Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH Điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ năm đầu của điều chỉnh quy hoạch huyện Thanh Sơn (Trang 126 - 127)

II. CÁC GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH

2.2. Giải pháp về chính sách

Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, hướng tới xây dựng nền hành chính điện tử, đáp ứng yêu cầu điều hành xã hội trong tình hình mới. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách hành chính công nhằm tăng cường hiệu quả, sự minh bạch của chính sách nhà nước và công cụ cung cấp dịch vụ; đảm bảo mối quan hệ cởi mở, minh bạch và ổn định giữa nhà nước với người dân và doanh nghiệp.

Thực hiện công khai các dự án đầu tư, từ lúc lập dự án đến quá trình triển khai thực hiện dự án để cộng đồng cùng kiểm tra giám sát.

Có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi như trong giao đất, cho thuê đất, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng thông thoáng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển các dự án lớn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

Thực hiện tốt các chính sách liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án, hạn chế việc khiếu nại, tố cáo của người dân. Xây dựng cơ chế tạo quỹ đất “sạch” theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn; thực hiện tốt các chính sách về đào tạo chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên quỹ đất để bố trí đất sản xuất cho các hộ dân nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số không có đất, thiếu đất sản xuất. Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực giữ nhiều đất trồng lúa; tăng cường đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ lúa hàng hóa tại địa phương. Có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập, để người trồng lúa yên tâm sản xuất.

Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch và kế hoạch, trong đó cần phải thu hồi cả phần diện tích đất phụ cận cácdự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang khu đô thị, khu dân cư nông thôn để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh theo từng năm, tạo nguồn vốn cho phát triển. Đồng thời, ưu tiên cho người bị thu hồi đất được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng (tái định cư tại chỗ) theo

quy định của pháp luật. Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và cho thuê.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH Điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ năm đầu của điều chỉnh quy hoạch huyện Thanh Sơn (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w