0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Nguyễn Sỹ Hội Nghệ An

Một phần của tài liệu BIENBAN14-6S (Trang 32 -40 )

Kính thưa Quốc hội. Kính thưa Bộ trưởng.

Tôi xin gửi đến Bộ trưởng hai vấn đề liên quan đến ngành Điện:

Vấn đề thứ nhất, bảo đảm cho nhân dân tái định cư do xây dựng thủy điện thời gian qua, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách để thực hiện tái định cư cơ bản là tốt. Tuy nhiên, qua tổ chức thực hiện, chúng ta thấy còn nhiều vướng mắc, bất cập, chưa đồng bộ. Thời gian gần đây, các địa phương đã tập trung giải quyết mà các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa nhiều thông tin. Vừa rồi đại biểu Vinh ở Quảng Nam đã phân tích kỹ, tôi không nói thêm. Chúng tôi thấy giải quyết khó khăn, vướng mắc từ nhiều phía: Từ phía chủ đầu tư, từ phía cấp ủy, chính quyền địa phương chia sẻ của nhân dân, nhưng với trách nhiệm quản lý nhà nước, Bộ công thương đã tổng kết, đánh giá nguyên nhân, rút kinh nghiệm tổng thể chưa.

Thứ hai, sắp tới có giải pháp, chiến lược gì để bảo đảm cho nhân dân tái định cư do xây dựng nhà máy thủy điện. Vừa rồi Bộ trưởng có nói hướng, nhưng chúng

tôi muốn có giải pháp chiến lược lâu dài để làm cơ sở tổ chức triển khai, thực hiện một cách tốt hơn.

Vấn đề thứ hai. Đầu tư bảo đảm mạng lưới cho nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo thời gian qua có nhiều cải thiện nhưng cũng còn nhiều khó khăn, nhất là sắp tới sửa Luật điện lực theo hướng cơ chế thị trường. Theo báo cáo của Cục điều tiết điện lực, Bộ công thương đến tháng 6 năm 2011 cả nước còn khoảng 1,7 triệu hộ chưa được hưởng lợi từ lưới điện quốc gia. Cụ thể, mới 1794/1996 xã, phường, khoảng 98,16% xã được hưởng lợi từ lưới điện quốc gia. Như vậy, còn khoảng 200 xã chưa có lưới điện chủ yếu vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Thực chất đầu tư vào đây rất khó khăn và tốn kém, lợi nhuận nhỏ. Nhưng theo chúng tôi mặt an ninh quốc phòng rất lớn, xin hỏi với trách nhiệm của mình, Bộ công thương đã có quyết sách gì, hướng nào để giải quyết vấn đề đó. Xin cám ơn.

Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội

Xin cảm ơn đại biểu. Xin phép Quốc hội là đã có 12 ý kiến. Xin mời Bộ trưởng trả lời 12 ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội, trong đó có tới gần 30 câu hỏi, đồng chí có thể nhóm lại một số vấn đề đã trùng có thể nói rõ thêm. Chúng ta trả lời trong khoảng 15 phút.

Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ công thương

Kính thưa Quốc hội,

Tôi sẽ cố gắng trả lời thật ngắn gọn. Trước hết, đối với ý kiến của đại biểu Lê Đắc Lâm ở Bình Thuận là liệu có sự tác động của lợi ích nhóm về vấn đề độc quyền trong xăng, dầu hay không? Vấn đề này Bộ trưởng Bộ tài chính, Vương Đình Huệ đã có dịp báo cáo với Quốc hội, việc điều hành xăng, dầu là trách nhiệm chung của Chính phủ, đầu mối là giao cho liên Bộ công thương và tài chính. Chúng tôi nghĩ khi tham mưu cho Chính phủ chắc chắn là các bộ chúng tôi sẽ cố gắng làm hết trách nhiệm và có sự phối hợp chặt chẽ.

Ý kiến đại biểu có nói là vừa qua có sự khác nhau giữa 2 bộ, tôi xin được khẳng định lại là không có sự khác nhau giữa 2 bộ. Còn ý kiến chỗ này, chỗ kia là ý kiến ở các cuộc hội thảo mang tính khoa học. Ở hội thảo thì có quyền phát biểu ý kiến của mình, còn về chính thống mà nói thì không có sự khác biệt này. Chúng tôi phối hợp rất chặt, xin khẳng định với Quốc hội như vậy.

