Đánh giá chung

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH Điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ năm đầu của điều chỉnh quy hoạch huyện Thanh Sơn (Trang 48 - 51)

IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ

4.2. Đánh giá chung

4.2.1. Những kết quả đạt được

Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 của huyện đã đạt được những thành quả nhất định,thể hiện ở các mặt sau:

- Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, cũng như quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực.

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 là cơ sở để huyện lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, làm cơ sở pháp lý cho công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn.

- Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, huyện đã chủ động dành quỹ đất phục vụ cho phát triển các ngành, các lĩnh vực theo như định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

- Trong những năm qua, huyện Thanh Sơn đầu tư cơ sở hạ tầng, người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải tạo đất, đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích sản xuất nông lâm nghiệp nên diện tích một số loại đất nông nghiệp tăng.

4.2.2. Những tồn tại, hạn chế

- Nhiều chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tỷ lệ thực hiện đạt thấp, chênh lệch khá lớn so với chỉ tiêu hiện trạng sử dụng đất. Nhiều công trình, dự án đăng ký thực hiện nhưng do không có vốn hoặc chậm làm thủ tục nên phải chuyển sang thực hiện năm sau.

- Việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa các ngành có liên quan đến sử dụng đất chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ.

- Việc lập dự án đầu tư, lập phương án thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn còn những tồn tại nhất định, dẫn tới thời gian triển khai các dự án đôi khi phải kéo dài, làm bỏ lỡ cơ hội sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư.

- Công tác quản lý nhà nước về đất đai còn để xảy ra tình trạng người dân tự ý san gạt mặt bằng, lấn chiếm đất đai xây dựng các công trình; chuyển mục

đích sử dụng đất để xây dựng trang trại chăn nuôi.

- Chưa kiên quyết trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn; dẫn đến việc một số người dân chậm bàn giao mặt bằng, có tư tưởng đòi hỏi quyền lợi vượt quá quy định của nhà nước.

- Công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các xã trên địa bàn huyện theo dự án đo đạc của UBND tỉnh thực hiện còn chậm.

- Công tác đo đạc, lập thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đạt hiệu quả chưa cao.

- Việc quản lý mốc giới quy hoạch đất đai, quy hoạch chuyên ngành có nơi chưa chặt chẽ, để người dân vi phạm.

- Năng lực của cán bộ chuyên môn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao.

4.2.3. Nguyên nhân

4.2.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Do quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) của huyện Thanh Sơn được lập theo quy định của Luật Đất đai năm 2003; trong đó, kế hoạch sử dụng đất được lập cho cả thời kỳ 5 năm 2011 – 2015 nên nhiều dự án đăng ký trong kế hoạch mang tính chủ quan, chưa xác định được khả năng bố trí nguồn vốn thực hiện, dẫn tới nhiều dư án không thực hiện được như thời gian đăng ký dự kiến. Sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện được lập cho từng năm đã cơ bản khắc phục được tình trạng nên trên, đảm bảo kế hoạch sử dụng đất có tính khả thi hơn.

- Quy mô dân số nhỏ, nguồn tài nguyên thiên nhiên có sự đa dạng và quy mô thấp hơn so với các địa phương lân cận, hệ thống cơ sở hạ tầng đối ngoại còn nhiều hạn chế,… nên khó khăn trong việc kêu gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài.

- Giai đoạn 2010 - 2015, trong bối cảnh Chính phủ thắt chặt chi tiêu công nhằm kiềm chế lạm phát, việc phân bổ nguồn vốn ngân sách để thực hiện các dự án đầu tư, nhất là các dự án cơ sở hạ tầng thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn; trong khi nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

- Nguyên tắc và phương pháp thực hiện kiểm kê đất đai năm 2014 có sự thay đổi so với đợt kiểm kê đất đai năm 2010, dẫn tới sự chênh lệch trong các chỉ tiêu sử dụng đất hiện trạng năm 2010 và năm 2015. Cụ thể, tại Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường quy định: “Trường hợp đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa sử dụng đất theo mục đích mới thì thống kê, kiểm kê theo mục đích sử dụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê, đã cho phép chuyển mục đích sử dụng hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất”; trong khi tại Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định: “Trường hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa thực hiện theo các quyết định này thì thống kê, kiểm kê theo hiện trạng đang sử dụng”. Việc thay đổi nguyên tắc kiểm kê theo tình trạng pháp lý và kiểm kê theo thực tế sử dụng đất đã dẫn tới chênh lệch rất lớn trong số liệu kiểm kê của cùng một loại đất giữa 2 kỳ kiểm kê, nhất là các chỉ tiêu đất cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương mại dịch vụ, đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị,…

- Nhận thức của một bộ phận người dân về pháp luật đất đai còn hạn chế, cũng như ý thức trách nhiệm của một số công dân chưa tốt đã gây khó khăn cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

4.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Công tác phân tích thông tin đầu vào về hiện trạng kinh tế - xã hội, cũng như xác định các vấn đề, tầm nhìn, chiến lược dài hạn, dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội còn hạn chế, dẫn tới tình trạng đăng ký danh mục công trình nhưng tính khả thi không cao, làm chậm tiến độ thực hiện, thậm chí dẫn tới tình trạng quy hoạch “treo”.

- Khi xây dựng kế hoạch sử dụng đất chưa đánh giá kỹ tính khả thi của các công trình thực hiện trong năm kế hoạch, nhất là các công trình cơ sở sản xuất kinh doanh, đất phát triển hạ tầng, đất khu dân cư, cơ sở thiết chế văn hóa, thể thao, trường học, y tế,… trong khi nguồn vốn đầu tư hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn xã hội hóa nên kết quả thực hiện theo kế hoạch chưa đạt.

- Công tác xúc tiến, quảng bá và kêu gọi đầu tư chưa được quan tâm đúng mức, nhất là các dự án đòi hỏi nguồn vốn xã hội hóa lớn như chợ, các dự án thương mại, du lịch, dự án phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp,…

- Việc tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt ở các cấp chưa thường xuyên. Tình trạng sử dụng đất sai với quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.

- Công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng ở một dự án còn gặp nhiều khó khăn, bất cập làm chậm tiến độ thực hiện các dự án.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH Điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ năm đầu của điều chỉnh quy hoạch huyện Thanh Sơn (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w