Vũ Huy Hoàng Bộ trưởng Bộ công thương

Một phần của tài liệu BienBan14-6s (Trang 25 - 26)

Báo cáo với Quốc hội.

Ý kiến của đại biểu Trần Xuân Vinh - Quảng Nam, tôi xin phép được báo cáo như thế này.

Thứ nhất, việc khắc phục những mặt trái của quá trình phát triển các dự án thủy điện, đặc biệt là những vấn đề ảnh hưởng đến đời sống của người dân, vấn đề công ăn việc làm, vấn đề sinh kế lâu dài, chúng tôi nghĩ bên cạnh những biện pháp hiện nay các chủ đầu tư và các địa phương đang thực hiện qui định của Chính phủ ở góc độ ngành công thương chúng tôi nghĩ muốn đáp ứng được yêu cầu này đảm bảo cho nhân dân ở nơi tái định cư có cuộc sống ổn định, lâu dài thì có câu chuyện về công ăn việc làm. Hiện nay có chương trình khuyến công, thực hiện thông qua kế hoạch hàng năm Chính phủ phân bổ cho ngành công thương phối hợp với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chúng tôi nghĩ một trong những biện pháp có thể làm được và kinh nghiệm một số nơi bước đầu có hiệu quả là việc đưa nghề, nhân cấy nghề vào những khu tái định cư đối với những dự án thủy điện. Hàng năm có phân bố một khoản nhất định, căn cứ vào yêu cầu của các địa phương và đề án cụ thể ngành công thương sẽ phối hợp với các địa phương triển khai việc đưa nghề mới, những nghề đơn giản chứ không đòi hỏi trình độ phức tạp vào những khu vực tái định cư.

Thứ hai, đối với những nơi có điều kiện chúng tôi nghĩ cần phải gắn việc giải quyết công ăn việc làm của đồng bào tái định cư với việc phát triển kinh tế tại khu vực, nhất là các khu cụm công nghiệp, mô hình ở Sơn La, ở một số địa phương khác đang bắt đầu tỏ ra tác dụng, tôi nghĩ đây là một biện pháp cần phải làm.

Thứ ba, để giải quyết vấn đề đời sống của bà con bền vững chúng tôi nghĩ cần phải tăng cường công tác đào tạo, công tác đào tạo nghề, công tác dạy nghề cho bà con có cơ hội để tìm được công ăn việc làm. Tất nhiên việc này nói ra thì đơn giản nhưng cũng không phải dễ làm là bởi vì nhất là đối với bà con sống ở vùng sâu, vùng xa, bà con dân tộc trình độ có hạn, không phải ai cũng có thể học nghề mới được. Tôi nghĩ đấy là những biện pháp có thể làm và sẽ phải làm.

Nhưng biện pháp đầu tiên quan trọng nhất là trách nhiệm của chủ đầu tư như đã báo cáo với Quốc hội, gắn kết chặt chẽ với địa phương để đảm bảo nơi bà con đến không phải chỉ có đất ở mà phải có đất canh tác.

Liên quan đến sông Tranh, đại biểu có hỏi ngoài sông Tranh ra khu vực Quảng Nam có dự án thủy điện nào sử dụng phương pháp xây dựng đập bằng công nghệ bê tông đầm lăn. Chúng tôi báo cáo là cả nước hiện nay chúng ta có 12

dự án sử dụng phương pháp này, riêng trên địa bàn Quảng Nam cho đến nay ngoài dự án thủy điện Sông Tranh 2 có dự án thủy điện A Vương và dự án thủy điện Đắk Mi 4 cũng sử dụng phương pháp bê tông đầm lăn. Hai dự án đều đã hoạt động và đập đều tỏ ra rất an toàn. Như vậy, đối với sự cố Sông Tranh 2 là sự cố hi hữu. Chúng ta phải khắc phục bằng được.

Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội

Kính thưa Quốc hội.

Chúng ta còn 22 ý kiến đặt câu hỏi nữa. Thời gian chúng ta còn 1 giờ 30 phút nữa. kỳ họp trước thì chúng ta đặt câu hỏi hết, nhưng trả lời chưa hết. Chiều hôm qua chúng ta đạt kỷ lục là trên 50 câu hỏi và trả lời hết 50 câu hỏi. Tôi thấy đây là sự tiến bộ. Tôi mong rằng buổi sáng hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành đặt câu hỏi ngắn. Tôi xin phép Quốc hội có 2 đợt đặt câu hỏi. Đợt 1 khoảng 10-11 đồng chí đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi. Đợt 2 cũng khoảng 10-11 đồng chí đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi.

Mỗi đại biểu xin đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng. Khoảng trên 1 phút trở lại. Các đồng chí đừng dùng hết 2 phút. Bộ trưởng thì xin trả lời thẳng vào vấn đề. Vấn đề nào khó mà đồng chí nói loanh quanh thì nó cũng không ra đâu. Nên cứ xin với Quốc hội về nghiên cứu, kỳ họp sau sẽ trả lời. Vấn đề nào khó, vấn đề nào chưa rõ thì các đồng chí nói rất dài. Rất mất thì giờ. Xin cứ trả lời thẳng vào vấn đề. Với cách làm như vậy thì rất mạch lạc, rõ ràng.

Xin mời đại biểu Lê Đắc Lâm đoàn Bình Thuận đặt câu hỏi.

Một phần của tài liệu BienBan14-6s (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w