Nói về lợi ích nhóm, với tinh thần Nghị định 84 và tinh thần động viên, khuyến khích các doanh nghiệp,hiện nay như chúng tôi đã báo cáo có 12 doanh nghiệp đầu mối về xăng, dầu, không phải 12 doanh nghiệp này đều thuộc một bộ nào, có doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có doanh nghiệp quân đội, có doanh nghiệp ở địa phương, có doanh nghiệp là tập đoàn Petrolimex Nhà nước quản lý, như vậy là xã hội chứ không phải chỉ có một bộ, một ngành nào. Cho nên cũng không có cơ sở để nói lợi ích của nhóm và sắp tới đây theo Quyết định của Chính phủ sẽ triển khai dự án lọc dầu ở Nghi Sơn có sự tham gia của nhà đầu tư nước

ngoài và kể cả việc phân phối trong phạm vi sản phẩm của họ. Tôi nghĩ nếu nói vì lợi ích nhóm thì chắc chưa có đủ cơ sở khẳng định như vậy.

Thứ hai, ý kiến của đại biểu Trần Xuân Vinh ở Quảng Nam, đúng là đập sông Tranh 2 lưu lượng nước thấm qua đập lớn, qúa mức cho phép, có lúc đến 75lit/giây là quá mức cho phép. Việc này hội đồng giám sát chất lượng nhà nước đã có ý kiến, chưa có trường hợp nào Việt Nam bị như thế này. Đây là một sự cố tôi cho cần phải nghiêm túc xin phép và xử lý theo tinh thần chúng tôi đã báo cáo. Qua những biện pháp khắc phục nếu thấy rằng vẫn còn có những nghi ngại băn khoăn về chất lượng công trình thì phải căn cơ hơn. Vấn đề này trong quá trình xử lý tiếp tới đây chúng tôi sẽ cùng với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ việc tiếp tục xử lý như thế nào, tinh thần phải đảm bảo an toàn, còn việc di dân hay không nó còn phụ thuộc vào đánh giá sau này, sau khi khắc phục sự cố, kiểm tra lại một lần nữa. Nếu nó xẩy ra những khiếm khuyết, vấn đề an toàn công trình, ngoài chủ đầu tư ra, bộ chúng tôi với tư cách là bộ quản lý ngành được Chính phủ giao cũng phải có phần chịu trách nhiệm.

Thứ ba, đối với đại biểu Trương Thị Ánh tôi hiểu là đại biểu có ý hỏi thêm các bộ, các ngành khác.

Thứ tư, Ý kiến của đại biểu Phạm Tất Thắng ở Vĩnh Long, về việc đảm bảo kiểm tra giá cả, chất lượng vật tư nông nghiệp cho nông dân thuận lợi hơn. Vừa qua đối với một số vật tư nông nghiệp trong đó đặc biệt là phân bón và thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật nó có hiện tượng hàng giả, hàng kém chất lượng. Nó ảnh hưởng trước hết đến quyền lợi người nông dân, đến năng suất, đến sản lượng của cây trồng, của vật nuôi. Trách nhiệm của chúng tôi trong việc phối hợp với Bộ nông nghiệp, Bộ Y tế và các cơ quan có liên quan kiểm tra thị trường, kiểm tra ngay từ gốc để làm sao đảm bảo sản phẩm đưa ra thị trường không vi phạm các quy định về thương mại, đó là ý về hàng giả và xử lý nghiêm những sai phạm. Gần đây Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành quy định về chất lượng phân bón. Chúng tôi cho rằng đây là một trong những cơ sở pháp lý để chúng ta kiểm tra và xử lý những hành vi sai phạm về vật tư nông nghiệp, sản phẩm phân bón.

Thứ hai, trong thời gian tới bên cạnh việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, công tác xử lý những sai phạm cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý như chúng tôi đã báo cáo, một số quy định về xử phạt chưa đủ sức răn đe, chắc chắn phải có quy định cụ thể hơn và mức độ chặt chẽ hơn báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Theo đó là vấn đề bình ổn giá làm sao không để giá tăng quá cao làm ảnh hưởng đến sản xuất của người nông dân. Trong 11 mặt hàng bình ổn giá có mặt hàng phân bón, biện pháp chúng tôi đã báo cáo sử dụng thông qua kể cả tập đoàn hóa chất công nghệ Việt Nam khi giá biến động có trách nhiệm đảm bảo cung cầu. Đặc biệt xây dựng những dự án mới, đảm bảo nhu cầu phân bón cho nhân dân với sự xây dựng và đưa vào sử dụng nhà máy phân đạm Cà Mau công suất 800.000 tấn/năm và gần đây nhà máy phân đạm Ninh Bình từ than có công suất 500.000 tấn/năm.

