Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Thực hiện dân chủ ở cấp xã thực trạng và giải pháp (Trang 103 - 111)

10. Bố cục luận văn

3.2.2. Giải pháp cụ thể

a. Giải pháp về hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Pháp luật là công cụ quan trọng nhất để đảm bảo thực thi quyền Dân chủ của nhân dân. Pháp luật được hiểu một cách đơn giản là những quy tắc quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước với nhau trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Pháp luật là thước đo của hành vi, khuôn mẫu của các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Pháp luật là một công cụ quan trọng trong quản lý xã hội. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp thuyết phục và cưỡng chế, bằng chính các thành viên trong xã hội và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Các quyền dân chủ của nhân dân đều được “luật hoá”, nghĩa là được quy định trong các văn bản pháp luật và được đảm bảo thực hiện bằng các cơ quan chính quyền, dưới sự giám sát của nhân dân.

Vậy có thể thấy rằng hệ thống pháp luật có vị trí và vai trò quan trọng trong việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân. Do đó để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước XHCN theo đúng nghĩa “của dân, do dân, vì dân” thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật là điều quan trọng và cần thiết. Có thể hoàn thiện ở một số khía cạnh cơ bản sau:

Sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện về mặt văn bản và tăng cường tính pháp lý, tính chế tài của pháp luật. Tính đến thực tế về trình độ nhận thức và tâm lý nông dân. Mọi văn bản liên quan tới việc thực hiện dân chủ cần quy định theo

phương châm “ít lời, nhiều ý, ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, dễ đánh giá”.

Xoá bỏ và có chế tài nghiêm khắc với “cơ chế xin - cho” trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong xây dựng, đấu thầu, phân bổ dự án. Đó là đầu mối xuất hiện tham nhũng, bòn rút quỹ công, làm tổn hại lợi ích của dân chúng.

b. Giải pháp về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã

“Sự ổn định chính trị là tiền đề tiên quyết để có thể phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội. Song muốn tiến tới phát triển bền vững về mọi mặt thì xã hội phải tạo lập được một môi trường ổn định, tích cực, lành mạnh từ cơ sở, phát huy được sức mạnh đoàn kết, nhất trí toàn dân tộc, sự đồng thuận trong xã hội của các cộng đồng dân cư, cùng thống nhất hành động theo mục tiêu “dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” mà Đại hội IX đã vạch ra. Muốn vậy phải thực hành dân chủ rộng rãi và thực chất, đảm bảo cho người dân thực sự có vai trò của người chủ, có quyền làm chủ, có năng lực thực hiện quyền và nghĩa vụ làm chủ” [20].

Thực tế cho thấy, hệ thống chính trị ở cơ sở hiện nay còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng. Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của dân, vừa không giữ đúng kỷ cương, phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ; nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá.

Vì vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở (cấp xã) cần thực hiện một số việc sau:

Để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới, cần tập trung làm tốt những vấn đề sau:

Nâng cao nhận thức và thực hiện đúng vai trò hạt nhân chính trị và trình độ lãnh đạo của tổ chức Đảng ở các cấp để phát huy tính chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong việc thực hiện đường lối của Đảng.

Có nhận thức và quan niệm đúng đắn về sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, trước hết là việc đổi mới, ra Nghị quyết và chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết của Đảng. Phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng, giữ vững đoàn kết thống nhất trong Đảng. Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; tăng cường công tác giáo dục rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.

Thứ hai: Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước ở chính

quyền cơ sở

Phát huy mạnh mẽ vai trò của hệ thống chính quyền cấp xã trong việc mở rộng và thực hiện dân chủ, hoàn thiện cơ chế dân chủ, thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, cụ thể hoá phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Chăm lo xây dựng, kiện toàn bộ máy chính quyền cấp xã; xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực với tinh thần trách nhiệm cao. Hoạt động của cơ quan nhà nước phải đặt nhiệm vụ phục vụ nhân dân lên trên hết, giải quyết đúng đắn và nhanh chóng các công việc có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Giáo dục cán bộ, công chức nhà nước xây dựng và thực hành phong cách "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", "Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin".

Xây dựng cơ chế và biện pháp để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân; ngăn chặn và khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, đồng thời nghiêm trị những hoạt động phá hoại, gây rối. Thực hiện

nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và trong sinh hoạt của bộ máy Nhà nước.

