5. Kết cấu đề tài
4.2.2. Nâng cao công tác dự trữ nguyên vật liệu, vật tư
Khả năng đáp ứng nguyên vật liệu về số lượng, chất lượng và tiến độ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất. Do đó nhằm nâng cao hiệu quả kế hoạch sản xuất cần đảm bảo nguyên vật liệu luôn có sẵn trong quá trình sản xuất.
Nội dung giải pháp:
Cần đảm bảo tồn kho an toàn: đối với các nguyên vật liệu có thời gian giao hàng ngắn thì chỉ cần đặt hàng khi có kế hoạch nguyên vật liệu nhưng đối với các nguyên vật liệu có thời gian giao hàng dài thì cần đặt hàng trước khi cập nhật đơn hàng. Luôn kiểm tra và đảm bảo tồn kho ở một mức tối thiểu nhất định cho từng loại nguyên vật liệu. Trường hợp nguyên vật liệu bị dưới định mức tồn kho tối thiểu cần thông báo lập tức cho bộ phận vật tư để chuẩn bị đặt hàng.
Xác định nhu cầu vật tư dự trữ theo phương pháp kinh nghiệm:
Theo phương pháp này, mức dự trữ được xác định dựa vào tình hình cung ứng vật tư của năm trước. Theo đó, vật tư dự trữ được sử dụng tại bộ phận lắp ráp bao gồm các loại:
- Dự trữ thường xuyên là lượng nguyên vật liệu cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra bình thường giữa các kỳ cung cấp. Lượng dự trữ thường xuyên được áp dụng theo công thức:
Dtx = Vng.đ × ttx
Trong đó: Dtx là lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên
Vng.đ là là khối lượng nguyên vật liệu sử dụng trong 1 ngày 1 đêm của kỳ kế hoạch, được xác định theo công thức:
Vng.đ = Nn / Tkh
(Nn là nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu kỳ kế hoạch; Tkh là số ngày làm việc của kỳ kế hoạch)
Trang 57
ttx là thời gian cần thiết cho dự trữ thường xuyên, được xác định theo công thức: ttx = (∑ 𝑉𝑛𝑖 𝑛 𝑖 × 𝑡𝑛𝑖) ∕ ∑ 𝑉𝑛𝑖 𝑛 𝑖
(Vni là lượng vật tư nhận được mỗi lần giao hàng; tni là thời gian giữa 2 lần giao hàng kế tiếp; n là số lần giao hàng trong 1 năm)
- Dự trữ bảo hiểm là dự trữ để đảm bảo cho hoạt động sản xuất được diễn ra bình thường khi xảy ra những gián đoạn về cung cấp. Dự trữ bảo hiểm được xác định theo công thức sau:
Dbh = Vng.đ × tbh
Trong đó: tbh là thời gian cho dự trữ bảo hiểm được xác định bởi công thức sau: tbh = (∑ 𝑉′𝑛𝑖 𝑚 𝑖 × (𝑡′𝑛𝑖 − tbq)) ∕ ∑ 𝑉′𝑛𝑖 𝑛 𝑖
(𝑡′𝑛𝑖 là thời gian giữa 2 lần cung cấp của những lần cung cấp có khoảng cách lớn hơn khoảng cách bình quân giữa 2 lần cung cấp; V′ni là lượng nguyên vật liệu nhập kho của những lần cung ứng tương ứng với 𝑡′𝑛𝑖; tbq là thời gian dự trữ bình quân; m là tổng số lần có thời gian dự trữ lớn hơn thời gian dự trữ bình quân)
- Xác định lượng nguyên vật liệu dự trữ chung theo công thức: Dc = Dtx + Dbh
Áp dụng cho loại nguyên vật liệu Paper (36-893) Dluc dùng cho đóng gói hàng Tape Glue:
- Nhu cầu sử dụng cho KHSX cho tháng 3 và tháng 4: Nn = 6.800 (pcs) - Số ngày làm việc trong tháng 3 và tháng 4: Tkh = 46 (ngày)
- Ta có được: Vng.đ = 6.800 / 46 = 148 (pcs)
- Giả sử: số lần giao hàng vào năm trước là 5 lần và thời gian dự trữ thường xuyên được tính như sau:
ttx = (3.000 × 60 + 5.000 × 60 + 5.000 × 90 + 6.000 × 90 + 5.000 × 60) / (3.000 + 4.000 + 4.000 + 6.000) = 73,75 (ngày)
Trang 58 Dtx = 148 × 73,75 = 10.915 (pcs)
- Thời gian dự trữ bình quân: tbq = (60 + 60 + 90 + 90 + 60) / 5 = 72 (ngày) - Thời gian dự trữ bảo hiểm: tbh = [(5.000 + 6.000) × (90 – 72)] / (5.000 +
6.000) = 18 (ngày)
- Lượng dự trữ bảo hiểm: Dbh = 148 × 18 = 2.664 (pcs) Như vậy, lượng dự trữ chung của loại nguyên vật liệu sẽ là: Dc = 10.915 + 2.664 = 13.579 (pcs)
Lượng vật tư thường xuyên sẽ được dùng dần cho nhu cầu sản xuất, còn lượng vật tư bảo hiểm sẽ được để tồn kho đề phòng trường hợp rủi ro trong cung ứng.