Cấp địa phương

Một phần của tài liệu DT12189-1628476750326-83415064-881 (Trang 34)

2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 1570 VÀ KẾ HOẠCH 798

2.2.2. Cấp địa phương

Về cơ bản do nguồn lực cho công tác điều tra cơ bản đòi hỏi rất lớn nên việc triển khai thực hiện tại các địa phương chưa được nhiều, chỉ thực hiện ở các nhiệm vụ quy mô nhỏ như: điều tra, khảo sát, thu thập thống kê hiện trạng, đánh giá tiềm năng tài nguyên, môi trường biển, dự báo mức độ tổn thương môi trường nước vùng bờ, trầm tích đáy biển vùng bờ, điều tra nguồn lợi thủy sản ven bờ... Các địa phương điển hình trong tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển như: Hải Phòng, Bà Rịa – Vũng Tàu

Hầu hết các địa phương đều chú trọng xây dựng hệ thống trạm quan trắc môi trường và thường xuyên định kỳ tiến hành quan trắc môi trường nước các khu vực cửa sông, ven biển. Kết quả quan trắc tại các các địa phương được sử dụng phục vụ cho công tác kiểm soát môi trường, nuôi trồng thủy sản...

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường biển và hải đảo cấp tỉnh cũng được các địa phương đẩy mạnh thực hiện. Nam Định là tỉnh đang thực hiện thí điểm xây dựng hệ thống cở sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia.

Thực hiện công tác lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo: Tính đến nay, có 11/28 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có biển đã và đang triển khai thực hiện nhiệm vụ Lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo, gồm các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Phú Yên, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sóc Trăng, Cà Mau. Tuy nhiên, công tác lập hồ sơ tài nguyên hải đảo còn chậm. Tính đến tháng 7 năm 2020, mới chỉ có duy nhất tỉnh Sóc Trăng đã hoàn thành và phê duyệt hồ sơ tài nguyên hải đảo.

Một phần của tài liệu DT12189-1628476750326-83415064-881 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)