II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.2.2. Ngành thương mại – dịch vụ
Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, thương mại; củng cố và phát triển hệ thống các cửa hàng, đại lý cung ứng vật tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp, nhất là các thôn, bản vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, để người dân được mua các loại vật tư đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và kịp thời cho sản xuất. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ nhà hàng ăn uống, khách sạn, nhất là dọc Quốc lộ 32A và Đường Thanh Thủy – Thanh Sơn. Nghiên cứu phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch
gắn với các lễ hội truyền thống, các di tích văn hóa và nét đặc trưng, đa dạng văn hóa của các dân tộc trên địa bàn. Sửa chữa, nâng cấp hệ thống chợ nông thôn, tạo điều kiện hình thành chợ đầu mối tiêu thụ nông sản ở các xã Yên Sơn, Văn Miếu, Võ Miếu... Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, phòng chống gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
2.1.3. Phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội
2.1.3.1. Phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
Tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI) về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện; chất lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, chất lượng thi tốt nghiệp và tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học. Tiếp tục duy trì vững chắc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở . Thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua trong trường học, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục. Huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất trường học, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học đạt 100%, có 82,9% số trường đạt chuẩn quốc gia.
2.1.3.2. Công tác y tế - dân số.
Triển khai đồng bộ hoạt động y tế dự phòng và công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe thuộc lĩnh vực y tế dự phòng. Chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở cả 2 tuyến. Đảm bảo tiến độ xây dựng xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia theo kế hoạch. Đẩy mạnh xã hội hóa để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị của các bệnh viện theo định hướng chuyên sâu. Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng tiêu chuẩn quản lý và kiểm tra chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ y tế, nhất là nhân lực chất lượng cao; nâng cao trình độ chuyên môn, trách nhiệm và y đức của đội ngũ cán bộ y tế. Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách và lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân; làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người cao tuổi, bà mẹ, trẻ em; phấn đấu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 14%. Tăng cường quản lý dịch vụ y tế tư nhân, tạo môi trường bình đẳng giữa khu vực công lập và ngoài công lập.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, thái độ và chuyển đổi hành vi của người dân để hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, sinh con thứ ba; bảo đảm tốc độ tăng dân số tự nhiên hợp lý (còn khoảng 1%).
Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với trẻ em; bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. Xây dựng môi trường phát triển toàn diện cho thanh niên. Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Từng bước bảo đảm bình đẳng giới trong mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực hiện tốt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, để mỗi gia đình đều no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.
2.1.3.3. Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá, thể thao.
Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 9 Khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia phát triển sự nghiệp văn hoá thông tin, chú trọng nâng cấp, bổ sung trang thiết bị cho nhà văn hóa khu dân cư. Tiếp tục giữ gìn, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tăng cường quản lý các hoạt động lễ hội, khai thác có hiệu các thiết chế văn hóa, thể thao. Nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình, đổi mới phương pháp đưa thông tin về cơ sở để truyền tải chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân đầy đủ, kịp thời. Nâng cấp Website của các cơ quan, đơn vị đáp ứng nhu cầu tra cứu, cập nhật thông tin của nhân dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước, triển khai xây dựng chính quyền điện tử theo Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015.
Phát triển toàn diện phong trào thể dục thể thao quần chúng; khai thác, sử dụng có hiệu quả các thiết chế thể thao từ huyện đến cơ sở; đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá thể thao. Tiếp tục huy động nguồn lực sửa chữa, nâng cấp nhà văn hóa các khu dân cư đã xuống cấp.
2.1.3.4. Giải quyết việc làm; giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
Chú trọng tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; quản lý chặt chẽ, thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động; nâng cao tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm tự nguyện. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, đẩy mạnh hoạt động "đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc người có công; chăm lo đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho gia
đình chính sách. Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững. Mở các lớp đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh để tăng cơ hội việc làm cho người lao động; tăng cường đào tạo nghề nông nghiệp gắn với chuyển giao khoa học kỹ thuật và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất. Phát huy hiệu quả đào tạo của trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú, phấn đấu mỗi năm đào tạo 1.000 lao động; tạo việc làm cho người lao động hàng năm đạt 1.700 lao động trở lên, xuất khẩu lao động hàng năm từ 200 người trở lên. Quản lý, thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ các gia đình có công với Cách mạng về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo Quyết định 755 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện có hiệu quả chương trình an sinh xã hội, giảm nghèo; hỗ trợ, khuyến khích các hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 2%/ năm trở lên. Chú trọng công tác dân tộc, tôn giáo; không ngừng nâng cao đời sống và mức hưởng thụ văn hoá đối với đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân theo quy định của pháp luật.