KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN LIÊN

Một phần của tài liệu Vận dụng chính sách kế toán tại Công tu Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng (Trang 81 - 90)

6. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.3.4. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN LIÊN

sách kế toán

Báo cáo tài chính là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu, là cơ sở để các nhà

đầu tư, nhà tài trợ, các đối tác,… đưa ra các quyết định đối với công ty. Theo chuẩn mực số 21 về trình bày báo cáo tài chính: “ Khi quyết định việc trình bày chính sách kế toán cụ thể trong báo cáo tài chính Giám đốc doanh nghiệp phải xem xét xem việc diễn giải này có giúp người sử dụng hiểu được cách thức phản ánh các nghiệp vụ giao dịch và các sự kiện trong kết quả hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp”. Trách nhiệm của doanh nghiệp là phải cung cấp thông tin đầy đủ về các chính sách kế toán đang vận dụng một cách chi tiết, cụ thể để người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính ra quyết định chính xác.

Tuy nhiên, trên thuyết minh báo cáo tài chính, các thông tin về chính sách kế toán tại công ty còn trình bày chung chung chưa nêu chi tiết, cụ thể để người sử dụng thông tin am hiểu về kế toán có thể nắm được. Hầu hết các thông tin về chính sách kế toán công ty đang áp dụng chỉ nêu ở mức độ theo chuẩn mực hay thông tư số bao nhiêu chứ chưa chi tiết cụ thể, Ví dụ trong chính sách hàng tồn khi công ty chỉ ghi chung chung ‘ hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí bảo hiểm và các chi phí trực tiếp phát sinh khác” công ty chưa nêu rõ được phương pháp hạch toán hàng tồn kho, phương pháp xuất kho. Như vậy, thuyết minh báo cáo tài chính của công ty chưa đáp ứng được

nhu cầu thông tin cho các đối tượng liên quan, mặc dù các đối tượng này có am hiểu về kế toán.

Việc trình bày các chính sách kế toán sử dụng trong thuyết minh báo cáo tài chính của công ty rất ngắn gọn, súc tích nhưng không thực sự cung cấp thông tin đầy đủ về các chính sách kế toán của công ty đang sử dụng cho các đối tượng có liên quan. Và công ty cũng chưa chú ý đến việc thuyết minh báo cái tài chính trình bày như thế đã thỏa mãn được nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng hay chưa.

Để thuyết minh báo cáo tài chính đáp ứng được nhu cầu thông tin cho các đối tượng có liên quan, công ty cần nêu rõ các chính sách kế toán đang vận dụng. Cụ thể các chính sách sau:

Chính sách liên quan đến hàng tồn kho, công ty cần nêu rõ: hệ thống quản lý hàng tồn kho cho từng mặt hàng, xác định giá trị hàng tồn kho nhập kho theo nguyên tắc giá gốc thì những chi phí nào thường được ghi vào giá gốc, các phương pháp tính giá xuất kho công ty đang sử dụng cho các mặt hàng, đối với công cụ dung cụ thì việc phân bổ vào chi phí khi xuất dùng như thế nào.

Chính sách liên quan đến tài sản cố định, công ty cần nêu rõ: danh mục tài sản cố định tại công ty, xác định nguyên giá tài sản cố định như thế nào, phương pháp tính khấu hao tài sản cố định và thời gian sử dụng của từng loại tài sản cố định tại công ty, chi phí sửa chữa tài sản cố định được phân bổ hay trích trước như thế nào( mức phân bổ hay trích trước là bao nhiêu và cơ sở của việc phân bổ hay trích trước).

Chính sách liên quan đến nợ phải thu: công ty cần công bố những khách hàng nào có nghĩa vụ với công ty số tiền bao nhiêu( để người sử dụng thông tin có thể điều tra về các khách hàng đó để xem xét đến khả năng thu hồi các khoản phải thu của công ty), cũng như cơ sở lập dự phòng và mức lập dự phòng như thế nào đối với các khoản phải thu khó đòi.

Chính sách liên quan đến chi phí: Công ty cũng cần nêu rõ mức dự phòng phải trả ( dự phòng bảo hành sản phẩm), chi phí trả trước( phân bổ chi phí công cụ

dụng cụ xuất dùng, phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ) và mức phân bổ đối với chi phí trích trước cũng tương tự: trích trước cho đối tượng nào, căn cứ trích trước và mức trích trước bao nhiêu.

