Trong kế hoạch sử dụng đất năm 2018, không khai thác đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.
V. DANH MỤC CÔNG TRÌNH DỰ ÁN
Danh mục các công trình, dự án trong năm kế hoạch 2018 được thể hiện chi tiết tại biểu 10A/CH.
VI. DỰ KIẾN THU, CHI LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI TRONG NĂM KẾHOẠCH HOẠCH
6.1. Cơ sở tính toán các nguồn thu, chi từ đất trong năm kế hoạch
Dự toán thu, chi từ đất của phương án kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Thanh Sơn được dựa vào các căn cứ sau:
- Luật đất đai năm 2013.
- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất.
- Nghị định số 104/2014/NĐ-CP, ngày 14/11/2014 của Chính phủ quy định khung giá đất.
- Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp tính giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất và tư vấn xác định giá đất.
- Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019.
- Diện tích chuyển mục đích, diện tích giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất.
6.2. Dự kiến các khoản thu
Trên địa bàn huyện Thanh Sơn, khoản thu từ đất trong kế hoạch sử dụng đất dựa vào việc giao đất ở nông thôn, đất ở đô thị, cho thuê đất sản xuất kinh doanh, cho thuê đất thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện.
Chi tiết các khoản thu trên địa bàn huyện Thanh Sơn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 6. Dự kiến các khoản thu từ đất trong kế hoạch sử dụng đất năm 2018 TT Hạng mục Diện tích (m2) Đơn giá (1.000 đồng/m2) Thành tiền (triệu đồng) Các khoản thu 328.520 113.774
TT Hạng mục Diện tích (m2) Đơn giá (1.000 đồng/m2) Thành tiền (triệu đồng) 1 Dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm (đất vườn) sang đất ở đô thị cho các hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư đô thị
1.220 300 366
2
Đấu giá quyền sử dụng đất theo tuyền đường GTNT Thanh Sơn - Thanh Thủy (Phố Cầu Đất, khu Hùng Nhĩ, khu Thống Nhất, khu Liên Đồng,)
37.000 1.000 37000
3 Xây dựng khu dân cư đô thị (theo tuyếnđường GTNT Thanh Thủy - Thanh Sơn) 18.500 700 12950
II Thu tiền khi giao đất ở nông thôn 204.100 57.263
1 Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dâncư nông thôn mới Khu 7, khu 9, khu 11 15.000 350 5250 2 Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dâncư nông thôn mới Xóm Soi Cả 26.000 280 7280 3 Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân
cư nông thôn mới Xóm Cầu 1.300 250 325
4 Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dâncư nông thôn mới Khu 6, khu 7 xã Yên Lương
3.500 250 875
4
Dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm (đất vườn) sang đất ở nông thôn cho các hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư
9.600 150 1.440
5 Quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất tạixóm Dớn, xóm Nhằn Hạ, xã Tân Minh 1.500 350 525 6 Quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất tại
xóm Mận, xã Tân Lập 3.300 350 1.155
7 Quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất tạiGò Đa, xã Tinh Nhuệ 7.000 350 2.450 8
Xây dựng khu dân cư nông thôn (theo tuyến đường GTNT Thanh Thủy - Thanh Sơn)
20.000 150 3.000
9
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư nông thôn đấu giá quyền sử dụng đất khu Bần 1, khu Hà Biên, xóm Mạ
19.000 350 6.650
10
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư nông thôn đấu giá quyền sử dụng đất
xóm Giếng Bèo 1.800 250 450
11
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư nông thôn đấu giá quyền sử dụng đất xóm Dẹ 1, xóm Dẹ 2, xóm Mật 2 (Đồng Tháp)
16.500 250 4.125
12
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư nông thôn đấu giá quyền sử dụng đất khu Lau
TT Hạng mục Diện tích (m2) Đơn giá (1.000 đồng/m2) Thành tiền (triệu đồng) 13
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư nông thôn đấu giá quyền sử dụng đất khu Giai Thượng
600 280 168
14
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư nông thôn đấu giá quyền sử dụng đất (Tất Thắng; Địch Quả; Tân Minh; Thắng Sơn; Cự Đồng; Yên Lương; Yên Sơn; Lương Nha; Yên Lãng)
76.400 300 22.920
III Thu tiền khi cho thuê đất sản xuất kinh
doanh 67.700 6.195
1 Xây dựng xưởng chế biến gỗ xã Yên
Lương 17.000 96 1632
2 Dự án cơ sở chế biến lâm sản xóm Trầu xãVăn Miếu 10.000 90 900 3 Dự án khai thác Kaolin, Felpat tại đồi HốMa Thành Tiểu 3.700 90 333 4 Xây dựng xưởng chế biến gỗ xã ThạchKhoán 5.000 90 450 5 Dự án mở rộng cơ sở chế biến nông lâmsản xã Thục Luyện 6.000 90 540 6 Dự án xây dựng cơ sở chế biến nông sản tạikhu Đa Nghệ xã Thắng Sơn 2.000 90 180 7 Xây dựng cơ sở chế biến lâm sản tại Khu 5xã Yên Lương 2.000 90 180
8 Dự án xây dựng nhà máy sản xuất cột điệnly tâm 22.000 90 1980
Như vậy tổng nguồn thu từ giao đất trong kế hoạch sử dụng đất năm 2018 là 113,774 tỷ đồng.
