II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.3. Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng
2.3.1. Khu vực chuyên trồng lúa nước
Khu vực trồng lúa nước đến 2020 sẽ tập trung tại xã Võ Miếu, xã Cự Đồng, xã Yên Sơn do có vị trí gần các công trình thuỷ lợi nên đảm bảo chủ động nguồn nước tưới vào mùa khô.
Đến năm 2020, khu vực trồng lúa của huyện có diện tích 4.374,00 ha; trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nước 2.938,00 ha.
2.3.2. Khu vực chuyên trồng cây lâu năm
Khu vực chuyên trồng cây lâu năm quy hoạch đến năm 2020 chủ yếu là các xã Võ Miếu, xã Thục Luyện, Xã Yên Sơn, xã Hương Cần.
Đến năm 2020, khu vực chuyên trồng cây lâu năm có diện tích 3.077,34 ha.
2.3.3. Khu vực rừng phòng hộ
Diện tích khu vực rừng phòng hộ của huyện đến năm 2020 là 10.019,00 ha; Khu vực rừng phòng hộ đến năm 2020 sẽ phân bố chủ yếu tại khu vực xã
Đông Cửu, Yên Lương, Yên Sơn, Hương Cần, Tân Lập. Đây chủ yếu là các diện tích phòng hộ tự nhiên đầu nguồn.
2.3.4. Khu vực rừng sản xuất
Diện tích khu vực rừng sản xuất của huyện đến năm 2020 là 34.859,00 ha; Khu vực rừng sản xuất đến năm 2020 sẽ phân bố chủ yếu tại khu vực xã Võ Miếu, Thượng Cửu, Khả Cửu, Đông Cửu, Yên Sơn. Đây chủ yếu là các diện tích rừng trồng tái sinh, có hiệu quả kinh tế không cao với các loại cây chủ yếu là keo lai, keo lá tràm, bạch đàn,... Tuy nhiên, việc thực hiện giao khoán, khoanh nuôi, trồng và bảo vệ rừng sẽ góp phần đáng kể vào việc phủ xanh đất trồng, đồi núi chọc trên địa bàn, bảo vệ môi trường và tạo vành đai xanh cho đô thị.
2.3.5. Khu vực công nghiệp, cụm công nghiệp
Diện tích khu vực công nghiệp, cụm công nghiệp đến năm 2020 là 50,00 ha; Đây là diện tích của khu vực phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp quan trọng của huyện là Cụm công nghiệp Giáp Lai; Cụm công nghiệp Thắng Sơn.
Việc phát triển các cụm công nghiệp tập trung sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp cũng như kết nối cụm công nghiệp với hạ tầng bên ngoài; đồng thời giúp cho công tác giám sát, quản lý hoạt động sản xuất được thuận tiện, đảm bảo điều kiện về môi trường cũng như mỹ quan đô thị.
2.3.6. Khu đô thị - thương mại - dịch vụ
Khu đô thị - thương mại - dịch vụ sẽ nằm ở thị trấn Thanh Sơn và các thị tứ. Đây là khu vực đô thị, thương mại có quá trình hình thành và phát triển từ khá sớm. Như trung tâm thương mại Thị trấn Thanh Sơn; Khu thương mại - dịch vụ Đồng Lão; trung tâm thương mại xã Thục Luyện; Khu thương mại – dịch vụ tổng hợp Văn Miếu (thuộc xóm Dẹ 1 và Mật 2); khu thương mại – dịch vụ tổng hợp Cự Đồng; khu thương mại – dịch vụ tổng hợp Khả Cửu; khu thương mại – dịch vụ tổng hợp Hương Cần.
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNGĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
3.1. Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến nguồn thu từ việcgiao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Trong qua trình xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, Ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp với các cơ quan hữu quan tiến hành rà soát, đánh giá xác định toàn bộ nguồn khoáng sản, vật liệu sản xuất hiện có trên địa bàn (về chủng loại, trữ lượng, chất lượng, địa điểm) để đưa vào danh mục quy hoạch; làm cơ sở phục vụ cho công tác đấu giá, đấu thầu khai thác; đảm bảo sử dụng tài
nguyên một cách hợp lý, tránh gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường.
Huyện đã đánh giá tiềm năng, lợi thế, khả năng huy động nguồn vốn,… từ đó đã cập nhật, bổ sung các dự án đầu tư bất động sản (dự án nhà ở, du lịch, thương mại, công nghiệp,…) vào phương án điều chỉnh quy hoạch. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các chủ dự án triển khai thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân huyện đã rà soát, bổ sung các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương trên cơ sở đảm bảo sử dụng quỹ đất hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm.
Phương án điều chỉnh quy hoạch cũng đảm bảo bố trí đủ quỹ đất cho quá trình phát triển đô thị, hình thành các khu đô thị, khu dân cư tập trung. Gắn quá trình phát triển đô thị, hình thành các khu, điểm dân cư với việc đầu tư các công trình, dự án hạ tầng trọng điểm trên địa bàn huyện; đối với mỗi dự án thực hiện đồng thời với việc xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.
