gian làm việc từ 12 tháng trở lên tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 tại công ty. Mức trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là 2% quỹ lương để làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội và được hạch toán vào chi

phí. Trong trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của công ty không đủ để chi trả cho người lao động khi người lao động thôi việc trong năm thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí

2.2.4.2. Chi phí trả trước

Các khoản chi phí trả trước của công ty bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn. Chi phí trả trước ngắn hạn bao gồm những khoản chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng và các chi phí sửa chữa tài sản cố định có thời gian 3 tháng. Chi phí trả trước dài hạn bao gồm chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng có thời gian phân bổ hơn 1 năm và các khoản chi phí trả trước dài hạn ( chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định).

2.2.4.3. Chi phí phải trả

Công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định và không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, công ty chỉ sử dụng chi phí trả trước để trích trước chi phí lãi vay. Đối với những khoản đi vay công ty được thanh toán lãi vào cuối kỳ hạn hay vào một thời điểm nào đó tùy thuộc vào hợp đồng vay. Do đó, để tránh sự biến động về chi phí khi lãi vay đến hạn trả, theo nguyên tắc phù hợp định kỳ công ty sẽ tiến hành trích trước chi phí lãi vay vào TK 335, khi nào đến thời hạn thanh toán công ty sẽ dùng phần đã trích trước thanh toán. Tóm lại, về chính sách liên quan đến nợ phải trả, công ty chưa phân định thời gian cụ thể để phân bổ chi phí trả trước cho phù hợp. Chi phí phải trả công ty vẫn còn nhọc nhằn chưa có quy định cụ thể. Đây cũng chính là cách làm mà công ty có thể điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tính trung thực khi lập báo cáo tài chính.

Bảng 2.6. Bảng tổng hợp so sánh phương pháp ghi nhận chi phí

Nội dung Theo kế toán Theo thuế

Một phần của tài liệu Vận dụng chính sách kế toán tại Công tu Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)