5. Kết cấu đề tài
4.2.5. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên lập kế hoạch sản xuất
Năng lực của đội ngũ nhân viên lập kế hoạch sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty vì vậy công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên lập kế hoạch là rất cần thiết để nâng cao chất lượng lập kế hoạch sản xuất. Hơn nữa tại công ty PVI, các nhân viên lập kế hoạch
Trang 62
và kiểm soát sản xuất đều dựa vào kinh nghiệm làm việc là chính, các nhân viên mới được đào tạo dựa trên kinh nghiệm của nhân viên cũ mà chưa được đào tạo chuyên sâu, trình độ chuyên môn thấp vì vậy cần phải thường xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ để trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết giúp họ linh hoạt hơn trong công tác lập kế hoạch sản xuất.
Nội dung của giải pháp:
Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ lập KHSX. Công ty cần phối hợp với các chuyên gia, các đơn vị dịch vụ đào tạo chuyên về kỹ năng lập KHSX để nhận thức đúng về năng lực nhân sự của mình, tiến hành tổ chức khóa học đào tạo tương ứng với khả năng thực tế của công ty. Đối tượng tham gia của khóa học bao gồm các nhân viên lập kế hoạch sản xuất, nhân viên triển khai kế hoạch và kiểm soát sản xuất. Nội dung của khóa học bao gồm: phương pháp lên KHSX, lên lịch và tiến hành xây dựng KHSX, xử lý các tình huống khi gặp các vấn đề trong quá trình thực hiện KHSX, tư duy về xây dựng và quản lý KHSX. Các khóa học cần được tổ chức định kỳ 1 đến 2 lần hằng năm và cập nhật thường xuyên nội dung chương trình đào tạo.
Song song với việc nâng cao năng lực cho nhân viên, công ty cũng nên xây dựng chiến lược dài hạn về đội ngũ nhân sự kế thừa phục vụ hoạt động lâu dài cho công ty, đặc biệt là các cấp quản lý. Công tác tuyển dụng nhân sự hiện nay tại Plus Việt Nam chưa được chú trọng, chủ yếu là tuyển dụng nội bộ trong công ty. Doanh nghiệp có thể phối hợp với các trường đại học để tìm kiếm những ứng viên trẻ tài năng bằng cách tổ chức các quỹ học bổng cho sinh viên giỏi, tổ chức các cuộc thi tìm kiếm ứng viên tài năng, chương trình quản trị viên tập sự,… nhằm tiến hành đào tạo cán bộ quản lý cấp cao cho tương lai.
Trang 63
KẾT LUẬN
Với xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt việc phát huy tối đa năng lực và những lợi thế cạnh tranh của mình là điều vô cùng quan trọng để giúp Plus Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch sản xuất là một giải pháp hợp lý để công ty có thể tận dụng triệt để nguồn lực và tăng lợi thế cạnh tranh của mình. Việc triển khai lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, giám sát kế hoạch sản xuất hiệu quả sẽ đem đến nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất cho công ty.
Công tác lập kế hoạch sản xuất tại bộ phận lắp ráp nhìn chung đã đáp ứng được những bước cơ bản của quy trình lập kế hoạch sản xuất, bảng kế hoạch được lập một cách chi tiết và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban để công tác đạt hiệu quả cao, đáp ứng được tiến độ. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế trong quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất như vấn đề về máy móc thiết bị, dự trữ nguyên vật liệu, trình độ nguồn nhân lực và vấn đề thực hiện kế hoạch từ công đoạn trước. Để hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại bộ phận lắp ráp công ty cần phải lên kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lập kế hoạch sản xuất giúp cho cán bộ nhân viên lập kế hoạch sản xuất tại bộ phận lắp ráp nói riêng và toàn công ty nói chung trau dồi thêm kỹ năng và linh hoạt hơn khi xử lý các vấn đề. Chú trọng vào công tác bảo trì bảo dưỡng, chủ động mua sắm nguyên vật liệu hạn chế tình trạng thiếu nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất giúp cho công ty hạn chế sự gián đoạn trong quá trình sản xuất đáp ứng đúng thời gian giao hàng – là một mục tiêu quan trọng trong công tác lập kế hoạch sản xuất. Tôi hi vọng với những phân tích và đề xuất mình đưa ra có thể góp phần cải thiện được hiệu quả công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của PVI trong tương lai.
Trang 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Đức Tuân. (2005). Giáo trình Kế hoạch kinh doanh. Hà Nội: Nxb Lao động - Xã hội.
2. Đồng Thị Thanh Phương. (2014). Quản trị sản xuất và dịch vụ. Hà Nội: Nxb Lao động - Xã hội.
3. Harold Koontz, Cyril O'Donnell, Heinz Weihrich. (1992). Những vấn đề cốt yếu của quản lý. Hà Nội: Nxb Khoa học và kỹ thuật.
4. Phạm Ngọc Thúy và cộng sự. (2004). Kế hoạch kinh doanh. Hồ Chí Minh: Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
5. Trần Thanh Hương. (2007). Lập kế hoạch sản xuất ngành may. Hồ Chí Minh: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
6. Trường Đoàn Thể. (2007). Quản trị sản xuất và tác nghiệp. Hà Nội: Nxb Đại học kinh tế quốc dân.
7. Trương Đức Lực, Nguyễn Đình Trung. (2013). Quản trị tác nghiệp. Hà Nội: Nxb Đại học kinh tế quốc dân.
8. Một số tài liệu của công ty TNHH Công nghiệp Plus Việt Nam cho nhân viên. 9. Plus Vietnam Industrial. (1/5/2020). Thông tin công ty. Truy cập tại: