Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Thực hiện dân chủ ở cấp xã thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 95)

10. Bố cục luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nguyên nhân khách quan

Hệ thống các văn bản pháp quy về chính sách đất đai, xây dựng cơ bản chưa đồng bộ và nhất quán, đặc biệt là chính sách đền bù giải toả đất đai về tái định cư khi thực hiện các dự án gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Các văn bản về quy chế dân chủ chưa đồng bộ. Chưa có chế tài xử lý các trường hợp vi phạm quyền làm chủ của nhân dân cũng như vi phạm trong quá trình tổ chức thực hiện QCDC. Hệ thống các văn bản còn quy định dài dòng, phức tạp đối với trình độ cán bộ cơ sở. Ví dụ: Trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn chưa quy định về chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm; chính sách về đền bù giải phóng mặt bằng.

Thêm nữa, tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế làm nảy sinh những tiêu cực trong hoạt động kinh tế, trong tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện QCDC ở cơ sở.

b. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức cấp xã nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng là những người tiếp xúc trực tiếp với dân, là những người trực tiếp tham gia giải quyết các công việc liên quan tới dân. Mọi hành động, cử chỉ, lời nói của cán bộ, công chức đều để lại ấn tượng trong lòng người dân. Người dân có đặt niềm tin vào Đảng, nhà nước hay không, một phần không nhỏ phụ thuộc vào cách ứng xử, giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Muốn thực hiện dân chủ theo đúng nghĩa “dân là chủ, dân làm chủ” và “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì việc cần phải có một đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ, năng lực để nhận thức vấn đề và hơn thế nữa là đạo đức của họ là vấn đề quan trọng hàng đầu. Do đó, vấn đề cần đặt ra là nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức để họ nhận thức và hành động đúng.

Trên thực tế có thể thấy rằng, Bắc Ninh nói riêng và các tỉnh, thành trong cả nước nói chung, cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng ở một số địa phương, trong hầu hết nhận thức của họ đều cho rằng bản thân chức danh cán bộ là cái gì đó rất “oách”, phải ở trên một bậc với dân. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới khoảng cách giữa cán bộ và nhân dân, làm ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng của việc tổ chức thực hiện dân chủ. Rõ ràng khi người đại diện cho nhà nước và dân đã có khoảng biệt lập thì dân chủ sẽ không còn theo đúng nghĩa của nó.

Ở một số nơi cán bộ, công chức có hiện tượng xem thường tiếng nói của người dân, nhiều trường hợp khi người dân góp ý trong công việc thì sẽ bị phản hồi “không phải việc của ông (bà) hay ông (bà) có giỏi thì vào mà làm thay tôi”. Hiện tượng nhũng nhiễu, hạch sách người dân đã, đang và ngày càng có biểu hiện phức tạp hơn (Ví dụ: cán bộ xã đến nhà người dân mượn tiền, mượn đồ, mua hàng chịu - “với mục đích phục vụ công việc” rồi lâu dần họ thành “quên mất” - không hoàn lại).

Mặt khác, hiện nay không chỉ riêng ở Bắc Ninh, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thường là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý

luận chính trị, và quản lý nhà nước tương đối thấp. Một số người thậm chí không đủ tiêu chuẩn về trình độ văn hoá nhưng “theo thời gian” họ cũng dần tìm cách “hợp lý hóa” bằng cấp cho đầy đủ thủ tục.

Có thể thấy Bắc Ninh cũng như các địa phương khác, ngày càng phát triển theo tiến độ phát triển chung của đất nước. Chính vì thế yêu cầu về đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị tốt để đáp ứng yêu cầu đặt ra của địa phương, của đất nước để cùng nhân dân xây dựng quê hương giầu mạnh là hết sức cần thiết.

Thứ hai: Công tác tổ chức thực hiện của Chính quyền, MTTQ và các

đoàn thể nhân dân

Một số địa phương triển khai thực hiện QCDC còn chậm, hình thức, làm chiếu lệ, không đi sâu sát, cụ thể từng vấn đề trong nhân dân (thể hiện qua việc rất ít khi tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, có chăng chỉ là làm lấy lệ, tự cho ra những số liệu không thực tế để coi là đã có báo cáo gửi cấp trên…), thậm chí có địa phương không triển khai xuống người dân những thông tin cụ thể (có người dân được hỏi về dân chủ thì trả lời rằng: chỉ biết chăn nuôi, cấy cầy đâu có biết tới dân chủ là gì, là như thế nào…)