Việc chi cho hoạt động bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn được thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 05 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
3.2. Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng bảo đảman ninh lương thực an ninh lương thực
Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất duy trì diện tích đất trồng
lúa của huyện đến năm 2020 là 4.374,00 ha, trong đó diện tích đất chuyên trồng
lúa nước 2.938,00 ha, đảm bảo phù hợp với quy hoạch đất lúa đến năm 2020 của tỉnh Phú Thọ; trong đó vùng trồng lúa tập trung chủ yếu tại các xã Võ Miếu, xã Đồng Cự, xã Yên Sơn.
Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và hỗ trợ người trồng lúa theo quy định tại Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ sẽ giúp người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, gắn bó với đồng ruộng.
Mặt khác việc thực hiện chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản mà không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại sẽ đảm bảo quỹ đất trồng lúa “dự
trữ”khá lớn, có thể chuyển sang trồng lúa trở lại khi nhu cầu về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đặt ra hoặc khi xuất hiện các điều kiện thúc đẩy nâng cao giá trị tăng thêm của loại hình trồng lúa so với các loại hình sử dụng đất khác.
3.3. Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất
Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất có diện tích đất ở tại nông thôn tăng thêm 103,68 ha và đất ở đô thị là 34,25 ha so với hiện trạng 2015. Do đó, phương án hoàn toàn đảm bảo được việc giải quyết quỹ đất ở trên địa bàn huyện đến năm 2020. Diện tích đất ở tăng thêm được xác định trên cơ sở xác định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất ở trong các khu dân cư của các xã, thị trấn và đăng ký nhu cầu đất đai của các dự án, trong đó có xét đến khả năng thực hiện đối với mỗi dự án. Giải quyết quỹ đất ở tăng thêm chủ yếu thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, xây dựng các khu dân cư mới. Tại các khu dân cư hiện hữu, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất với các diện tích xen kẹt, chuyển mục đích sử dụng đối với diện tích đất vườn ao liền kề sang đất ở.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, cũng xác định diện tích đất ở tại nông thôn giảm 14,57 ha và đất ở tại đô thị giảm là 0,02 ha do chuyển sang các mục đích sử dụng khác, trong đó chủ yếu là phục vụ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng giao thông nên phạm vi bị ảnh hưởng không tập trung mà phân bố theo các tuyến đường. Quá trình thực hiện theo lộ trình nên có nhiều điều kiện để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực.Quá trình di dời, tái định cư được thực hiện tốt theo Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ, Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường nên đảm bảo được các quyền, lợi ích chính đáng của người bị thu hồi đất, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Việc chuyển 1.771,10 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của hộ gia đình, lao động nông nghiệp không còn đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất nông nghiệp. Do đó, khi thực hiện các dự án cần lập phương án khả thi, thực hiện tốt chính sách đền bù, hỗ trợ tái định cư, chuyển đổi ngành nghề cho những người mất đất sản xuất.
3.4. Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến quá trình đô thịhóa và phát triển hạ tầng hóa và phát triển hạ tầng
Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất sẽ góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình đô thị của huyện cả theo chiều rộng (quá trình mở rộng của không gian phát triển đô thị và sự tăng lên nhanh chóng của dân số đô thị) và theo chiều sâu (quá trình xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị) thông qua việc đăng ký danh mục các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển dân cư,
công nghiệp, thương mại, dịch vụ trên địa bàn; đồng thời đề ra các giải pháp nhằm tranh thủ và huy động các nguồn vốn khác nhau cho việc thực hiện các dự án, cũng như quán triệt, thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tại định cư.
3.5. Tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến khả năng khaithác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng
Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện đã rà soát, đánh giá thực trạng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn huyện; trong đó rà soát kỹ tài nguyên đất đai, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch. Đồng thời thực hiện đánh giá, xác định các khả năng có thể khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên trong giai đoạn quy hoạch, trong đó xác định kỹ khả năng về vốn và giải phóng mặt bằng. Từ đó, tiến hành tổng hợp, cân đối các chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 trên cơ sở danh mục các dự án mà các ngành, lĩnh vực đăng ký. Do đó, phương án quy hoạch đảm bảo khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, tiết kiệm, tránh lãng phí và đạt hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp 54.925,87 ha, đất phi nông nghiệp 6.901,53 ha; đất chưa sử dụng còn 283,01 ha, giảm 46,11 ha so với năm 2015 do thực hiện việc khai hoang, cải tạo đưa vào sử dụng cho các mục đích đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
Về phát triển rừng và tăng tỷ lệ che phủ: diện tích đất rừng của huyện đến năm 2020 là 44.878,00 ha, phù hợp với quy hoạch 3 loại rừng huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 – 2025 và điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 – 2020; trong đó diện tích đất rừng tập trung chủ yếu tại các xã Thượng Cửu, xã Đông Cửu, xã Yên Sơn. Ngoài việc bảo vệ và phát triển diện tích rừng hiện có, phương án điều chỉnh quy hoạch còn định hướng cải tạo một số khu vực đất trồng, đồi núi chọc sang trồng rừng nhằm tăng độ che phủ của rừng, bảo vệ tài nguyên đất và góp phần cải thiện môi trường. Phát triển đô thị, du lịch theo hướng xanh; tăng cường trồng cây tập trung và phân tán tại các công viên khu ở, công trình công cộng, dọc các tuyến giao thông, … phấn đấu nâng độ che phủ chung (bao gồm cả rừng sản xuất, cây công nghiệp, ăn quả dài ngày).
