Những quan điểm, nguyên tắc cần quán triệt trong quá trình tổ

Một phần của tài liệu Thực hiện dân chủ ở cấp xã thực trạng và giải pháp (Trang 96 - 99)

10. Bố cục luận văn

3.1.2. Những quan điểm, nguyên tắc cần quán triệt trong quá trình tổ

tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã

* Quán triệt những quan điểm tại các kỳ Đại hội Đảng:

Nghị quyết Đại hội VI của Đảng - Đại hội đổi mới chỉ rõ: "Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng "lấy dân làm gốc", xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”.

Đại hội VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nội dung: "Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Dân chủ gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua hoạt động của Nhà nước do dân cử ra và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp"

Tại Đại hội VIII, Đảng ta khẳng định: "Xây dựng nền dân chủ XHCN là nội dung cơ bản đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Phải có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước”.

Tại Đại hội IX, Đảng ta nhấn mạnh: "Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân gắn với việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của

Đảng. Thực hiện dân chủ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở tất cả các cấp, các ngành”. Ðại hội X của Ðảng cũng tiếp tục chỉ rõ: “Dân chủ XHCN vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối gắn bó giữa Ðảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Ðảng. Mọi đường lối, chính sách của Ðảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân”.

* Tại Kết luận số 65-KL/TW ngày 04/3/2010 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Trong Kết luận đã đưa ra phương hướng thực hiện dân chủ trong thời gian tiếp theo như sau:

Tiếp tục quán triệt, không ngừng nâng cao nhận thức; xác định rõ trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể chính trị- xã hội; của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về những quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát huy quyền làm chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở.

Tăng cường việc thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng về dân chủ xã hội chủ nghĩa trong các quy định của pháp luật, chính sách cụ thể. Tổng kết, rà soát, bổ sung các văn bản đã ban hành; sớm nghiên cứu, ban hành pháp lệnh về xây dựng và thực hiện dân chủ cho các loại hình doanh nghiệp. Các cơ sở, các loại hình cần rà soát, bổ sung, xây dựng quy chế thực hiện dân chủ (xây dựng thành quy định, nguyên tắc, quy trình thực hiện dân chủ) trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể của địa phương, đơn vị mình, nhất là các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân.

Gắn việc thực hiện QCDC ở cơ sở với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; cải cách hành chính; cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; các phong trào thi đua yêu nước nhằm tăng cường sức

mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính tri, phát huy cao vai trò làm chủ của nhân dân trong phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn, tiêu cực ở cơ sở; chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch kích động, chống đối, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, trật tự xã hội.

Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, các cấp, các ngành trong việc hướng dẫn, đôn đốc, tham mưu cho cấp uỷ kiểm tra, chỉ đạo thường xuyên; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn; coi trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện cán bộ, công chức về ý thức, trách nhiệm, phong cách, năng lực thực hiện dân chủ ở cơ sở và dân chủ với nhân dân.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ đảng; trách nhiệm của chính quyền, của người đứng đầu về thực hiện QCDC; tiếp tục chỉ đạo cụ thể hoá phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" ở cơ sở. Phát huy vai trò của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền và giám sát việc thực hiện; vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cơ sở.

* Tại Báo cáo số 80-BC/BCĐ ngày 10/6/2009 của Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở tỉnh Bắc Ninh về báo cáo 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30- CT/TW của Bộ Chính trị khoá VIII về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Ban Chỉ đạo Tỉnh đã đưa ra phương hướng thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn trong thời gian tiếp theo như sau:

Để thực hiện tốt Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, trong những năm tiếp theo các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt và triển khai xây dựng, thực hiện có hiệu quả QCDC ở cơ sở, phát huy quyền dân chủ của nhân dân, mở rộng dân chủ trực tiếp, nâng cao chất lượng dân chủ đại diện; tăng cường, củng cố,

xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của các cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu “Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Một phần của tài liệu Thực hiện dân chủ ở cấp xã thực trạng và giải pháp (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w