Quy trình lập kế hoạch sản xuất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại bộ phận lắp ráp công ty TNHH công nghiệp plus việt nam (Trang 32 - 34)

5. Kết cấu đề tài

2.3. Quy trình lập kế hoạch sản xuất

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình lập kế hoạch sản xuất

Nguồn: Bùi Đức Tuân (2005)

Dựa trên sơ đồ lập kế hoạch sản xuất của Bùi Đức Tuân (2005), quy trình lập kế hoạch sản xuất có thể chia thành các bước sau:

Bước 1: Nhận định các căn cứ cần thiết để lập KHSX

Những căn cứ để lập KHSX bao gồm: khả năng cung cấp và dự trữ các nguyên vật liệu, công suất hoạt động và khả năng đáp ứng máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, các đơn đặt hàng, nhu cầu thị trường, khả năng tài chính, tình hình tiêu thụ kỳ trước, tồn kho,… Việc xây dựng các căn cứ lập kế hoạch toàn diện, rõ ràng giúp doanh nghiệp

Trang 21

xác định được mình đang đứng ở đâu để đưa ra một bản kế hoạch khả thi và gần với thực tế.

Bước 2: Thiết lập kế hoạch sản xuất tổng thể

“Kế hoạch sản xuất tổng thể liên quan đến việc xác định khối lượng và thời gian sản xuất cho tương lai gần, thường là trong vòng từ 3 đến 18 tháng” (Bùi Đức Tuân, 2005, p.126).

Các nhà quản lý sẽ điều phối các yếu tố: mức sản xuất, mức tồn kho, các hợp đồng phụ, công việc ngoài giờ cần thuê mướn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mục đích chính của kế hoạch tổng thể là cực tiểu hóa chi phí sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất (Đồng Thị Thanh Phương, 2014).

Bước 3: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo sản xuất

Kế hoạch chỉ đạo sản xuất nằm giữa kế hoạch tổng thể và kế hoạch nhu cầu sản xuất. Nó cho doanh nghiệp biết cần chuẩn bị những gì để đáp ứng KHSX tổng thể. Kế hoạch chỉ đạo sản xuất là sự trình bày của kế hoạch tổng thể tương ứng, thích hợp với khả năng sản xuất của các đơn vị nhằm thỏa mãn tốt nhất các dự báo kế hoạch. (Bùi Đức Tuân, 2005)

Bước 4: Xây dựng kế hoạch nhu cầu vật liệu

Sau khi kế hoạch tổng thể và kế hoạch chỉ đạo sản xuất được lập, nhà máy, phân xưởng tiến hành lên kế hoạch nhu cầu vật liệu. Mục đích của kế hoạch nhu cầu vật liệu là xác định các năng lực cần thiết và yếu tố đầu vào để thực hiện kế hoạch chỉ đạo sản xuất, cân đối kế hoạch tổng thể (Bùi Đức Tuân, 2005).

Bước 5: Xây dựng kế hoạch nhu cầu công suất

Kế hoạch nhu cầu công suất được xây dựng nhằm cụ thể hóa kế hoạch sản xuất tổng thể và kế hoạch chỉ đạo sản xuất thành các công việc chi tiết, phân bổ nhân sự, máy móc, thời gian cho từng công việc (Bùi Đức Tuân, 2005).

Bước 6: Xác định tính khả thi của kế hoạch nhu cầu công suất

Tính khả thi của kế hoạch này được thực hiện thông qua việc so sánh nguồn lực thực tế của nhà máy (nhân sự, máy móc, thiết bị,…) với kế hoạch. Tiến hành điều chỉnh các kế hoạch nếu công suất thực tế không đáp ứng được nhu cầu.

Bước 7: Thực hiện kế hoạch nhu cầu công suất Bước 8: Thực hiện kế hoạch nhu cầu vật liệu

Trang 22

Trong quá trình thực hiện kế hoạch nhu cầu công suất và nhu cầu vật liệu cần tiến hành kiểm tra, theo dõi, giám sát nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu đề ra, phát hiện những lỗi sai để đưa ra cách giải quyết kịp thời.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại bộ phận lắp ráp công ty TNHH công nghiệp plus việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)