Phần thứ ba
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM ĐẦU KỲ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
I. CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
1.1. Nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực
1.1.1. Chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất
Tổng số công trình, dự án chuyển tiếp từ kế hoạch sử dụng đất năm 2017 sang thực hiện trong năm 2018 là 51 công trình với diện tích 180,37 ha; cụ thể:
TT Hạng mục (đến cấp xã)Địa điểm Diện tíchQH (ha) 1 Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội 0,26
1.1 Trụ sở làm việc Đội quản lý thị trường số 05 khuBình Dân Xã Thục Luyện 0,26
2 Dự án, công trình đất cơ sở y tế 0,36
2.1 Xây dựng Trạm Y tế xã Đông Cửu (0,15 ha tạixóm Bái, vị trí UBND xã cũ); Xây dựng Trạm Y tế xã Võ Miếu (0,21 ha tại xóm Mạ)
Các xã: Đông Cửu;
Võ Miếu 0,36
3 Dự án xây dựng cơ sở giáo dục - đào tạo 11,31
3.1 Mở rộng Trường MN, Tiểu học, THCS Tân Lập Xã Tân Lập 0,35
3.2 Xây mới điểm Trường TH khu Hồ, xã Yên Sơn Xã Yên Sơn 0,07
3.3 Xây mới điểm Trường MN khu Mận, xã Tân Lập Xã Tân Lập 0,20
3.4 Mở rộng khuôn viên Trường THCS Tinh Nhuệ Xã Tinh Nhuệ 0,26
3.5 Mở rộng khuôn viên Trường THCS Yên Lương Xã Yên Lương 0,10
3.6 Xây mới nhà lớp học Trường Mầm non Võ Miếu Xã Võ Miếu 0,80
3.7
Mở rộng khuôn viên các trường: Mầm non Tinh Nhuệ (0,12 ha tại xóm Láng Mái); Mầm non Đông Cửu (0,07 ha tại xóm Mu 2); THCS Lương Nha (0,05 ha tại xóm Vũ); Mầm non Thục Luyện (0,33 ha tại khu Đồng Lão). Xây mới các trường: Mầm non Thạch Khoán (0,55 ha); Mầm non Yên Sơn khu Liên Chung (0,7 ha)
Các xã: Tinh Nhuệ, Đông Cửu, Lương Nha, Thục Luyện, Thạch Khoán, Yên
Sơn, Thục Luyện
1,82
3.8 Xây dựng Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trúPhú Thọ khu Bình Dân Xã Thục Luyện 7,71
4 Các dự án, công trình đất giao thông 78,12
4.1 Đường giao thông liên huyện Thanh Thủy - Thanh Sơn (giai đoạn 2)
Xã Giáp Lai, Thạch Khoán, thị trấn
Thanh Sơn
21,00
4.2 Dự án xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sảnđường địa phương (LRAMP)
Các xã: Tất Thắng, Thục Luyện, Tân Minh,Tân Lập, Yên
Sơn
TT Hạng mục (đến cấp xã)Địa điểm Diện tíchQH (ha)
4.3
Xử lý điểm đen tại Km88+150-Km89/QL32; Km103+100-Km103+520/QL32; Km104+700-
Km105+300/QL32; Km86+00-
Km86+200/QL70B tỉnh Phú Thọ
Xã Địch Quả 1,30
4.4 Đường nội thị trung tâm thị trấn Thanh Sơn TT Thanh Sơn 9,26 4.5 Dự án đường vào trường THPT Thanh Sơn (Vị trí xây dựng trường mới) TT Thanh Sơn 0,30
4.6 Cầu qua sông Bần, xã Võ Miếu Xã Võ Miếu,
xã Thục Luyện 20,78
4.7 Cải tạo giao thông liên xã Cự Thắng - Cự Đồng Xã Cự Thắng, xã Cự Đồng 16,97
5 Dự án xây dựng công trình thủy lợi 0,55
5.1 Công trình cấp nước sinh hoạt thôn Quyết Tiến, xãCự Đồng Xã Cự Đồng 0,55
6 Dự án xây dựng công trình năng lượng 0,67
6.1 XD TBA 110kv TT Thanh Sơn - Hương Cần TT Thanh Sơn, xã
Hương Cần 0,40
6.2 XD các công trình Đường dây và trạm biến áp
Các Xã: Thắng Sơn, Tất Thắng, Giáp Lai,
Địch Quả, Tân Minh, Yên Lãng,
Thục Luyện, TT Thanh Sơn, Sơn Hùng, Hương Cẩn, Võ Miếu, Văn Miếu,
Cự Đồng
0,14
6.3
Các công trình năng lượng: Mạch vòng 22kV giữa lộ 473 trạm 110kV Trung Hà và lộ 478 trạm