Chính sách liên quan đến doanh thu: Công ty cần công bố rõ điều kiện ghi nhận doanh thu trong từng trường hợp bán hàng và cung cấp dịch vụ, Cụ thể, công ty có thể lập thuyết minh báo cáo tài chính như sau:

Các chính sách kế toán áp dụng: 1. Cơ sở lập báo cáo tài chính:

- Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích ( trừ các thông tin liên quan đến luồng tiền)

2. Nguyên tắc xác định các khoản tiền:

- Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.

3. Hàng tồn kho

- Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí bảo hiểm và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho :

+ Thời điểm và mức lập: dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiên được của chúng.

+ Cơ sở lập dự phòng: vào cuối niên độ kế toán căn cứ vào giá thị trường và các dự đoán về giá ở Việt nam sau ngày lập báo cáo tài chính.

4. Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác:

- Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác được ghi nhận theo hóa đơn, chứng từ.

- Dự phòng phải thu khó đòi được lập cho từng khoản nợ phải thu khó đòi căn cứ vào tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ hoặc dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra.

- Đối với nợ phải thu chưa quá hạn thanh toán nhưng khó có khả năng thu hồi: căn cứ vào dự kiến mức tổn thất để lập dự phòng.

5. Tài sản cố định hữu hình

- Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế. - Tài sản cố định hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Thời hạn khấu hao Công ty tính theo thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ ( lấy nguyên giá theo giá trị còn lại của TSCĐ). Số năm khấu hao của các loại tài sản cố định hữu hình như sau:

- Nhà cửa vật kiến trúc: 25 năm

- Máy móc thiết bị: 5 năm , riêng máy lạnh, trạm biến áp là 10 năm - Phương tiện vận tải, truyền dẫn: 10 năm

- Thiết bị, dụng cụ quản lý: 5 năm, riêng máy vi tính, máy photo, két sắt: 10 năm

6. Tài sản cố định vô hình:

- Tài sản cố định vô hình được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế.

7. Chi phí trả trước:

Chi phí trả trước được phân loại thành chi phí trả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài hạn. Đây là các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều thời kỳ.

8. Các khoản nợ phải trả:

Các khoản nợ phải trả bao gồm: phải trả người bán và phải trả khác:

-Phải trả người bán là các khoản phải trả mang tính chất thương mại, phát sinh từ các giao dịch có tính chất mua bán giữa nhà cung cấp và Công ty;

- Phải trả khác là các khoản phải trả không có tính chất thương mại, không liên quan đến giao dịch mua bán, nội bộ

9. Doanh thu chưa thực hiện: 10. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:

11. Doanh thu bán hàng

Việc ghi nhận doanh thu bán hàng của công ty tuân thủ đầy đủ 5 điều

kiện ghi nhận doanh thu quy định tại chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác”

(a)Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

(b)Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa cũng như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

(c)Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(d)Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

(e)Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Đối với hoạt động kinh doanh bán hàng tại công ty gồm 2 hoạt động bán hàng nội địa và xuất khẩu. Với bán hàng nội địa thường công ty ghi nhận doanh thu khi đã giao hàng hóa và người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán theo hợp đồng; Và với xuất khâu, công ty thường xuất theo giá FOB với phương thức thanh toán là L/C thì công ty sẽ ghi nhận doanh thu khi hàng qua lan can tàu tại cảng giao hàng.

12. Doanh thu hoạt động tài chính 13. Giá vốn hàng bán

Giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ được ghi nhận đúng kỳ, theo nguyên tắc phù hợp với doanh thu và nguyên tắc thận trọng.

Các khoản chi phí vượt trên mức bình thường của hàng tồn kho và dịch vụ cung cấp được ghi nhận ngay vào giá vốn hàng bán trong kỳ, không tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ.

14. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Chi phí tài

chính được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là tổng chi phí tài chính phát sinh trong kỳ.

- Chi phí bán hàng phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến quản lý chung của doanh nghiệp.

16. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập hiện hành, chi phí thuế thu nhập hoãn lại.