MTTQ và các đoàn thể nhân dân không phải là cơ quan hành chính nhà nước nhưng thuộc hệ thống chính trị ở cơ sở. Có vai trò tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân và các đoàn viên, hội viên hiểu rõ nội dung, ý nghĩa, quyền và nghĩa vụ thực hiện pháp luật; thực hiện quyền đại diện của tổ chức mình; phối hợp với chính quyền xã, Trưởng thôn thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở và giám sát việc thực hiện chính sách ở địa phương; phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, đoàn viên, hội viên với các cấp có thẩm quyền giải quyết; động viên nhân dân, hội viên, đoàn viên tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với vai trò quan trọng như vậy, nhưng trên thực tế MTTQ, các đoàn thể nhân dân ở địa phương hoạt động rất hình thức. Việc gần dân, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân để

phản ánh với cấp trên, việc giám sát thực hiện chính sách, pháp luật của chính quyền địa phương dường như rất hạn chế.

Một số cấp uỷ, chính quyền nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa nhận thức và quán triệt đầy đủ các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Trung ương. Phương thức lãnh đạo của một số cấp uỷ cơ sở và trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ cơ sở còn hạn chế, sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị chưa đồng bộ, từ đó dẫn đến việc tuyên truyền, quán triệt các nội dung văn bản của cấp trên còn bất cập, thiếu kiểm tra, đôn đốc sơ kết, tổng kết. Một số nơi sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện QCDC còn hạn chế và hình thức, chưa tập trung giải quyết dứt điểm những bức xúc của nhân dân; thậm chí có cấp uỷ, cán bộ đơn vị vi phạm QCDC.

Thứ ba: Trình độ nhận thức của người dân

Có một số những hạn chế trên trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không thể không nhắc tới nguyên nhân do nhận thức của người dân địa phương. Ở một số địa phương tập quán “phép vua thua lệ làng” đã ăn sâu và tâm trí nhiều người dân, do đó việc triển khai các văn bản pháp luật của Nhà nước nói chung cũng như Pháp lệnh dân chủ có thể gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Ví dụ: Trong kỳ bầu cử trưởng thôn, nhiều dòng họ đã cử người ra tranh chức trưởng thôn và đã dùng đến những hành động vừa phạm pháp vừa vi phạm đạo đức như vu khống, bôi nhọ danh dự của người dòng họ khác… Hơn nữa, một số người dân luôn đề cao quyền lợi của bản thân mà không biết đến nghĩa vụ của mình (không hiểu rằng quyền luôn đi cùng với nghĩa vụ) chính vì thế họ lợi dụng dân chủ để làm càn trong các cơ quan nhà nước cũng như là việc lôi kéo, tụ tập đông người để tiến hành khiếu kiện trái pháp luật.

Ví dụ: Tại UBND huyện Lương Tài, một số công dân thôn Quảng Bố (đối tượng chuyên đi khiếu kiện), ngày tiếp dân họ không đến và rồi kéo nhau tới trụ sở làm việc của UBND Huyện phát ngôn bừa bãi và còn có biểu hiện nằm ra sảnh của trụ sở (theo Báo cáo số 156/CALT ngày 16/3/2011 của Công an huyện Lương Tài).

2.3.4. Một số đánh giá trong tổ chức thực hiện QCDC ở cấp xã năm 2009 - 2010

Sau tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua việc niêm yết công khai tại trụ sở HĐND, UBND, trên hệ thống loa truyền thanh, qua các buổi họp dân. Nhiều địa phương làm tốt việc công khai các nội dung của Pháp lệnh để nhân dân biết như: kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phương án dồn điền, đổi thửa… Những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp như chủ trương, mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng do dân đóng góp một phần hoặc toàn bộ đều được các địa phương thực hiện dân chủ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến về các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân được các cấp chính quyền quan tâm tạo điều kiện.

