10. Bố cục luận văn
3.1.1. Những căn cứ pháp lý trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp
cấp xã (xã, phường, thị trấn)
Để triển khai thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung đạt kết quả tốt, chúng ta cần phải quán triệt một cách đầy đủ các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về thực hiện QCDC ở cơ sở nói chung và QCDC ở cấp xã nói riêng. Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn việc thực hiện QCDC ở cấp xã:
- Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị khoá VIII về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.
- Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 15/5/1998, (ban hành kèm theo QCDC ở xã, phường, thị trấn).
- Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 ((ban hành kèm theo QCDC ở xã, phường, thị trấn thay thế Nghị định số 29).
- Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28/3/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VIII) về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.
- Kết luận số 159-TB/TW, ngày 15/11/2004, Kết luận của Ban Bí thư về kết quả 6 năm thực hiện Chỉ thị số 30- CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) và tiếp tục chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC.
- Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBNTVQH11 ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (thay thế Nghị định số 79).
- Kết luận số 65-KL/TW ngày 04/3/2010 của Ban Bí thư Trung ương (khoá X) về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.
- Kế hoạch số 49/KH-UB ngày 21/11/1998 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc triển khai QCDC ở cơ sở.
- Quyết định số 99/1998/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy chế quản lý hành chính thôn, khu phố.
Quyết định số 22/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã và cán bộ thôn, tổ dân phố.