CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, CẢI TẠO ĐẤT

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH Điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ năm đầu của điều chỉnh quy hoạch huyện Thanh Sơn (Trang 124 - 125)

1.1. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

Áp dụng kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện đất đai thực tế của địa phương nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, tránh khai thác quá mức làm thoái hóa đất.

Thực hiện các biện pháp trồng rừng theo hình thức nông lâm kết hợp trên đất dốc, hạn chế việc cày bề mặt đất trong mùa mưa và khai thác trắng đối với rừng sản xuất, để chống xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất. Phát huy tối đa khả năng đất trống đồi núi trọc vào trồng rừng mới, làm tăng độ che phủ của đất.

Hạn chế việc lạm dụng, sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, tích cực làm giàu đất, chống ô nhiễm môi trường đất.

Kết hợp nuôi trồng thủy sản trên diện tích đất sông suối, mặt nước chuyên dùng, đặc biệt là trên sông Đà, sông Bứa theo quy hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh, tích cực đưa mặt nước hoang hóa vào sử dụng.

Tăng cường công tác kiểm tra, xây dựng lực lượng kiểm lâm nhân dân đủ nhân lực và phương tiện làm việc. Thực hiện giao đất giao rừng tới các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhằm bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng trên địa bàn.

Các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phải có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Giám sát kỹ phần đánh giá môi trường và giải pháp xử lý chất thải, nước thải trong các dự án đầu tư, kiên quyết loại bỏ các dự án không đáp ứng yêu cầu về môi trường. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp sản xuất có yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường để kịp thời xử lý và khắc phục. Khuyến khích và tiến tới bắt buộc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện có các biện pháp kỹ thuật phù hợp để kiểm soát và xử lý chất thải.

Sử dụng đất khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng phải có phương án bảo vệ môi trường. Sau khi kết thúc khai thác phải có kế hoạch phục hồi hiện trạng bề mặt sử dụng đất ban đầu, hoặc trồng rừng để bảo vệ môi trường.

1.2. Giải pháp sử dụng đất bền vững trong điều kiện ứng phó với biến đổikhí hậu khí hậu

Ứng phó với biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ thường xuyên và xuyên suốt trong thời kỳ thực hiện quy hoạch; đòi hỏi sự chung tay phối hợp của không chỉ các ban ngành, các địa phương mà còn ở tầm khu vực, quốc gia.

Thực hiện tốt các chính sách giao rừng, khoán quản và xã hội hóa trong trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng, gắn với các chính sách xã hội như giao đất, giao rừng, giảm nghèo, khuyến khích và tạo điều kiện để người dân ở khu vực có rừng và làm nghề rừng sống được và làm giàu bằng chính nghề rừng. Tăng

độ che phủ bằng cách trồng rừng tập trung và phân tán, trước hết là rừng đầu nguồn, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bằng rừng; kết hợp giữa khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ với phát triển du lịch xanh. Chọn loài cây phù hợp để trồng trong khu dân cư, cơ quan, trường học. Tăng cường bảo vệ và phòng chống cháy rừng.

Xây dựng các công trình thủy lợi như các hồ, đập, hệ thống kênh mương cấp, thoát nước để điều tiết nước cho các vùng khô hạn và thiếu nước.

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với khô hạn và tiết kiệm nước, cho năng suất cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi gắn với bảo vê môi trường. Gắn sản xuất hàng hoá với thị trường tiêu thụ.

Ứng dụng khoa học và công nghệ tưới tiết kiệm nước, kỹ thuật canh tác nông nghiệp tăng sản và giảm nhẹ khí nhà kính (khí mêtan). Ứng dụng khoa học và công nghệ sinh học trong lĩnh vực lai, ghép, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, thích ứng với điều kiện khí hậu, thời tiết khô hạn, thiếu nước và thổ nhưỡng của địa phương. Sử dụng chất giữ ẩm, vật liệu mới để thu trữ nước. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất và cung ứng giống chất lượng cao.

Tăng cường công tác tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ khoa học-công nghệ về tưới tiết kiệm cho nông dân, xây dựng các mô hình điểm để nông dân học tập, tiếp thu và áp dụng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH Điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ năm đầu của điều chỉnh quy hoạch huyện Thanh Sơn (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w