Quan trắc và dự báo khí tượng, thủy văn biển

Một phần của tài liệu DT12189-1628476750326-83415064-881 (Trang 35 - 37)

2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 1570 VÀ KẾ HOẠCH 798

2.3.1. Quan trắc và dự báo khí tượng, thủy văn biển

Đối với chỉ tiêu giảm sát và đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược 1570 số 1.5 về mức độ đáp ứng số liệu, thông tin cơ bản về khí tượng, hải văn biển theo lộ trình năm 2015 nâng lên so với 2010 và năm 2020 là nâng lên so với năm 2015 đã cơ bản đạt được:

- Về lưới trạm quan trắc hải văn ven bờ đã có sự gia tăng về số lượng từ 17 trạm năm 2010 lên 22 trạm năm 2014 và tăng lên thành 27 trạm năm 2020. Các trạm quan trắc tài nguyên, môi trường biển, hệ thông giám sát tài nguyên biển đã được thực hiện cho các khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.

- Đã có 03 trạm ra đa biển và 01 trạm trung tâm đi vào hoạt động cung cấp các số liệu sóng và dòng chảy để phục vụ cho công tác nghiên cứu, dự báo.

Đối với chỉ tiêu số 1.6 về mức độ chính xác trong dự báo khí tượng, hải văn, thiên tai trên biển năm 2015 nâng lên so với 2010 và 2020 là nâng lên so với 2015 cơ bản đã đạt được:

- Về số liệu và các thông tin phục vụ đều có nâng lên, đặc biệt các trạm đo tự động ven bờ, các trạm ra đa biển đã góp phần nâng cao độ chính xác của dự báo sóng, dòng chảy, nước dâng do bão. Mặc khác các hệ thống quan trắc, thu thập thông tin (kể cả số liệu của trung tâm Dự báo hạn vừa Châu Âu đã được mua) dự báo khí tượng cũng được tăng cường, giúp cho chất lượng dự báo khí tượng (trong đó có dự báo bão và các thiên tai khí tượng trên biển được cải thiện) kéo giúp cho công tác dự báo hải văn sẽ được cải thiện;

- Về mô hình dự báo bằng các mô hình có bản quyền đã được đầu tư, một số mô hình được nghiên cứu sẽ có kết quả sẽ được ứng dụng vào nghiệp vụ sẽ giúp cho kết quả dự báo được nâng lên.

Hiện nay, các bản tin dự báo khí tượng biển và hải văn được cung cấp hàng ngày và dự báo cho 10 ngày liên tiếp cho 12 khu vực biển gồm: Bắc vịnh Bắc Bộ, Nam vịnh Bắc Bộ, Quảng Trị đến Quảng Ngãi, Bình Định đến Ninh Thuận, Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, Vịnh Thái Lan, Bắc Biển Đông, Giữa Biển Đông, Nam Biển Đông, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa. Các bản tin dự báo ngày càng đạt được độ chính xác và kịp thời hơn, giúp cho ngư dân có biện pháp di dời, phòng tránh, có giải pháp đảm bảo an toàn lông bè nuôi trồng thủy hải sản, giảm được nhiều thiệt hại về người và tài sản. Việc dự báo, cảnh báo thiên tai sớm giúp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Cảnh sát biển, các bộ, ngành, địa phương chủ động trong cho công tác chỉ đạo, điều hành, hạn chế thấp nhất rủi ro thiên tai gây ra.

Với việc đạt được 02 chỉ tiêu nêu trên, đồng thời đã góp phần đạt được mức độ đáp ứng đối với chỉ tiêu số 1.8 về mức độ đồng bộ và thống nhất của thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường biển năm 2015 được cải thiện so với năm 2010 và năm 2020 được cải thiện so với năm 2015. Một số kết quả cụ thể như sau:

Ngày 12 tháng 1 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90/QĐ-TTg về Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Tính đến tháng 8 năm 2020, mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia có 1590 trạm/điểm với 1472 quan trắc viên; tài nguyên môi trường biện hiện có 03 trạm radar biển và 01 trạm điều hành Trung tâm. Số lượng trạm hải văn là 27 trạm, trong đó trạm hải văn truyền thống là 20 trạm, gồm 14 trạm hạng I, 05 trạm hạng II và trạm Hoàng Sa, trong đó:

- 08 trạm ven biển; - 11 trạm trên đảo;

- 15 trạm có quan trắc tự động.

Trạm hải văn độc lập có 06 trạm, gồm có 1 trạm ven biển (tự động) và 05 trạm trên các nhà giàn (DKI/7, DKI/14, DKI/9, DKI/19 và DKI/21), trong đó 04 trạm tự động.