Về khoai lang ở Vĩnh Long, câu chuyện này đã xảy ra từ giai đoạn năm 2011, việc có biện pháp căn cơ như đại biểu Phạm Tất Thắng đã nói là không để xảy ra lặp lại tình trạng được mùa rớt giá. Tôi nghĩ xin phép Đoàn Chủ tịch cho Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tham gia cùng chúng ta vì nó cũng tham gia đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhiều đề án, biện pháp chúng tôi biết Bộ đã trình Chính phủ.

Về xả lũ 2h, trong báo cáo chúng tôi đã nêu do địa điểm cụ thể của các nhà máy thủy điện ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, độ dốc lớn, lũ về rất nhanh, rất bất thường cho nên việc thông báo trước 2h rất khó thực hiện. Về nguyên nhân khách quan tôi nói rồi, chủ quan tức là thiết bị về quan trắc dòng chảy của chúng ta còn đang thiếu thốn, nhất là khu vực này.

Thứ hai, quy trình vận hành của một số dự án thủy điện như chúng tôi đã báo cáo, đa số là chấp hành tốt nhưng còn có hiện tượng quy trình vận hành chưa nghiêm túc. Chính vì thế, giải pháp để thực hiện việc này chúng tôi cũng đã báo cáo với Bộ Tài nguyên và môi trường tăng cường hệ thống quan trắc trên dòng sông này để có thể phát hiện sớm cảnh báo khi lũ về. Đặc biệt là các chủ đầu tư tuân thủ nghiêm túc các quy định, quy chế vận hành của hồ chứa.

Ý kiến thứ năm của đại biểu Vũ Thị Hương Sen (Hải Dương) về vấn đề không bình thường hay bất hợp lý trong giá than cho điện, từ đó trong giá điện cho các hộ tiêu thu, trong đó có thép, đúng đây là việc đã xảy ra và chúng tôi thấy những ý kiến của đại biểu là chính xác. Giá than hiện nay đã là cơ chế thị trường, trong các hộ tiêu thụ chỉ còn trừ đối với giá điện, hiện nay giá than bán cho điện khoảng bằng 65% giá thành than đã được kiểm toán năm 2010, vì giá thấp như vậy nên ngành than phải lấy các chi phí khác để bù đắp vào đó. Đến lượt ngành điện, do hiện nay vẫn thực hiện nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng là đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và đời sống nhân dân ở mức giá hợp lý. Một số ngành khác được hưởng lợi, tôi cho hưởng lợi này có lẽ phải xem xét như thép, do giá điện thấp như vậy, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam cùng với chúng tôi trong hướng điều chỉnh giá điện tới đây phải tính đến hộ tiêu thụ như thế nào, những hộ tiêu thụ điện nhiều do giá rẻ từ đó dẫn đến lãng phí, không tiết kiệm, lợi dụng giá điện rẻ để thu lợi cho doanh nghiệp. Tới đây trong biểu giá điện sẽ có phân biệt hộ nào dùng mức độ như thế nào, trong đó những hộ tiêu thụ nhiều điện và lợi dụng giá điện thấp để thu lợi cho mình thì phải có qui định điều chỉnh giá phù hợp hơn.

Về hàng hóa nông sản sang Trung Quốc, bây giờ giải pháp căn cơ như thế nào? chúng tôi xin báo cáo, theo chúng tôi có 3 giải pháp.

Một, tăng cường hệ thống dịch vụ kỹ thuật hay còn gọi Lôgistics tại những cửa khẩu gần khu vực biên giới nơi chúng ta tập kết hàng xuất khẩu sang Trung Quốc. Chúng ta có kho chứa, chúng ta có bến bãi, chúng ta có hệ thống phân loại sản phẩm thì chúng ta sẽ chủ động hơn và có thể kéo dài thời gian lưu giữ sản phẩm, nâng cao được chất lượng. Vấn đề này Chính phủ đang chỉ đạo, trước hết làm tại khu kinh tế Đồng Đăng - Lạng Sơn, trên Lào Cai, Móng Cái đấy là bước thứ nhất, tôi cho là bước rất quan trọng trong đầu tư.

