0
Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Trịnh Đình Dũng Bộ trưởng Bộ xây dựng

Một phần của tài liệu BIENBAN14-6S (Trang 44 -50 )

Xin báo cáo với Quốc hội và các đại biểu.

Về vấn đề Sông Tranh vừa rồi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã trả lời khá rõ, nhưng còn ba vấn đề đại biểu Trần Xuân Vinh có nêu tôi xin trả lời cụ thể một số vấn đề như thế này.

Thứ nhất, về an toàn đập, cá nhân tôi đã khẳng định đập đã an toàn vì ba lý do:

Một, thiết kế an toàn, thiết kế đã được khẳng định của một tư vấn độc lập Nhật Bản là Nippon Koei và J. Power nhân danh tư vấn.

Hai, nền của đập này là một nền đá granit. Một trong ba yếu tố mà gây ra vỡ đập thì hai yếu tố này là khẳng định rồi.

Ba, yếu tố về thi công, thi công chỉ vỡ đập khi không đảm bảo chất lượng bê tông mà để gây vỡ đập. Nhưng ở đây yếu tố thứ ba đã an toàn là đập đã tích nước, tức là đã chiết tải đủ theo thiết kế là ở cốt 175 vào thời kỳ tháng 11 năm 2011 và sau 4 tháng tích nước có hiện tượng rò rỉ, đây không thể gọi là sự cố, bởi sự cố phải đổ vỡ công trình mà theo đúng qui định của Luật xây dựng, đây gọi là hiện tượng thấm nước. Vấn đề chúng ta phải khắc phục thấm nước thì hiện nay Hội đồng nghiệm thu Nhà nước cùng với Bộ công thương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt tập trung chỉ đạo chủ đầu tư và chủ đầu tư đang tập trung chống thấm. Mời các chuyên gia chống thấm có kinh nghiệm từ nước ngoài cùng với Việt Nam để chống thấm, cố gắng khắc phục trước mùa lũ và chỉ được tích nước khi đập này khẳng định là an toàn. Do đó Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã yêu cầu phải có tư vấn độc lập nữa của Thụy Sĩ để kiểm tra chéo lại xem đập này an toàn như thế nào.

Như vậy, vấn đề có di dân hay không thì khi không an toàn thì mới di dân, mà đã an toàn rồi thì không phải di dân. Bây giờ đã an toàn rồi nhưng đập này sẽ phải an toàn do một số công việc tiếp theo như vậy.

Vấn đề thứ hai là thế giới như thế nào. Hiện nay thế giới có khoảng 600 đập, như anh Hoàng đã nói bê tông đầm lăn. Hiện tượng thấm ở đập bê tông đầm lăn là nhiều. Chúng tôi không có thời gian để nói rõ nguyên nhân. Nhưng người ta đều khắc phục được và chưa có sự cố của các đập bê tông đầm lăn do thấm nước gây ra. Chẳng hạn như ở Mỹ có 2 đập lớn là đập Inlowcrik và đập Stêinwarker. Đây là 2 đập thấm nước gấp 3 lần đập thủy điện sông Tranh của chúng ta là thấm 200 lít, nhưng khi xử lý xong thì đập này vẫn an toàn và đây là những đập gây tranh cãi nhiều trong những thập kỷ 80.

Vấn đề thứ ba, về trách mhiệm của Hội đồng nghiệm thu nhà nước như thế nào. Đối với Hội đồng nghiệm thu thì công trình này là công trình kiểm tra chứ không phải công trình Hội đồng nghiệm thu nghiệm thu. Chính phủ giao cho đây là công trình thuộc diện kiểm tra và Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã kiểm tra và đồng ý cho tích nước trên cơ sở nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu. Khi có hiện tượng thấm nước thì hội đồng đã vào cuộc khẩn trương, các chuyên gia đã vào cuộc để xử lý vấn đề này một cách tích cực.

Về vấn đề khi đập này có vấn đề thì Hội đồng nghiệm thu nhà nước sẽ chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Tôi xin hết ý kiến.

Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội

Xin cảm ơn đồng chí.