17. Thuế suất và các lệ phí nộp Ngân sách mà Công ty đang áp dụng

18. Các nghiệp vụ dự phòng rủi ro hối đoái 19. Các bên liên quan.

Tóm lại, công ty cần trình bày cụ thể các chính sách kế toán đang sử dụng để những đối tượng không am hiểu về kế toán sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính có thể hiểu được. Các chính sách phải trình bày minh bạch và trung thực theo thực tế tại đơn vị. Để công bố thông tin đầy đủ thi công ty cần có chính sách kế toán rõ ràng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để cung cấp thông tin một cách chính xác và đầy đủ, các công ty phải lựa chọn các chính sách kế toán phù hợp với đặc điểm của công ty và trình độ của kế toán viên.

Qua tìm hiểu thực trạng vận dụng chính sách kế toán tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng, luận văn đề xuất một số giải pháp gồm:

-Thay đổi phương pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho nhằm cung cấp thông tin chính xác hơn.

-Thay đổi thời gian sử dụng tài sản cố định cũng như thời gian phân bổ công cụ dụng cụ xuất dùng và chi phí sửa chữa tài sản cố định.

-Thay đổi việc công bố thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính.

Những giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán tại công ty góp phần hơn nữa trong việc cung cấp thông tin chính xác cho người sử dụng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Vận dụng đúng chính sách kế toán là một vấn đề rất quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay, nhằm mang lại một hiệu quả tính toán chính xác về doanh thu, chi phí và lợi nhuận đề quản lý tài chính của đơn vị được tốt hơn từ đó có được một kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp trong thời gian tới, đồng thời cung cấp được ra bên ngoài những thông tin đáp ứng được nhu cầu người quan tâm.

Cùng với xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, Công ty cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng cũng phải lựa chọn các chính sách kế toán để hạch toán cho phù hợp với các mục tiêu nhà quản trị, tình hình hoạt động sản xuất cũng như trình độ kế toán của đơn vị mình.

Với kết quả nghiên cứu, luận văn đã tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn như sau:

- Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách kế toán tại các doanh nghiệp.

- Thứ hai, luận văn đã phân tích thực trạng và những tồn tại về chính sách kế toán tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng để rút ra được những nguyên nhân và kinh nghiệm.

- Thứ ba, dựa trên những cơ sở lý luận ở chương 1 và những tồn tại khi nghiên cứu vận dụng chính sách kế toán hiện tại, kết hợp với những đặc điểm sản xuất, mục tiêu của nhà quản trị, luận văn đã xây dựng chính sách kế toán ở đơn vị khắc phục những tồn tại đồng thời phù hợp với các mục tiêu nhà quản trị, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị.

Với những nội dung và đề xuất đã trình bày trong toàn bộ luận văn, tác giả mong muốn chính sách kế toán mà luận văn đã nghiên cứu sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực cho đơn vị trong công tác quản lý tài chính nói chung và mục tiêu tiết kiệm thuế nói riêng của đơn vị. Tuy nhiên, nội dung của luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp để nâng cao sự hiểu biết và hoàn thiện nội dung của luận văn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn cùng với bộ phận kế toán tại công ty Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành nội dung này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài chính, Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự

phòng.

[2] Bộ Tài chính, Thông tư 147/2016/TT-BTC ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao Tài sản cố định.

[4] Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016, Công ty Cổ phần In Và Dịch vụ Đà Nẵng.

[5] Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp – P3&4 (2008), Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí MinhNXB Giao thông vận tải.

[4] Nguyễn Thị Kim Oanh (2012), Đánh giá sự vận dụng các chính sách kế toán tại Công ty Cổ phần Lương thực và Dịch vụ Quảng Nam.

[3] Lê Thị Thương (2014), Nghiên cứu sự vận dụng chính sách kế toán tại Công ty Cổ phần xây lắp điện Quảng Nam.

[6] VAS 02 – Chuẩn mực Hàng tồn kho. [7] VAS 03 – Chuẩn mực TSCĐ hữu hình.

[8] VAS 14 – Chuẩn mực Doanh thu và thu nhập khác.

[9] VAS 19 – Chuẩn mựcThay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.

Một phần của tài liệu Vận dụng chính sách kế toán tại Công tu Cổ phần In và Dịch vụ Đà Nẵng (Trang 81 - 90)