Hai, cũng theo chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi đã bàn với phía Trung Quốc và trong khoảng cuối năm sẽ ký với Bộ thương mại Trung Quốc và một thỏa thuận khung về việc phía Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc, Việc này về văn bản đã xong dự thảo và sẽ báo cáo với Thủ tướng trong thời gian từ nay đến cuối năm ký văn bản đó. Tôi nghĩ ký được thì cũng góp phần làm thêm khuôn khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho hàng nông sản Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ba, trách nhiệm của chúng tôi trong cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, vừa qua có tình trạng về thông tin không đầy đủ, cho nên chúng ta cứ đưa hàng lên rồi mới biết phía Trung Quốc người ta có những biện pháp người ta điều hành nó ảnh hưởng đến cửa khẩu xuất khẩu hàng hóa, hôm nay người ta cho xuất hàng ở cửa này, ngày mai cho xuất khẩu hàng hóa ở cửa khác theo nhu cầu trong nước, chúng ta sẽ cung cấp thông tin.

Ý kiến của đại biểu Đặng Thuần Phong ở Bến Tre về dừa, chúng tôi hết sức chia sẻ, chúng tôi biết năm ngoái Bến Tre có sản lượng dừa khoảng 460 triệu trái dừa. Năm nay xuất khẩu tiêu thụ khó khăn bởi vì một là do các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp sử dụng tiêu thụ sản phẩm dừa cũng giảm. Theo thống kê thì xuất khẩu dừa 5 tháng đầu năm của Bến Tre chỉ bằng 50% của cùng kỳ năm ngoái và kim ngạch cũng chỉ được hơn 20%.

Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội

Đồng chí nói giải pháp thôi còn tình hình đại biểu đã nêu câu hỏi rõ rồi. Xin đồng chí nói gọn thế này thôi, đồng chí có sáng kiến tổ chức thị trường gì không để cho sản phẩm nói chung và sản phẩm dừa được tiêu thụ tốt.

Vũ Huy Hoàng - Bộ trưởng Bộ công thương

Thứ nhất, đối với vấn đề xúc tiến thương mại, chúng tôi báo cáo là sẽ phối hợp với các thương vụ bên ngoài tìm kiếm thêm thị trường bên ngoài, ngoài thị trường truyền thống là thị trường Trung Quốc, điều này trong biện pháp đã nói rõ.

Thứ hai, chúng tôi cũng sẽ báo cáo với Bộ tài chính đề nghị Chính phủ xem xét thuế xuất khẩu. Hiện nay thuế xuất khẩu quả dừa và sản phẩm cơm dừa là 3%, chúng tôi xin phép sẽ báo cáo Thủ tướng để xem xét mức thuế này, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.

Thứ ba là chúng tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm dừa và cơm dừa trong nước tháo gỡ khó khăn cho người nông dân trồng dừa thông qua việc đã được Chính phủ hỗ trợ các biện pháp về thuế, về tài chính, về ngân hàng. Đó là 3 giải pháp như vậy chúng tôi xin báo cáo thêm.

Về giá thép cho nước ngoài chúng tôi đã báo cáo rồi.

Ý kiến của đại biểu về giá bán điện của EVN, công ty mua bán điện bao giờ tách ra khỏi EVN. Theo chúng tôi đã báo cáo lộ trình chậm nhất là năm 2022 thì chúng ta sẽ tiến hành thị trường bán lẻ điện, không phải chỉ có EVN mà còn rất nhiều doanh nghiệp khác được tham gia vào thị trường bán lẻ. Tuy nhiên từ nay

đến đó như chúng tôi đã báo cáo sẽ phải có những bước đi và nếu làm được sớm hơn thì sẽ báo cáo với Quốc hội.

Đại biểu Trương Văn Vở có nói đến thủy điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A, trong trả lời chất vấn của cử tri chúng tôi đã báo cáo như đại biểu đã nêu. Hiện nay phải làm tiếp như thế này, báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chưa đạt vì thế cho nên Bộ Tài nguyên và Môi trường đang yêu cầu chủ đầu tư cùng với các đơn vị tư vấn phải hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường. Báo cáo này do Viện môi trường và tài nguyên thuộc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là

Một phần của tài liệu BIENBAN14-6S (Trang 32 -40 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×