Về mật độ trạm: Với bờ biển dài, chế độ thủy triều phức tạp, thường xuyên bị ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới thì mạng lưới trạm hải văn hiện nay còn ít, phân bố không đều; chưa phản ánh được những biến đổi khá phức tạp của mực nước và thuỷ triều dọc bờ biển Việt Nam; chưa đủ để phục vụ cho việc xác định đúng vị trí và đường bao của nước dâng do bão, nhất là với vùng biển từ Hải Phòng tới Quảng Bình. Mạng lưới các trạm hải văn nhìn chung còn thưa và chưa hợp lý, đặc biệt là quan trắc khí tượng thủy văn biển ở những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai như bão, nước dâng do bão, lũ, quan trắc môi trường ở các vùng kinh tế trọng điểm, vùng có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao như khu đô thị ven biển, các khu du lịch, danh lam thắng cảnh; số liệu KTTV biển và môi trường còn hạn chế (do số lượng trạm ít) chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cung cấp các phục vụ thiết kế các công trình và quy hoạch các khu kinh tế trên biển, ven bờ biển và các hoạt động khác. Trạm quan trắc theo dõi mực nước biển dâng phục vụ theo dõi biến đổi khí hậu hiện nay chưa có.

Về thiết bị đo: Mạng lưới trạm truyền thống hiện có 14 trạm đo khí tượng hải văn tự động (Gió, mưa, mực nước, mặn, các yếu tố về sóng biển); trạm khí tượng hải văn tự động độc lập có 07 trạm với công nghệ truyền tin qua mạng di động 3G/4G.

Cũng tại Quyết định số 90/QĐ-TTg, mạng lưới trạm tài nguyên môi trường biển cơ bản được lồng ghép với mạng lưới trạm khí tượng hải văn.

Trạm quan trắc tài nguyên môi trường biển thuộc Tổng cục Môi trường, bao gồm 5 trạm trên phạm vi 5 vùng biển nước ta, trong đó 3 trạm ở vùng ven bờ, 2 trạm ở vùng ngoài khơi. Những trạm này chỉ quan trắc theo mùa nhằm đánh giá môi trường cho các vùng biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.

Mạng lưới quan trắc biển và hệ thống giám sát tài nguyên của Trung tâm Viễn thám bao gồm 3 trạm quan trắc ven bờ (cho khu vực biển miền Bắc, miền

Trung và miền Nam) và 2 trạm ngoài khơi. Tuy nhiên, chu kỳ quan trắc vẫn còn rất thưa và chưa thể đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin tài nguyên và môi trường biển của Việt Nam. Quan trắc này chỉ quan tâm đánh giá môi trường vào các thời điểm mùa để hiệu chỉnh ảnh viễn thám cho các vùng biển Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.

Mạng lưới của Trung tâm Trắc địa bản đồ biển thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, bao gồm hai trạm thu tín hiệu vệ tinh Beacon tại Đồ Sơn và Beacon tại Vũng Tàu đang hoạt động. Hệ thống các lưới tọa độ Nhà nước hạng I, II, III và các mạng lưới địa chính đủ đảm bảo cho công tác đo đạc, hiệu chỉnh, thành lập các thể loại bản đồ vùng ven biển Việt Nam.

Mạng lưới radar biển đo sóng và dòng chảy mặt: có 04 trạm, trong đó 03 trạm do Trung Tâm Hải Văn (thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) quản lý và 01 trạm thu trung tâm tại Hà Nội.

Ở cấp địa phương, các tỉnh/thành phố đã thành lập Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn. Hàng năm, tích cực xây dựng và ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các phương án ứng phó với thiên tai; tăng cường tuyên truyền pháp luật về phòng chống thiên tai, nâng cao năng lực công tác dự báo, cảnh báo về thời tiết, thủy văn, thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động phòng tránh; chỉ đạo xử lý, đối phó kịp thời các tình huống thiên tai xảy ra; cập nhật, bổ sung và phương án chủ động phòng chống, ứng phó thiên tai, đặc biệt xây dựng các phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, sạt lở, các tình huống khẩn cấp trên biển, hàng không,... Xây dựng và cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu theo từng giai đoạn.

Các địa phương cũng chủ động thực hiện nhiều dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực biến đổi khí hậu tại các địa phương như: Tăng cường năng lực chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam; Giảm sóng ổn định bãi và trồng rừng ngập mặn bảo vệ bờ; thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên trong thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng; Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu ở rừng và đồng bằng Việt Nam (Nam Định). Thành phố Hải Phòng cũng thực hiện dự án “Trung tâm Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại thành phố Hải Phòng” do đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tài trợ,…

Một phần của tài liệu DT12189-1628476750326-83415064-881 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)