Để làm được vậy cần quán triệt, vận dụng nguyên tắc xây dựng một Chính quyền dân chủ “vì dân và do dân” theo tư tưởng Hồ Chí Minh vào tình hình thực tế của địa phương mình.

Thứ 3: Đổi mới và kiện toàn các đoàn thể chính trị - xã hội

Pháp luật quy định nhân dân thực hiện quyền giám sát, kiểm tra HĐND, UBND thông qua các tổ chức như MTTQ, Hội nông dân, Hội người cao tuổi… Do vậy cơ quan chính quyền cấp xã ngày càng phải lắng nghe và đáp lại những yêu cầu chính đáng của những tổ chức này.

Nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam các cấp và các đoàn thể quần chúng. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức quần chúng. Nhiệm vụ của các đoàn thể là phấn đấu cho dân và bênh vực quyền lợi cho dân. Do đó, ngoài việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò của các đoàn thể thì tự thân các đoàn thể phải tự nhận thức rõ hơn nữa về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình để không đi lệch hướng phấn đấu và bênh vực quyền lợi của nhân dân.

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng mở rộng và đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng nhân dân, đáp ứng yêu cầu và chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng và hợp pháp của nhân dân.

MTTQ Việt Nam, các đoàn thể nhân dân tập trung hướng mạnh về cơ sở. Lãnh đạo thực hiện tốt QCDC, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, ngăn chặn và chống mọi hành động vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đổi mới hình thức tuyên truyền, vận động nhân dân; gắn hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Hoạt động của những tổ chức này không chỉ góp phần thúc đẩy xã hội, mà còn có ý nghĩa đánh giá, phản biện xã hội trước những công việc do chính quyền thực hiện, mang lại những thông tin phản hồi để các Chính quyền xây dựng, điều chỉnh chính sách, quản lý, điều hành xã hội tốt hơn.

c. Bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Trong nhiều tác phẩm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Cán bộ là gốc của mọi vấn đề…” [28, t. 5, tr. 269], điều đó đã chứng minh vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung. Mặt khác, trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước theo cơ chế thị trường, đòi hỏi yêu cầu về trình độ của đội ngũ cán bộ ở cấp xã, phường ngày càng cao. Song trên thực tế trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp xã còn nhiều hạn chế, phong cách lãnh đạo, quản lý chưa được đổi mới, một bộ phận cán bộ chưa thực sự gần gũi nhân dân, ngại kiểm điểm trước dân, chưa đi sâu, đi sát, chưa tạo điều kiện cho nhân dân kiểm tra công việc hàng ngày ở cấp xã.

Có thể nói rằng đội ngũ cán bộ, công chức góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước nhưng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn giữ vai trò quan trọng hơn rất nhiều. Bởi lẽ cán bộ, công chức cấp xã là cán bộ cơ sở, quan hệ trực tiếp với dân, gắn bó thường xuyên với dân và sống, làm việc trong cộng đồng dân cư. Do đó, cán bộ dù ở xã hay phường hay thị trấn trước hết phải tận tâm, tận lực vì dân, “phải thực sự óc nghĩ, mắt nhìn, tai nghe, miệng nói, chân đi, tay làm”, “biết vận động dân cho đúng và cho khéo” và phải gương mẫu “nói đi đôi với làm”, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.

Ngoài những yêu cầu chung về phẩm chất và năng lực đối với cán bộ các cấp nói chung, cán bộ cấp xã cũng có những yêu cầu cụ thể, những vấn đề cụ thể khác nhau: Đối với đội ngũ cán bộ cấp xã, trưởng thôn, làng, ấp, bản cần chú ý đến năng lực quản lý Nhà nước, khắc phục “chủ nghĩa kinh nghiệm”, “chủ nghĩa gia đình - dòng họ”; cán bộ ở xã phải biết giải quyết đúng quan hệ lợi ích cộng đồng (lợi ích chung) với lợi ích dòng họ, thôn xóm,

gia đình; phải là người đại diện lợi ích chung của nhân dân toàn xã, chứ không thể là người đại diện lợi ích một dòng họ, lợi ích của thôn mình; đấu tranh với tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”, tư tưởng “sợ người mới về, người có trình độ kiến thức hơn mình”; khắc phục lề lối, tác phong “công chức hành chính” (“sáng cắp ô đi, tối cắp về”), thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền với dân.

