10. Bố cục luận văn
3.3. Một số kiến nghị để tiếp tục hoàn thiện tổ chức thực hiện dân chủ ở
chủ ở cấp xã
Một là: Cần xây dựng chế tài xử lý những trường hợp vi phạm dân chủ,
lợi dụng dân chủ gây mất ổn định an ninh chính trị địa phương.
Hai là: Đổi mới căn bản nội dung, phương pháp, phương thức đào tạo,
bồi dưỡng, sử dụng cán bộ ở cấp xã cho thích hợp với yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị ở cơ sở. Có chính sách tạo động lực để thu hút các nguồn lực phát triển về cấp xã, tạo ra chất lượng mới của đội ngũ cán bộ ở cơ sở.
Ba là: Cần tiến hành bầu cử trực tiếp các vị trí lãnh đạo ở cấp xã và tiến tới là ở cấp huyện để khẳng định hơn nữa quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân.
Bốn là: Cần tách biệt những người giữ các chức vụ: Bí thư Đảng uỷ,
Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn. Thực tế hiện nay, phần lớn ở cấp xã Bí thư Đảng uỷ thường là Chủ tịch HĐND do đó nên tách riêng các chức danh để phù hợp với nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
Năm là: Tuy Hiến pháp và pháp luật có quy định người dân có quyền
bãi nhiệm những thành viên do mình bầu khi không xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. Nhưng trên thực tế chưa có cơ chế để người dân thực hiện quyền này. Vì vậy cần có quy định chặt chẽ về việc nhân dân tiến hành bãi nhiễm.
Sáu là: Nhiệm kỳ của HĐND và UBND cấp xã cần xem xét, rút ngắn
(vì thực tế ở một số nơi xảy ra tình trạng một số người đã có suy nghĩ rằng: nhiệm kỳ của mình là 5 năm nên trong thời gian đó có thể làm những việc này, việc khác có lợi cho bản thân...). Vì vậy việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND cấp xã cần được tiến hành thường xuyên, công khai, dân chủ. Đồng thời nên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của người dân đối với cả đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Và có thể dựa vào kết quả lấy phiếu tín nhiệm từ dân với các chức danh làm cơ sở để người dân có thể bãi nhiệm những người không còn xứng đáng, làm căn cứ xếp loại cán bộ, công chức.
Tiểu kết chương 3
Dân chủ gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, khi kinh tế phát triển thì đòi hỏi về dân chủ cũng được nâng lên một tầm cao mới.
Ngoài những biện pháp được đưa ra trong các kỳ họp, hội nghị của các cấp có thẩm quyền nhằm tiếp tục thực hiện QCDC ở cơ sở, khẳng định tính đúng đắn, xác thực của các chủ trương, chính sách. Trong phạm vi bài viết, tác giả đã tìm hiểu thực tế, chắt lọc những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc thực hiện dân chủ ở cơ sở nói chung và ở cấp xã nói riêng. Tuy nhiên, những giải pháp mà tác giả đưa ra đều dựa trên những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không trái với những quy định của pháp luật đồng thời đảm bảo tính thiết thực.
Vậy để Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đi vào cuộc sống, nhân dân đồng tình hưởng ứng, phải làm cho toàn dân hiểu và tuân thủ mọi công việc, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vì lợi ích trước mắt cũng như lâu dài của họ.
KẾT LUẬN
Dân chủ là điều kiện của tiến bộ và phát triển xã hội. Dân chủ lại là động lực và mục tiêu của đổi mới, là một trong những phương diện hợp thành bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Đối với nước ta, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN là cả một quá trình lịch sử lâu dài mà hiện nay chúng ta mới bắt đầu làm quen với dân chủ, từng bước trưởng thành về ý thức và năng lực dân chủ.
Cuộc vận động dân chủ hoá toàn diện các lĩnh vực của đời sống ở nước ta đã trải qua hơn 20 năm, khi bắt đầu đổi mới và chắc chắn sẽ còn lâu dài. Việc thực hiện QCDC ở cơ sở, lấy dân chủ ở xã, phường, thị trấn làm trọng điểm mới trải qua hơn 10 năm nay. Đây là một hướng phát triển mới cả lý luận và thực tiễn về dân chủ ở nước ta. Do đó, cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu và tổng kết để có cơ sở vững chắc hơn cho việc đề xuất, tìm kiếm các giải pháp thực hiện, phát huy dân chủ ở nước ta.
