Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH Điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ năm đầu của điều chỉnh quy hoạch huyện Thanh Sơn (Trang 53 - 58)

I. ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT

1.1. Khát quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

1.1.1. Mục tiêu phát triển

a. Về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo giá trị tăng thêm, giá so sánh 2010) tăng bình quân 7,7%/năm; trong đó nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 5%, công nghiệp và xây dựng 9,7%, các ngành dịch vụ 9,2%.

Giá trị tăng thêm bình quân đầu người (theo giá thực tế): 33,6 triệu đồng/người/năm.

Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng giá trị tăng thêm các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm 62%, giá trị tăng thêm ngành Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 38%.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 4.000 tỷ đồng trở lên.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 12%/năm.

Giá trị sản phẩm bình quân trên 1 ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản (tính theo doanh thu giá hiện hành) phấn đấu đạt 100 triệu đồng.

Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa 70%.

b. Về văn hoá - xã hội

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%

Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm; Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên 90%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo và được truyền nghề đạt 55%; trong đó tỷ lệ đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25% trở lên.

Cơ cấu lao động đang làm việc: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 65%; công nghiệp - xây dựng 15%; dịch vụ 20%.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 14%. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế 89,44% trở lên.

Tỷ lệ trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia 82,9%.

Tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch đạt 95% trở lên; trong đó tỷ lệ được sử dụng nước sạch 11,6%.

Tỷ lệ khu dân cư ở trung tâm xã được thu gom xử lý rác thải 70%. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 62,4% trở lên…

Số xã đạt và cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới 06 xã; trong đó số xã đạt chuẩn nông thôn mới 03 xã.

1.1.2. Định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực

1.1.2.1. Về dịch vụ

Ngành dịch vụ là ngành có tiềm năng và lợi thế của huyện Thanh Sơn (từ vị trí địa lý, hệ thống giao thông đường bộ và thực trạng phát triển ...). Trong những năm tới dịch vụ - thương mại cần tập trung xây dựng và mở rộng các chợ và trung tâm thương mại tại các xã có vị trí thuận lợi. Mở rộng các cơ sở dịch vụ thương mại ở tất cả các xã. Tại các bản hình thành các cơ sở kinh doanh thương mại nhỏ, phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân.

Khu du lịch nước khoáng Thanh Thuỷ được tỉnh Phú Thọ xác định là một trong những dự án du lịch được tập trung đầu tư trong giai đoạn 2011-2020. Đây là một trong những thuận lợi đối với dịch vụ du lịch nên huyện Thanh Sơn cần phải có đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ sở kỹ thuật, quảng bá hình ảnh phục vụ du lịch. Ngoài ra các hoạt động du lịch còn tập trung khai thác các điểm du lịch ở các làng nghề, các hoạt động lễ hội gắn với tín ngưỡng của đồng bào dân tộc trong huyện.

Phấn đấu trong thời gian tới, tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt là 21%/ năm (Tính theo giá hiện hành).

1.1.2.2. Về công nghiệp - xây dựng

- Chú trọng và ưu tiên phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh của vùng như: Chế biến gỗ dân dụng, gỗ ván ép, mây tre đan...., lương thực thực phẩm, các ngành sản xuất vật liệu xây dựng nhằm khai thác các nguồn lực, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, TTCN trong nền kinh tế huyện.

- Khôi phục và phát triển các làng nghề mới, đẩy mạnh 2 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận là Làng nghề mộc Phú Hà và làng nghề chè xóm Khuân.

- Hình thành các cụm công nghiệp tập trung quy mô vừa và nhỏ, chú ý phát triển ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động như: May mặc, kim khí, sửa chữa cơ khí, điện cơ, điện lạnh, điện tử… từng bước đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Tăng cường phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống người dân như: Công nghiệp chế biến lương thực, thực

phẩm (xay sát, chế biến thức ăn chăn nuôi…); cơ khí sửa chữa nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; phát triển hệ thống thuỷ điện quy mô vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu tại chỗ,

- Chú trọng công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản kết hợp bảo vệ môi trường, ưu tiên cho khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản kim loại …

- Tóm lại, đến năm 2020, cần Quy hoạch và đầu tư xây dựng, phát triển các cụm công nghiệp sau:

+ Cụm CN Giáp Lai + Cụm CN Thắng Sơn

Phấn đấu trong thời gian tới, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng, đạt là 17,5%/ năm (Tính theo giá hiện hành).