Đồng chí nói như thế rất rõ ràng, rất có trách nhiệm và sẵn sàng chịu trách nhiệm.

Xin phép Quốc hội cho dừng chất vấn ở đây. Cho phép tôi nói một số ý để kết thúc phiên này.

Kính thưa Quốc hội.

Có thể nói, sáng nay không khí chất vấn, câu hỏi của các đại biểu Quốc hội cũng như trả lời của các Bộ trưởng, Phó Thủ tướng Chính phủ rất rõ ràng, thẳng thắn và với một tinh thần rất xây dựng. Tôi đề nghị các đồng chí Bộ trưởng quan tâm mấy vấn đề sau đây các đồng chí đã phát biểu, đã có cam kết trước Quốc hội và đồng bào cử tri.

Vấn đề thứ nhất, vẫn là vấn đề thúc đẩy sản xuất kinh doanh để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Nói là công thương nhưng thực ra có thể nói là toàn bộ nền sản xuất của chúng ta, các thành phần kinh tế của chúng ta thì Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư cũng đã nói khá nhiều vấn đề này, Bộ trưởng Bộ công thương là Bộ trưởng trực tiếp lúc này đây là vấn đề không phải mới, nhưng tình hình thì rất mới. Cho nên, các đồng chí đặc biệt quan tâm tới vấn đề này trong những vấn đề của ngành mà Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã trình bày, chú ý tới việc giải phóng hàng tồn kho, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết công ăn việc làm, tránh đổ vỡ và phải làm sao phục hồi lại được sức sản xuất của doanh nghiệp và của nền kinh tế, để tiêu thụ sản phẩm và từ đó giải quyết nợ nần, thanh toán nợ nần, tránh gây biến động và lây sang các ngân hàng thương mại. Cùng với ngân hàng thương mại tiến hành tái cơ cấu nợ thì chúng ta một kênh là ngân hàng và một kênh là doanh nghiệp, hai bên hợp lực lại thì sẽ giải quyết tốt khó khăn của doanh nghiệp

trong giai đoạn này. Đó là ý kiến thứ nhất Bộ trưởng Bộ công thương và các Bộ trưởng cần quan tâm.

Vấn đề thứ hai là quy hoạch, vấn đề chống độc quyền, thực hiện thị trường cạnh tranh nhất là sản phẩm điện, sản phẩm xăng, dầu thì các đồng chí đã trình bày khá rõ và có lộ trình khá rõ. Chúng tôi cho rằng Bộ công thương cần chủ trì, cần tiếp tục nghiên cứu lấy thêm ý kiến của chuyên gia, của các nhà nghiên cứu và của chính các cơ quan quản lý của Bộ và nghiên cứu xem có thể đẩy nhanh hơn quá trình thị trường đối với ngành điện không, mặc dù rất khó khăn, chúng ta phải nghiên cứu thận trọng như Phó Thủ tướng nói đây là vấn đề rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước chúng ta. Nếu không đi rõ được về kinh tế thị trường thì không thể bàn tới cơ cấu và tái cơ cấu được, nhất là vấn đề giá cả xăng dầu, điện, than, giá vật tư, phân bón, v.v... chúng ta phải tiến hành việc đó.

Từ đó chú ý rà lại quy hoạch điện nói chung và thủy điện, kiên quyết loại bỏ và dừng lại các dự án chúng ta thấy không đạt tiêu chí xã hội, môi trường, chất lượng, hiệu quả. Tiếp tục kiểm tra những dự án khác để đảm bảo an toàn về thủy điện ở các công trình khác. Đối với thủy điện Sông Tranh thì trả lời như Bộ trưởng Bộ xây dựng là rõ. Các đồng chí cũng cần củng cố lại lập trường, kết quả kiểm tra vừa rồi để có thể yên tâm hơn việc này, các đồng chí nói vậy tôi thấy rõ và yên tâm, nhưng cũng phải củng cố lại kết luận của mình. Bây giờ có phải di dân hay không, có chắc chắn là 3 an toàn không? Và nhiều tác động kỹ thuật nữa để chúng ta thận trọng việc này một cách đầy đủ hơn. Các đồng chí cũng bàn về vấn đề di dân, tái định cư đối với các dự án thủy điện. Tôi thấy đây là một chính sách tổng hợp, có lẽ phải khuyến nghị lên Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ để thảo luận thêm và có biện pháp cần thiết để giải quyết sớm tình hình dân cư sống tại các vùng thủy điện và đồng bào từ các hồ thủy điện di dân, tái định cư. Hiện nay có những công trình 30-40 năm rồi, có những công trình vài ba năm thôi nhưng đời sống và mức độ sống ở đó tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao, chắc phải có biện pháp tích cực hơn, giải quyết tổng thể hơn. Tôi xin đề nghị đồng chí Hoàng kiến nghị xem có thể sử dụng nguồn lợi từ chính thủy điện này để giải quyết vùng khó khăn này cho sản xuất kinh doanh và đời sống của đồng bào, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới thì chúng ta phải khẩn trương hơn vì đây là gắn với giảm nghèo.