Tỉnh Bắc Ninh gồm có 07 huyện, thị xã và 01 thành phố; 126 đơn vị xã, phường, thị trấn (trong đó có 100 xã, 20 phường, 06 thị trấn) với 1.024.151 người. Với các đặc điểm về tự nhiên và con người vùng Kinh bắc, có thể thấy Bắc Ninh là một tỉnh điển hình khu vực Bắc bộ, là thành phố vệ tinh của Thủ đô Hà Nội. Do đó tình hình kinh tế - xã hội của Bắc Ninh có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển chung của đất nước. Ngoài ra, nếu như các vấn đề thực hiện ở Bắc Ninh (trong đó có vấn đề dân chủ) được thực hiện tốt thì có thể lấy nhân rộng mô hình ra các địa phương khác.
Nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội một cách bền vững, bảo đảm và giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh và cả nước, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo niềm tin của người dân vào Đảng, nhà nước, đồng thời hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch trong hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung và chính quyền cấp
cơ sở nói riêng, trước hết cần phải thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, đặc biệt là Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn, bởi lẽ đây là địa bàn sinh sống của người dân, là nơi diễn ra các hoạt động tiếp xúc giữa bộ máy công quyền và người dân, là nơi thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, cũng là nơi mà bộ máy công quyền tìm hiểu để đề ra những đường lối, chủ trương cho phù hợp, đặc biệt là nơi mà hoạt động của “nó” có thể ảnh hưởng đến sự sống còn của chế độ, của Nhà nước ta.
Đề tài “Hoàn thiện tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” đã tiến hành tìm hiểu tài liệu, thu thập số liệu, phân tích, so sánh, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về thực trạng tổ chức thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn để từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện, để nâng cao hơn nữa việc thực hiện dân chủ ở cấp xã nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
Có thể nhận thấy rằng, đề tài “Hoàn thiện tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” là vấn đế có tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Đề tài cũng góp phần kiến nghị với Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã, đáp ứng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Phát huy dân chủ và thực hiện dân chủ ở cấp xã không chỉ góp phần củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân ở cơ sở, không chỉ là giải pháp để hạn chế sự tha hoá quyền lực, chống lại tệ quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước mà nó còn khơi dậy sức mạnh tiềm tàng của quần chúng lao động, phát huy cao độ mọi tiềm năng, trí tuệ của toàn thể nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật:
1. Các Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến pháp 1946, 1959)
2. Các Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ( Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 (sđ, bs năm 2001).
3. Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 15/5/1998 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.
4. Nghị định số 79/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
5. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
6. Nghị quyết liên tịch của Chính phủ - Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 về việc hướng dẫn thi hành các Điều 11, 14, 22 và 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
7. Thông tư số 03/1998/TT-TCCP ngày 06/7/1998 của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ về việc hướng dẫn áp dụng Quy chế thực hiện dân chủ ở xã đối với phường và thị trấn.
8. Thông thư số 12/2004/TT-BNV ngày 20/2/2004 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07/7/2003 của Chính phủ về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã và áp dụng đối với phường, thị trấn.
Nghị quyết, văn kiện, tài liệu của Đảng:
9. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI. 10. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII. 11. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. 12. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
13. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X.
14. Ban Dân vận Trung ương (1998), Chỉ thị số 30/CT-TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Hà Nội.
15. Ban Dân vận Trung ương (1998), Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và vấn đề xây dựng Quy chế dân chủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Chỉ thị số 10/CT-TW ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư TW Đảng (khóa VIII) về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
17. Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. 18. Thông báo số 159-TB/TW ngày 15/11/2004, kết luận của Ban Bí
thư về kết quả 6 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị khoá VIII và tiếp tục chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC.
