Xây dựng hệ thống thông tin, quan sát và cảnh báo thiên tai trên biển

Một phần của tài liệu DT12189-1628476750326-83415064-881 (Trang 38 - 39)

2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 1570 VÀ KẾ HOẠCH 798

2.3.4. Xây dựng hệ thống thông tin, quan sát và cảnh báo thiên tai trên biển

dự báo kịp thời các sự cố thiên tai trên biển

Công tác dự báo bão và các hoạt động kêu gọi, ngăn chặn không cho tàu thuyền ra khơi, hướng dẫn tàu thuyền vào nơi trú ẩn, neo đậu an toàn khi có mưa lũ, bão và áp thấp nhiệt đới được thực hiện tốt; công tác sơ tán người dân, vận chuyển tài sản ở khu vực cửa sông, cửa biển, ven biển và các tuyến đảo vào nơi trú ẩn an toàn được các lực lượng công an, bộ đội, dân quân… phối hợp thực hiện hiệu quả; thường xuyên tổ chức, phối hợp các lực lượng (cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư, dân quân tự vệ biển…) tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn, ứng phó động đất, sóng thần và thiên tai trên biển. Hệ thống đài thông tin duyên hải gồm 32 đài thông tin duyên hải trải từ Móng Cái đến Hà Tiên.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang thực hiện Đề án Tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu thông qua hệ thống thông tin đại chúng và triển khai Đề án mạng thông tin chuyên dùng trong phòng chống thiên tai và đưa vào sử dụng các thiết bị chuyên dụng tại 132 huyện trọng điểm về thiên tai trên cả nước.

Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu và ban hành Kế hoạch thực hiện Thoả thuận đã được ký kết bởi 195 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là một thỏa thuận có tính lịch sử, là văn bản pháp lý có tính toàn cầu đầu tiên xác định trách nhiệm tất cả các Bên trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Thỏa thuận chính thức có hiệu lực vào ngày 04/11/2016. Việc phê duyệt Thỏa thuận Paris tại Nghị quyết số 93/NQ-CP và Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016 ngay trước thềm Hội nghị COP22 thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Kế hoạch gồm 68 nhiệm vụ ưu tiên, bao trùm tất cả các lĩnh vực có liên quan tới biến đổi khí hậu và bám sát 5 trụ cột gồm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; thích ứng với biến đổi khí hậu; chuẩn bị nguồn lực; thiết lập hệ thống công khai, minh bạch; xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách cho giai đoạn 2016 - 2020 và 2021 - 2030 của Việt Nam.

Một phần của tài liệu DT12189-1628476750326-83415064-881 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)