Vấn đề thứ ba, các đồng chí nói nhiều tới quản lý thị trường và thương mại, trong đó một mặt xây dựng thị trường tốt hơn, nhất là thị trường nông sản, tôi cho ý kiến này của Bộ trưởng rất rõ.

Thứ hai là đấu tranh tích cực để có thể chống được gian lận thương mại, hiện nay gắn tới cả tội phạm, phạt hành chính, rút giấy phép, xử lý hình sự. Tất cả các biện pháp đó cộng với biện pháp tổ chức thị trường, vì hiện nay có thể nói thị trường nông sản hàng hóa của chúng ta cũng còn nhiều vấn đề. Đi theo đó là các chính sách liên kết giữa thị trường, giữa sản xuất, giữa nhà nước, ngân hàng v.v.... và chính sách định hướng và vận động tiêu thụ sản phẩm nội địa theo tinh thần cuộc vận động mà Mặt trận Tổ quốc đang thực hiện công cuộc này. Chúng ta có thể phát triển ổn định cả thị trường trong nước và phát triển nhanh tới cả thị trường ngoài nước, liên kết với thị trường ngoài nước.

Vấn đề cuối cùng mà các đồng chí quan tâm là một số vấn đề cụ thể liên quan tới titan, liên quan tới bô xít, liên quan tới một số dự án công trình khác mà Bộ trưởng đã đề cập tới, đề nghị Bộ trưởng tiến hành kiểm tra, tiến hành xem xét tính đồng bộ và tính hiệu quả của các dự án này. Đối với các tập đoàn, các tổng công ty công nghiệp thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ công thương để tăng cường giám sát, tăng cường kiểm tra, giải quyết các vấn đề kinh tế, nhân sự tại các tập đoàn này để tránh gây ra hiện tượng tiêu cực và có thể tác động tới các tập đoàn lớn, các chủ trương lớn về tập đoàn, tổng công ty của Đảng và nhà nước chúng ta trong lúc này, làm cho các tập đoàn này góp phần quan trọng vào điều tiết thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh và là những tấm gương thật sự về hiệu quả kinh tế. Bộ công thương có mấy tập đoàn công nghiệp lớn và có mấy tổng công ty thương mại lớn, các đồng chí cần đặc biệt quan tâm.

Đây là những phát biểu của Bộ trưởng để trả lời chất vấn, đồng thời cũng là những ý kiến để nói lên trách nhiệm của Bộ trưởng về quản lý nhà nước đối với những vấn đề đó, là những lời hứa quan trọng của Bộ trưởng trước cử tri. Mong Bộ trưởng sẽ thực hiện được những điều đó, cuối năm sẽ có báo cáo với Quốc hội về những việc hôm nay chúng ta bàn.

Kính thưa Quốc hội,

Đến giờ này còn một số đại biểu muốn đặt tiếp câu hỏi nhưng rất tiếc thời gian của chúng ta đã hết, cố gắng hết sức rồi, giờ còn đọng lại đề nghị các đại biểu gửi tiếp câu hỏi, Bộ trưởng sẽ trả lời trực tiếp các đồng chí.

Xin cảm ơn các đồng chí.

Một phần của tài liệu BIENBAN14-6S (Trang 44 -50 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×