Thực hiện Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBMTTQVN về lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND cấp xã; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Ninh đã ban hành Công văn số 22-CV/TU ngày 04/10/2010 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Trong 02 năm qua, toàn Tỉnh đã có 413 Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, UBND cấp xã được lấy phiếu tín nhiệm (trong đó có 97 Chủ tịch HĐND, 93 Phó Chủ tịch HĐND, 87 Chủ tich UBND, 133 Phó Chủ tịch UBND). Ban công tác Mặt trận tổ chức 679 Hội nghị ở khu dân cư, đóng góp ý kiến cho các chức danh trên với 1.735 lượt ý kiến phát biểu; đến nay toàn Tỉnh đã có 18/126 cơ sở tổ chức Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm; có 1.673 đại biểu dân cử được giám sát, trong đó cấp tỉnh là 16 đại biểu, cấp huyện là 127 đại biểu, cấp xã là 1.530 đại biểu. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ sở phát huy hiệu quả. Trong hai năm qua Ban Thanh tra nhân dân ở cơ sở đã

phát hiện 474 vụ việc, kiến nghị giải quyết 385 vụ việc, có 345/385 vụ việc được giải quyết, đạt 89,6%, nội dung các vụ việc chủ yếu về quản lý đất đai, xây dựng [50], [51]. Tổ chức giám sát có hiệu quả 185 công trình có sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, của cộng đồng và vốn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân.

Thông qua việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhiều địa phương đã cụ thể hoá việc xây dựng quy ước với những nội dung mới theo hướng văn minh, tiến bộ đã tác động rất lớn đến việc giữ gìn và phát triển các truyền thống, phong tục, tập quán, lễ hội tốt đẹp tại cộng đồng dân cư; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” đã đạt được những hiệu quả trực tiếp, tích cực. Phong trào làm đường giao thông nông thôn, cứng hoá kênh mương tiếp tục được triển khai đạt hiệu quả thiết thực.

Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư KNTC của công dân được chính quyền các cấp quan tâm, giải quyết. Năm 2010, toàn tỉnh đã tiếp 3.542 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh 1.672 vụ việc; tiếp nhận 2.533 đơn thư KNTC [51]. Nhìn chung, công tác thanh tra năm 2010 có nhiều tiến bộ, tình hình KNTC của công dân giảm cả về số lượt và số vụ việc.

Sau tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị khoá VIII, năm 2009 - 2010 có thể nói là năm gần nhất triển khai thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007. Mặc dù đến nay chưa có tổng kết việc thực hiện Pháp lệnh về thực dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhưng trên địa bàn Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung sự ra đời của Pháp lệnh đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong nhận thức của người dân về dân chủ ở cơ sở cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở. Khi một vấn đề được nâng lên một tầm cao mới, một vị trí quan trọng hơn thì tất cả các vấn đề liên quan cũng sẽ được khẳng định và nâng tầm quan trọng.

2.4. Bài học kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã

Một là: Nắm vững các quan điểm chỉ đạo của Trung ương, tập trung đẩy

mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, không ngừng nâng cao nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ ở cơ sở.

Đây là việc đầu tiên trong những công việc phải triển khai. Đối tượng tuyên truyền là người dân, trước hết và chủ yếu là nông dân. Để tuyên truyền có hiệu quả và tác dụng thiết thực, người tuyên truyền, vận động phải nắm vững mục đích, nội dung, phương pháp tuyên truyền và đối tượng của mình.

Hai là: Phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức trong

hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp xã. Quan tâm chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện QCDC gắn với việc thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, các loại phí, lệ phí và các quy định của pháp luật. Nâng cao chất lượng dân chủ đại diện, mở rộng dân chủ trực tiếp; nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường đối thoại tháo gỡ khó khăn từ cơ sở, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và nhà nước. Phát huy dân chủ, khâu quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc chính là xây dựng và ban hành được các quy chế, quy ước thực hiện dân chủ ở cơ sở. Phát huy vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc trực tiếp chỉ đạo xây dựng và thực hiện QCDC góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ; công khai các hoạt động quản lý, điều hành; nâng cao tinh thần, trách nhiệm thực hành dân chủ của đội ngũ cán bộ, công chức; từng bước ngăn chặn tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí ở cơ sở.

Ba là: Tăng cường sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ

thống chính trị về chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá kết quả việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Phát huy dân chủ ở cơ sở gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động ở cơ sở. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, việc thực hiện QCDC gắn với xây dựng và đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, xã hội như: tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống của làng, xã, lễ hội văn hóa vùng, miền, khu vực; lễ hội tôn vinh người có công, người vượt khó học giỏi; huy động sức dân xây dựng nhà văn hóa, các công trình văn hóa... sẽ tạo sự phấn khởi trong quần chúng lao động, nhân dân tích cực thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa", "Xóa đói, giảm nghèo" và thực hiện tốt các chính sách xã hội, giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn ổn định và từng bước cải thiện cuộc sống.

Một phần của tài liệu Thực hiện dân chủ ở cấp xã thực trạng và giải pháp (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w