10. Bố cục luận văn
2.1.3. Đặc điểm về dân cư, dân tộc, tôn giáo
Theo số liệu thống kê mới nhất ngày 01/4/2009, Bắc Ninh có 1.240.151 người [48]. Trong đó dân cư nông thôn chiếm trên 76,5%, dân số thành thị chiếm 23,5%. Thành phần dân số này có xu hướng chuyển dịch theo cơ cấu tăng dân số thành thị và giảm dân số nông thôn. Dân số Bắc Ninh là dân số
8() Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 67,2% năm 1997 xuống 5,11% năm 2007, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 29,4% năm 1997 lên 41% năm 2007
trẻ, trên 60% trong độ tuổi lao động. Với chất lượng ngày càng được nâng cao, đội ngũ dân số trẻ này là lực lượng lao động hùng hậu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
Về tôn giáo, tín ngưỡng: Bắc Ninh có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo; ngoài ra còn có một hệ thống tín ngưỡng dân gian rất phong phú. Đạo Nho được truyền vào Bắc Ninh từ đầu Công nguyên, từ đó lan toả đi các nơi. Đây cũng là quê hương, nơi phát xuất của các dòng Phật giáo nước ta.9
Như đã nói, quá nửa dân số Bắc Ninh sống ở khu vực nông thôn, vì thế nét văn hóa “cây đa, giếng nước, mái đình” trong cộng đồng dân cư Bắc Ninh luôn tồn tại, được duy trì và phát triển. Chính điều đó đã tạo nên sự cố kết cộng đồng dân cư, văn hóa làng xã ở Bắc Ninh và vấn đề này luôn được các cấp chính quyền quan tâm trong quá trình thực thi pháp luật của Nhà nước.
Có thể nói vị trí tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân cư đã tạo nên một nét rất riêng của con người cũng như vùng đất Kinh bắc. Với mảnh đất giàu truyền thống văn hóa và trí tuệ của người dân được khẳng định từ rất sớm đã ảnh hưởng và tác động rất lớn tới nhận thức của người dân về vấn đề dân chủ cũng như cách thức tổ chức thực hiện dân chủ. Nhờ phát huy những lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh và những truyền thống nhân văn tốt đẹp kết hợp với việc chủ động tìm tòi và khai thác những cơ hội phát triển trong thời đại mới, Bắc Ninh đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vực và trên cả nước, vì thế việc ngày càng phải đổi mới, hoàn thiện vấn đề dân chủ và cách thức tổ chức thực hiện là một đòi hỏi tất yếu phục vụ cho sự nghiệp phát triển chung của Bắc Ninh.
2.2. Quá trình triển khai tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trênđịa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ khi có QCDC ở cơ sở