Ngoài ra cán bộ cấp xã đều cần phải có năng lực tổ chức thực hiện hoạt động thực tiễn. Do đó phải có năng lực vận dụng, cụ thể hoá đường lối, chính sách chung, sự chỉ đạo của cấp trên, tổ chức hoạt động của dân và xử lý tốt các tình huống thực tiễn. Đồng thời, cán bộ phải khéo sử dụng các quan hệ truyền thống trong văn hoá làng xã để vận động dân, tổ chức các hoạt động của dân. Có thể nói việc xây dựng và củng cố đội ngũ cán bộ xã, thôn, ấp, làng, bản tốt là tạo cơ sở “chân rết” vững chắc cho Chính quyền cơ sở.

Để cán bộ, công chức nói chung và ở cấp xã nói riêng thực sự là “công bộc của dân” làm việc vì lợi ích của nhân dân và Nhà nước, góp phần xây dựng niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước cần thực hiện:

Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; tăng cường công tác giáo dục rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên.

Trẻ hoá đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở.

Có chính sách, chế độ ưu đãi sát thực để thu hút người trẻ tuổi, có trình độ chuyên môn về công tác tại xã, phường, thị trấn.

Chấm dứt tình trạng đã tồn tại ở cấp xã, phường, thị trấn là sử dụng cán bộ “đầu ra” ở cơ quan Nhà nước, quân đội làm “đầu vào” ở cơ sở. Thực tế cho thấy, tình trạng trên đã dẫn đến công việc chung chưa có hiệu quả cao, thậm chí có mặt còn trì trệ.

d. Nâng cao trình độ dân trí, nhận thức của các tầng lớp nhân dân

Như trên đã nói, nước ta là một nước nông nghiệp, dân số chủ yếu sống bằng nghề nông. Cũng như các tỉnh, thành khác Bắc Ninh có tới 80 - 85% dân

số sống ở nông thôn do đó có thể thấy rằng trình độ nhận thức của người dân có phần còn hạn chế. Chính sự hạn chế trong nhận thức đó đã dẫn tới những việc làm không đúng (nếu như không muốn gọi là sai trái) của một số người dân. Hơn nữa trong thực tế đang có những diễn biến phức tạp, nhất là những diễn biến trong nhận thức, thái độ và niềm tin của người dân vào Đảng, Nhà nước. Nhiều địa phương xảy ra hiện tượng dân chủ hình thức, dân chủ quá trớn, lợi dụng dân chủ chống phá Nhà nước… Mặt khác có thể thấy rằng, trên thực tế hiện nay nạn tham nhũng đang là một trong những vấn nạn gây ảnh hưởng nhiều nhất tới sự phát triển của đất nước, và làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Có thể nói một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tham nhũng của “quan chức, cán bộ” Nhà nước là do trình độ dân trí. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Quan tham vì dân dại, nếu dân hiểu biết không chịu đút lót thì quan dù không liêm cũng phải hoá ra liêm”.

Nội dung trong QCDC ở cấp xã (nay là Pháp lệnh) chủ yếu xoay quanh vấn đề “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Để có thể biết, bàn, làm và kiểm tra thì người dân phải có trình độ nhận thức, có ý thức và sự giác ngộ chính trị, hiểu được nội dung, yêu cầu của những vấn đề đặt ra. Trình độ nhận thức của người dân quyết định việc tiếp nhận, xử lý thông tin, hiểu và tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Vì vậy, nâng cao trình độ dân trí cũng như nhận thức của các tầng lớp nhân dân về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nói chung và về tầm quan trọng của việc thực hành dân chủ nói riêng là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ như câu nói “chèo thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” thì một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của người dân đối với sự phát triển của đất nước.

Vậy để thực hiện dân chủ ở cấp xã thực sự có hiệu quả, vấn đề quan trọng là nâng cao trình độ dân trí mọi mặt cho nhân dân (kiến thức về văn hóa, pháp luật, chính trị, kinh tế…). Muốn vậy, cùng với việc phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất phải đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục, đào tạo kiến thức phổ thông, tuyên truyền

đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm trang bị kiến thức và năng lực làm chủ cho nhân dân đặc biệt là nông dân.

e. Giải pháp về thực hiện dân chủ ở cấp xã gắn với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội

Có thể nói đây là đảm bảo quan trọng nhất để lôi cuốn, thu hút quần

Một phần của tài liệu Thực hiện dân chủ ở cấp xã thực trạng và giải pháp (Trang 103 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w