6.3. Dự kiến các khoản chi
Trên địa bàn huyện Thanh Sơn, khoản chi từ đất trong kế hoạch sử dụng đất chủ yếu bồi thường đất ở đô thị, đất ở nông thôn và chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp trên địa bàn.
Dựa trên các căn cứ trên để tính toán các khoản chi do bồi thường, hỗ trợ việc chuyển đổi mục đích sử dụng của các loại đất. Dự kiến các khoản chi trong kế hoạch sử dụng đất được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 7. Dự kiến các khoản chi trong kế hoạch sử dụng đất năm 2018
TT Hạng mục Diện tích (ha) Đơn giá (đồng/m2) Thành tiền (triệu đồng)
TT Hạng mục Diện tích (ha) Đơn giá (đồng/m2) Thành tiền (triệu đồng)
1 Chi bồi thường khi thu hồi đất ở nông thôn 6,17 280.000 17.276,0 2 Chi bồi thường khi thu hồi đất lúa nước 50,96 34.000 17.326,4 3 Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây
hàng năm khác 21,76 29.000 6.310,4
4 Chi bồi thường khi thu hồi đất trồng cây
lâu năm 45,39 28.000 12.709,2
5 Chi bồi thường khi thu hồi đất rừng sảnxuất 35,59 9.000 3.203,1 6 Chi bồi thường khi thu hồi đất nuôi trồngthủy sản 2,87 29.000 832,3
II
Chi phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa khi chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp
154,57 10.000 15.457,0
III
Chi phí trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích
khác 35,59 4.000 1.423,6
Tổng các khoản chi 74.538,0
Như vậy, tổng chi trong kế hoạch sử dụng đất năm 2018 là 74,538 tỷ đồng
6.4. Cân đối thu - chi
Tổng số tiền thu từ đất: 113.774.000.000 đồng
Tổng số tiền chi từ đền bù: 74.538.000.000 đồng
39.236.000.000 đồng
Tổng thu - Tổng chi = 39.236.000.000 đồng.
Trên đây chỉ là dự kiến thu chi giả định dựa trên khung giá và các văn bản hướng dẫn hiện hành tại thời điểm lập kế hoạch sử dụng đất. Thu chi thực tế sẽ phụ thuộc vào thời điểm triển khai dự án ở thời điểm nào thì trên cơ sở hướng dẫn áp dụng đơn giá, khung giá và giá cả thị trường cụ thể tại thời điểm đó cũng như cho từng dự án cụ thể.
Phần thứ tư
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, CẢI TẠO ĐẤT
1.1. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện đất đai thực tế của địa phương nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, tránh khai thác quá mức làm thoái hóa đất.
Thực hiện các biện pháp trồng rừng theo hình thức nông lâm kết hợp trên đất dốc, hạn chế việc cày bề mặt đất trong mùa mưa và khai thác trắng đối với rừng sản xuất, để chống xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất. Phát huy tối đa khả năng đất trống đồi núi trọc vào trồng rừng mới, làm tăng độ che phủ của đất.
Hạn chế việc lạm dụng, sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, tích cực làm giàu đất, chống ô nhiễm môi trường đất.
Kết hợp nuôi trồng thủy sản trên diện tích đất sông suối, mặt nước chuyên dùng, đặc biệt là trên sông Đà, sông Bứa theo quy hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh, tích cực đưa mặt nước hoang hóa vào sử dụng.
Tăng cường công tác kiểm tra, xây dựng lực lượng kiểm lâm nhân dân đủ nhân lực và phương tiện làm việc. Thực hiện giao đất giao rừng tới các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhằm bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng trên địa bàn.