19. Kết luận số 65-KL/TW ngày 04/3/2010 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện QCDC cơ sở.
Sách tham khảo:
20. Hoàng Chí Bảo (2004), Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn nước
ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Hoàng Chí Bảo (2007), Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn
trong tình hình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. C.Mác và Ph.Angghen (1993), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Nguyễn Thu Cúc (2002), Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong
tình hình hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính
24. Hồng Hà (2000), Dân chủ và tập trung dân chủ, lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
25.Vũ Văn Hiền (2005), Quy chế dân chủ ở cơ sở, vấn đề lý luận và
thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Nguyễn Văn Lập (2006), Đảng Cộng sản Trung Quốc và vấn đề
cải cách dân chủ, Nxb Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội.
27. Nguyễn Khắc Mai (1997), Dân chủ - Di sản văn hóa Hồ Chí Minh, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh (1996): Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (1986): Về Đảng cầm quyền, Nxb Sự thật, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh (1985): Nhà nước và pháp luật, Nxb Pháp lý, Hà Nội. 31. Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo (1991), Dân chủ tư sản và dân chủ xã
hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.
32. Nguyễn Tiến Phồn (2001), Dân chủ và tập trung dân chủ - lý luận
và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
33. Nguyễn Văn Sáu (2005), Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn
Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Nguyễn Văn Sáu - Hồ Văn Thông (2003), Thực hiện Quy chế dân
chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
35. Đô Tiến Sâm (2005), Vấn đề thực hiện dân chủ cơ sở ở nông thôn
Trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
36. N.M. Voskresenskaia - N.B. Davletshina (2008), Chế độ dân chủ:
Nhà nước và xã hội, Nxb Tri thức, Hà Nội.
Các bài viết, công trình nghiên cứu, luận văn:
37. Hoàng Chí Bảo (2001), Củng cố và tăng cường hệ thống chính trị
cơ sở nông thôn nước ta hiện nay: Vấn đề và giải pháp. Kỷ yếu Hội
củng cố và tăng cường hệ thống chính trị cơ sở trong sự nghiệp đổi mới và phát triển ở nước ta hiện nay”.
38. Trịnh Ngọc Anh, "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh", tạp chí Cộng sản, (số 11, 4/2003).
39. Lê Minh Châu, “Dân chủ ở cơ sở là điểm mấu chốt để thực hiện quyền dân chủ”, tạp chí Quản lý nhà nước, (số 1/1999).
40. Trần Bạch Đằng, "Dân chủ ở cơ sở một sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam", tạp chí Cộng sản, (số 35, 12/2003).
41. Lê Xuân Đình, "Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và vấn đề thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở", tạp chí Cộng sản, (số 20, 10/2004). 42. Bùi Thị Hạnh (2009), Thực hiện dân chủ cơ sở tại tỉnh Bắc Giang -
Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ, chuyên ngành quản lý
hành chính công, mã số 603482, Học viện hành chính quốc gia. 43. Lại Quốc Khánh, “Vấn đề chế độ dân chủ nhân dân trong tư tưởng
Hồ Chí Minh từ góc nhìn triết học”, tạp chí cộng sản, (số 23/2010). 44. Trần Quang Nhiếp, “Để thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, tạp chí
Cộng sản, (số 2/1999).
45. Nguyễn Chí Mỳ, “Dân chủ cơ sở - sự sáng tạo của Đảng ta”, tạp chí Cộng sản, (số 95,205).
46. Phạm Ngọc Quang, “Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong quá trình đổi mới: thành tựu, vấn đề và giải pháp", tạp chí Lý Luận chính trị, (số 3/2004).
47. Nguyễn Thị Tâm (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ với
việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay, Luận văn
Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tài liệu của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Bắc Ninh:
48. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (1926 - 2008), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
49. Báo cáo số 80-BC/BCĐ ngày 10/6/2009 của Ban chỉ đạo tỉnh Bắc Ninh về tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. 50. Báo cáo số 01-BC/BCĐ ngày 09/12/2009 của Ban chỉ đạo tỉnh Bắc
Ninh về kết quả thực hiện QCDC ở cơ sở năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2010.
51. Báo cáo số 01-BC/BCĐ ngày 13/12/2010 của Ban chỉ đạo tỉnh Bắc Ninh về kết quả thực hiện QCDC ở cơ sở năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011.
52. Niêm gián thống kê Bắc Ninh 2008 (2009), Nxb Thống Kê, Hà