1.1.2.3. Về nông nghiệp và phát triển nông thôn

- Phát triển nông - lâm nghiệp và thủy sản theo hướng đảm bảo môi trường sinh thái bền vững nâng cao chất lượng giá trị nông sản, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong những năm tiếp theo;

- Phát triển cân đối giữa chăn nuôi và trồng trọt, giữa nông nghiệp với lâm nghiệp trên cơ sở khai thác lợi thế của từng ngành nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho người lao động nông nghiệp, nông thôn;

- Phát triển nông-lâm nghiệp và thủy sản gắn liền với phát triển các ngành nghề nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản tạo việc làm và tăng thêm giá trị của các sản phẩm nông sản;

- Gắn nông nghiệp, thủy sản với du lịch, một mặt tạo sức hấp dẫn cho du lịch, mặt khác tạo thị trường tiêu thụ nông sản, khai thác tối đa các tiềm năng đa dạng của huyện Thanh Sơn, nâng cao hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản.

- Phát triển nông, lâm nghiệp thuỷ sản gắn liền với phát triển các ngành nghề nông thôn, gắn với du lịch và môi trường sinh thái, một mặt tạo sức hấp dẫn cho du lịch, mặt khác góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển cân đối giữa chăn nuôi và trồng trọt, giữa nông nghiệp với lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

Phấn đấu trong thời gian tới, tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành nông- lâm nghiệp, thủy sản đạt là 4,0% (Tính theo giá hiện hành).

1.1.2.4. Các lĩnh vực xã hội

- Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo

Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn

chất lượng giáo dục toàn diện; chất lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, chất lượng thi tốt nghiệp và tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học. Tiếp tục duy trì vững chắc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở . Thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua trong trường học, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục. Huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học đạt 100%, có 82,9% số trường đạt chuẩn quốc gia.

- Về dân số: Tiếp tục giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, dự tính tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện giảm xuống dưới 1,0%.

- Lao động, việc làm và thu nhập: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của huyện trong thời gian tới là tạo việc làm thu hút người lao động, tăng thu nhập cho người dân, dự kiến đến năm 2020 số lao động thu hút vào các ngành tăng lên 63.350 người/69.615 lao động, trong đó lao động nông nghiệp giảm xuống còn 25.785 người, lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là 17.775 người, lao động dịch vụ là 19.790 người, lao động khác là 3.683 người.

- Về văn hoá, thông tin, truyền thông

Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 9 Khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin, chú trọng nâng cấp, bổ sung trang thiết bị cho nhà văn hóa khu dân cư. Tiếp tục giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tăng cường quản lý các hoạt động lễ hội, khai thác có hiệu các thiết chế văn hóa, thể thao. Nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình, đổi mới phương pháp đưa thông tin về cơ sở để truyền tải chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân đầy đủ, kịp thời. Nâng cấp Website của các cơ quan, đơn vị đáp ứng nhu cầu tra cứu, cập nhật thông tin của nhân dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước, triển khai xây dựng chính quyền điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015.

Phát triển toàn diện phong trào thể dục thể thao quần chúng; khai thác, sử dụng có hiệu quả các thiết chế thể thao từ huyện đến cơ sở; đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá thể thao. Tiếp tục huy động nguồn lực sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa các khu dân cư đã xuống cấp.

1.1.2.5. Quốc phòng - an ninh

Trong thời gian tới cần tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, xây dựng mô hình Quốc phòng toàn dân, mọi người tham gia công tác giữ gìn An

ninh, trật tự an toàn xã hội đảm bảo giữ vững An ninh, Quốc phòng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế- xã hội.

Xây dựng huyện Thanh Sơn vững về Chính trị, mạnh về An ninh và Quốc phòng, xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, giữ vững An ninh, Chính trị, trật tự an toàn xã hội. Ngăn ngừa bài trừ tham nhũng, buôn lậu và các tệ nạn xã hội từ khu dân cư trở lên, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và làm thất bại âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.

1.1.2.6. Về phát triển kết cấu hạ tầng

- Về giao thông: Tập trung phát triển các tuyến giao thông đối ngoại, các tuyến giao thông đầu mối, mạng lưới giao thông tỉnh, huyện giữ chức năng là đầu mối giao thông của tỉnh Phú Thọ.