Các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phải có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Giám sát kỹ phần đánh giá môi trường và giải pháp xử lý chất thải, nước thải trong các dự án đầu tư, kiên quyết loại bỏ các dự án không đáp ứng yêu cầu về môi trường. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp sản xuất có yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường để kịp thời xử lý và khắc phục. Khuyến khích và tiến tới bắt buộc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện có các biện pháp kỹ thuật phù hợp để kiểm soát và xử lý chất thải.
Sử dụng đất khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng phải có phương án bảo vệ môi trường. Sau khi kết thúc khai thác phải có kế hoạch phục hồi hiện trạng bề mặt sử dụng đất ban đầu, hoặc trồng rừng để bảo vệ môi trường.
1.2. Giải pháp sử dụng đất bền vững trong điều kiện ứng phó với biến đổikhí hậu khí hậu
Ứng phó với biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ thường xuyên và xuyên suốt trong thời kỳ thực hiện quy hoạch; đòi hỏi sự chung tay phối hợp của không chỉ các ban ngành, các địa phương mà còn ở tầm khu vực, quốc gia.
Thực hiện tốt các chính sách giao rừng, khoán quản và xã hội hóa trong trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng, gắn với các chính sách xã hội như giao đất, giao rừng, giảm nghèo, khuyến khích và tạo điều kiện để người dân ở khu vực có rừng và làm nghề rừng sống được và làm giàu bằng chính nghề rừng. Tăng
độ che phủ bằng cách trồng rừng tập trung và phân tán, trước hết là rừng đầu nguồn, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bằng rừng; kết hợp giữa khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ với phát triển du lịch xanh. Chọn loài cây phù hợp để trồng trong khu dân cư, cơ quan, trường học. Tăng cường bảo vệ và phòng chống cháy rừng.
Xây dựng các công trình thủy lợi như các hồ, đập, hệ thống kênh mương cấp, thoát nước để điều tiết nước cho các vùng khô hạn và thiếu nước.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với khô hạn và tiết kiệm nước, cho năng suất cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi gắn với bảo vê môi trường. Gắn sản xuất hàng hoá với thị trường tiêu thụ.
Ứng dụng khoa học và công nghệ tưới tiết kiệm nước, kỹ thuật canh tác nông nghiệp tăng sản và giảm nhẹ khí nhà kính (khí mêtan). Ứng dụng khoa học và công nghệ sinh học trong lĩnh vực lai, ghép, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, thích ứng với điều kiện khí hậu, thời tiết khô hạn, thiếu nước và thổ nhưỡng của địa phương. Sử dụng chất giữ ẩm, vật liệu mới để thu trữ nước. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và cung ứng giống chất lượng cao.
Tăng cường công tác tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học-công nghệ về tưới tiết kiệm cho nông dân, xây dựng các mô hình điểm để nông dân học tập, tiếp thu và áp dụng.
II. CÁC GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SDĐ
2.1. Giải pháp về quản lý hành chính
- Kiên quyết không thỏa thuận đầu tư, cấp phép đầu tư, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với những dự án, công trình không nằm trong danh mục, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Có biện pháp xử lý kịp thời đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, đảm bảo được tính minh bạch của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để mọi thành phần kinh tế biết, để tham gia thực hiện.
- Cải cách thủ tục hành chính là giải pháp đột phá trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở các cấp.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở đi đôi với làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, đảm bảo pháp luật được thực thi đối với cả cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, các tổ chức kinh tế và mọi người dân.
2.2. Giải pháp về chính sách
Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, hướng tới xây dựng nền hành chính điện tử, đáp ứng yêu cầu điều hành xã hội trong tình hình mới. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách hành chính công nhằm tăng cường hiệu quả, sự minh bạch của chính sách nhà nước và công cụ cung cấp dịch vụ; đảm bảo mối quan hệ cởi mở, minh bạch và ổn định giữa nhà nước với người dân và doanh nghiệp.
Thực hiện công khai các dự án đầu tư, từ lúc lập dự án đến quá trình triển khai thực hiện dự án để cộng đồng cùng kiểm tra giám sát.
Có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi như trong giao đất, cho thuê đất, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng thông thoáng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển các dự án lớn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ và du lịch.
Thực hiện tốt các chính sách liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án, hạn chế việc khiếu nại, tố cáo của người dân. Xây dựng cơ chế tạo quỹ đất “sạch” theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn; thực hiện tốt các chính sách về đào tạo chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên quỹ đất để bố trí đất sản xuất cho các hộ dân nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số không có đất, thiếu đất sản xuất. Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, trước hết là nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực giữ nhiều đất trồng lúa; tăng cường đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các cơ sở bảo quản, chế biến, tiêu thụ lúa hàng hóa tại địa phương. Có chính sách, biện pháp phù hợp để giảm chi phí sản