Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ biển

Một phần của tài liệu DT12189-1628476750326-83415064-881 (Trang 57 - 58)

2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 1570 VÀ KẾ HOẠCH 798

2.10. Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ biển

Chính phủ, Bộ KH&CN và các bộ, ngành, địa phương luôn xác định khoa học - công nghệ biển là giải pháp đi trước, mang tính đột phá nhằm phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo và giảm tối đa rủi ro cho các hoạt động trên biển...

Về phát triển khoa học - công nghệ biển thực sự trở thành động lực của phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, Chính phủ đã giao Bộ KH&CN chủ trì thực hiện các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước về nghiên cứu biển và hải đảo. Triển khai Nghị quyết số 84/NQ-CP trong tình hình mới, kể từ năm 2016 Bộ KH&CN đã triển khai Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển”, mã số KC.09/16-20 (phê duyệt tại Quyết định số 589/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ KH&CN).

Chương trình KC.09 giai đoạn 2016 - 2020 với khung chương trình đã được xây dựng gồm 3 nhóm nội dung chính (Quản lý biển đảo; Tài nguyên và Môi trường biển; Phát triển kinh tế biển). Đến tháng 12/2018, chương trình đã xây dựng được 41 đề tài trong đó 33 đề tài được phê duyệt trong 03 năm (2016 - 2018) và 08 đề tài tuyển chọn cho năm 2019; trong đó, 13 đề tài lĩnh vực 1 “Quản lý biển và hải đảo”(chiếm 32 %), 18 đề tài lĩnh vực “Tài nguyên và môi trường biển” (chiếm 44 %); 10 đề tài lĩnh vực “Phát triển kinh tế biển và hải đảo” (chiếm 24 %). Sản phẩm của các đề tài thuộc Chương trình được yêu cầu là phải có kết quả được đưa vào ứng dụng, các nội dung nghiên cứu gắn kết giữa

nghiên cứu cơ bản và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn quản lý và phát triển kinh tế biển. Sự gắn kết này không chỉ góp phần nâng tính ứng dụng của các nghiên cứu mà còn nâng cao tầm cỡ và phạm vi để các nhiệm vụ đủ lớn, có cơ sở khoa học vững để có thể đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Về xây dựng tiềm lực khoa học - công nghệ biển và phát triển hệ thống dự báo, phòng chống thiên tai, Bộ KH&CN đã tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ về nghiên cứu biển cho các tổ chức khoa học - công nghệ biển thông qua các nhiệm vụ nghiên cứu, nhiệm vụ thường xuyên trong kế hoạch khoa học và công nghệ hàng năm. Một số địa phương đã tích cực, chủ động trong việc đầu tư kinh phí cho các đề tài về khoa học, công nghệ biển; các nội dung nghiên cứu tập trung vào quản lý tổng hợp vùng bờ, xây dựng bộ chỉ thị tổn thương môi trường vùng ven biển, phân vùng chức năng sinh thái, ứng dụng các công nghệ, mô hình mới trong khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Về đẩy mạnh nghiên cứu và hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực ứng dụng khoa học - công nghệ biển, thời gian qua hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học - công nghệ biển, đảo được đẩy mạnh với các nước Đức, Hàn Quốc, Australia, Thụy Điển, Canada… và nhiều tổ chức quốc tế như UNDP (Cơ quan phát triển của Liên Hợp Quốc), GEF (Quỹ Môi trường toàn cầu), Quỹ Yeosu Foundation (Hàn Quốc). Chúng ta đã ký biên bản ghi nhớ với các tổ chức quốc tế có uy tín ở khu vực Đông Bắc Á (như PEMSEA, COBSEA) về việc thực hiện các dự án tăng cường thực hiện Chiến lược phát triển bền vững biển Đông Á (giai đoạn 2); phối hợp xây dựng và thực hiện Dự án “Thực hiện Kế hoạch hành động đảo ngược xu thế suy thoái môi trường Biển Đông và vịnh Thái Lan”. Chúng ta đã tham gia Tiểu ban Khoa học và Công nghệ biển thuộc Ủy ban Kho học Công nghệ ASEAN (ASEAN- COST); các dự án hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển đã được triển khai, điển hình như Dự án “Nghiên cứu, điều tra đánh giá khoanh định các cấu trúc địa chất có tiềm năng và triển vọng khí hydrate ở các vùng biển Việt Nam”, dự án “Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, điều tra khí hydrate”. Trong lĩnh vực hàng hải, đã xây dựng và mua các phần mềm mới phục vụ công tác thiết kếđóng mới, hoán cải tàu biển và công trình dầu khí biển, đo dung tích, đánh giá trạng thái phương tiện đang khai thác, ứng phó sự cố hàng hải trên biển (như IPA, BOSUN, SEATRUST, ERS…) góp phần nâng cao chất lượng công tác thiết kế, đăng kiểm tàu biển.

Một phần của tài liệu DT12189-1628476750326-83415064-881 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)