Những nội dung cơ bản của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,

Một phần của tài liệu Thực hiện dân chủ ở cấp xã thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 41)

10. Bố cục luận văn

1.2.2. Những nội dung cơ bản của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,

xã, phường, thị trấn và sự tác động của Pháp lệnh tới đời sống nhân dân

Căn cứ vào Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã.

- Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hô trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân.

- Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp.

- Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế.

- Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã.

- Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND cấp xã.

- Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này.

- Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu.

- Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.

- Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.

Những nội dung trên được công khai bằng hình thức: Niêm yết công khai tại trụ sở HĐND, UBND cấp xã; Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã; Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân; Chính quyền cấp xã có thể áp dụng đồng thời nhiều hình thức công khai, thực hiện việc cung cấp thông tin theo quy định...

Về cách thức thông tin, nhân dân có quyền yêu cầu chính quyền sử dụng các phương tiện thông tin sẵn có ở xã, thôn để truyền tải những thông tin mà nhân dân được quyền biết, đó là: trực tiếp bằng văn bản đến thôn, xã; niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã hoặc ở những trung tâm dân cư; hệ thống truyền thanh xã, thôn; tại các cuộc họp tiếp xúc đại biểu HĐND xã.

Về nội dung thông tin, nhân dân có quyền yêu cầu tất cả những thông tin mà dân được quyền biết. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào, hoặc bất kỳ loại thông tin nào cũng có thể được yêu cầu. Có những loại thông tin được cung cấp định kỳ, như báo cáo công tác của HĐND, UBND xã. Cũng có những loại thông tin chỉ có thể được cung cấp sau một thời hạn nhất định, như dự toán, quyết toán thu chi ngân sách, hoặc dự án, công trình. Có loại thông tin được cung cấp thông qua các tổ chức như Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát công trình, Ban công tác, mặt trận,...

b. Những nội dung nhân dân bàn và quyết định

- Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.

- Nhân dân bàn, biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định: + Hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố.

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. + Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Những nội dung nhân dân bàn và quyết định dù trực tiếp hay gián tiếp đều được thực hiện dưới hình thức: Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình. Tuỳ theo từng hình thức thể hiện sẽ có quy định riêng.

c. Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định

- Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã.

- Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã.

- Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ trương, phương án đền bù, hô trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư.

- Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã.

- Những nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.

Những nội dung này được thể hiện bằng hình thức: Họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; Phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; Thông qua hòm thư góp ý.

d. Những nội dung nhân dân giám sát

Đối với những nội dung mà nhân dân được biết, được thông tin, được bàn và quyết định, được tham gia ý kiến như trên đã trình bày thì nhân dân đều có quyền giám sát việc thực hiện. Một số việc quan trọng mà nhân dân ở địa phương có quyền giám sát, kiểm tra:

- Hoạt động của đại biểu HĐND xã, cán bộ UBND xã. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Dự toán và quyết toán ngân sách xã.

- Kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chương trình dự án do nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư tài trợ trực tiếp cho xã.

- Quản lý và sử dụng đất đai.

- Thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của nhà nước, các khoản đóng góp của nhân dân

- Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ xã.

Nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Nhân dân có thể trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Uỷ ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Qua vấn đề trên chúng ta có thể thấy rằng, những nội dung trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cấp xã được sắp xếp theo cấp độ tăng dần và toàn diện. Những nội dung trên là cốt lõi của vấn đề dân chủ nói chung và dân chủ ở cấp xã nói riêng. Đó là việc “Dân biết => Dân bàn => Dân làm => Dân kiểm tra” như Bác Hồ đã từng khẳng định. “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm” tra là bốn yếu tố cơ bản, có quan hệ thống nhất hữu cơ, biện chứng với nhau trong hệ thống tư tưởng "Dân chủ". Muốn “Dân bàn” thì Dân phải biết; muốn “Dân làm” thì phải trên cơ sở “Dân biết” và đã bàn bạc thấu đáo. Dân không những được biết, được bàn, được làm mà còn được kiểm tra. Có thể nói kiểm tra mọi vấn đề, mọi công việc của đất nước là biểu hiện cao nhất của tinh thần dân chủ. Tuy nhiên, pháp luật là nhân tố quan trọng để nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình.

Pháp lệnh quy định những nội dung phải công khai để dân biết, dân bàn, quyết định, dân tham gia ý kiến và giám sát. Đồng thời, pháp lệnh cũng nêu rõ trách nhiệm của Chính quyền, cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn... của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã. Có thể nói sự ra đời của QCDC ở cấp xã (Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở cấp xã) đã tạo khung pháp lý để thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và đặc biệt làm rõ hơn quyền làm chủ và cách thức tiến hành các quyền đó theo quy định của pháp luật.

Thực trạng của đất nước hiện nay, tuy đã thu được nhiều thành quả trong công cuộc đổi mới, nhưng đời sống của đa số nhân dân còn nhiều khó khăn; nạn tham nhũng trầm trọng; trật tự an toàn xã hội diễn biến phức tạp; nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước bị lạm dụng, bị "biến tướng"; cải cách hành chính ở mức thấp về trình độ, lại kém hiệu quả; công cuộc hội nhập quốc tế còn nhiều thách thức. Do đó, chủ trương "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước, cần được Đảng và nhà nước quan tâm hơn nữa, đồng thời được thực thi rộng khắp, có thực chất, để đạt những hiệu quả rõ rệt, tránh hình thức. Cũng có thể khẳng định tính đúng đắn của phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” qua lịch sử đất nước mấy nghìn năm, nhất là từ ngày có Đảng, trải qua những cuộc chiến tranh vệ quốc ác liệt và đầy gian khổ, hy sinh, cũng như trong sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

1.3. Tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã

Từ khi Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị khoá VIII ra đời, Chỉ thị đã được triển khai rộng khắp tại các tỉnh, thành trong cả nước. Việc triển khai thực hiện dựa trên những căn cứ pháp lý là các văn bản QPPL nói chung và các văn bản liên quan tới dân chủ ở cơ sở nói riêng. Để triển khai thực hiện Chỉ thị số 30 ở loại hình cơ sở (xã, phường, thị trấn), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29 ngày 15/5/1998, Nghị định số 79

ngày 07/7/2003 thay thế Nghị định số 29; các Bộ, Ban, Ngành liên quan đã cụ thể hoá các văn bản của Đảng và Nhà nước để triển khai thực hiện và gần đây nhất là sự ra đời của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XI thông qua ngày 20/4/2007.

Một phần của tài liệu Thực hiện dân chủ ở cấp xã thực trạng và giải pháp (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w