- Về cấp điện: Tập trung phát triển mạng lưới điện cho trung tâm huyện Thanh Sơn và các xã thuộc chương trình 135. Ngoài ra cần phát triển các mạng điện, trạm biến áp, phục vụ khu du lịch nước khoáng Thanh Thuỷ.

- Về công trình thuỷ lợi: Phát triển hệ thống thủy lợi nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả và bảo vệ nguồn nước, đề xuất các giải pháp công trình cấp nước cho nông nghiệp, đô thị, phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai… đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

- Về cấp nước: Hiện Thanh Sơn chưa có công trình cấp nước sạch cho sinh hoạt, trong những năm tới cần ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho 2 thị trấn là Thanh Sơn, Hương Cần. Đối với các xã, trước mắt việc cấp nước sinh hoạt được xây dựng theo hướng xây dựng hệ thống cấp nước tự chảy theo quy mô từng xóm, bản. Tiếp tục thực hiện dự án cấp nước sạch theo chương trình 135.

- Về thoát nước và vệ sinh môi trường: Đến nay tiêu nước chưa đặt ra những vấn đề cấp bách như các huyện khác. Tuy nhiên, ở một số khu vực sản xuất và đông dân cư vấn đề tiêu thoát nước cũng cần được đầu tư giải quyết trong thời gian tới.

Đối với nước thải của khu vực sản xuất thuộc cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thuộc trung tâm huyện lỵ, quỹ đất dành cho hệ thống thoát nước đã tính đến. Thời gian tới vấn đề xử lý nước thải và Quy hoạch hệ thống thoát nước thải cần quan tâm đầu tư xây dựng.

Về vấn đề môi trường, đặc biệt quan tâm Quy hoạch hệ thống nghĩa trang bãi chôn lấp rác thải, trạm xỷ lý và thu gom rác thải. Bảo vệ rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, nâng cao độ che phủ rừng.

- Về thông tin và truyền thông:

+ Chú ý tới phát triển mạng lưới thông tin và truyền thông nhằm tăng cường cơ sở vật chất truyền tải thông tin, văn hoá đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.

+ Phát triển hạ tầng truyền thông, thông tin để phủ sóng thông tin di động toàn huyện đến được tất cả các vùng sâu, vùng xa ở các xã trên địa bàn. Đồng thời, phát triển mạng lưới internet, tăng số thuê bao đạt từ 15-20% dân số, số người sử dụng đạt từ 35-40% dân số.

- Về giáo dục, đào tạo: Phát triển giáo dục - đào tạo phải cân đối hợp lý giữa các bậc học, cấp học, ngành học và các lĩnh vực kinh tế xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện và của tỉnh đến năm 2020. Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục đào tạo với mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Huy động mọi nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giáo dục đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá giáo dục và đào tạo.

- Về y tế: Nâng cấp thiết bị y tế của trung tâm y tế huyện và bệnh viện đa khoa của huyện. Hoàn thiện hệ thống khám chữa bệnh về cơ sở vật chất và con người tại bệnh viện phát triển một số cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập.

- Về văn hoá, thể dục thể thao: Phát triển mạnh các hoạt động văn hoá, thông tin từ huyện đến xã với nhiều hình thức đa đạng phong phú, tiếp tục thực hiện phong trào “ Xây dựng gia đình văn hoá” và “ Làng, xã văn hoá” với những quy định hợp lý gắn với gìn giữ bản sắc dân tộc; đồng thời xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới. Hoàn thành việc xây dựng nhà văn hoá khu dân cư, ưu tiên, tập trung xây dựng các công trình, thiết chế văn hoá quan trọng của huyện như: Nhà văn hoá huyện, Sân thể thao huyện, đài tưởng niệm nghĩa trang liệt sỹ...

Đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng trong nhà trường, cơ quan, khu dân cư. Coi trọng công tác xã hội hoá thể dục thể thao, phát triển rộng rãi phong trào thể dục thể thao quần chúng. Chú trọng đầu tư cho thể thao thành tích cao và các môn thể thao truyền thống.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH Điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2020 và kế hoạch SDĐ năm đầu của điều chỉnh quy hoạch huyện Thanh Sơn (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w