2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 1570 VÀ KẾ HOẠCH 798
2.9. Công tác đào tạo, huy động, sử dụng nguồn nhân lực cho biển, hải đảo
Chính phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai rà soát các đề án phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực biển thông qua đào tạo (đại học và trên đại học), dạy nghê, xây dựng cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo nhân lực cho quản lý, khai thác biển. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sửa đổi, bổ sung đưa vào quy chế tuyển sinh đại học, thạc sỹ, tiến sỹ các chính sách ưu tiên đối với sinh viên, học viên có hộ khẩu thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. Triển khai rà soát các chương trình đạo tạo phục vụ phát triển kinh tế biển, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở đào tạo mở mã ngành đào tạo mở mã ngành đào tạo phù hợp phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế biển, hiện đã có 20 chuyên ngành đào tạo liên quan đến biển, 92 lượt cơ sở đào tạo 20 ngành ở trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đưa 15 nghề thuộc lĩnhv ực kinh tế biển vào Danh mục nghệ trọng điểm đào tạo nhận lực (09 nghề ở cấp độ quốc tế, 03 nghề ở cấp độ khu vực, 08 nghề cấp độ quốc gia). Tổ chức xây dựng thí điểm mô hình đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư cho ngư dân trong việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và thực hiện 02 chương trình đào tạo nghề thuyền trưởng, máy trưởng hạng tư cho ngư dân vùng biển và 01 chương trình bồi dưỡng hoàn thiện kỹ tnăng nghề thuyền trưởng, máy trưởng hạng tư cho ngư dân hành nghề đi biển.
Các địa phương ven biển cũng đã tăng cường hoạt động đào tạo, dạy nghề cho lao động trong các ngành nghề kinh tế biển trên địa bàn, lồng ghép nội dung phát triển nguồn nhân lực kinh tế biển trong xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương đến 2020. Hệ thống các trường đào tạo nghề, dạy nghề tại địa phương ven biển được đầu tư nâng cấp và thành lập mới đến nay có 90 trường cao đẳng nghề, 133 trường trung cấp nghề và 454 trung tâm dạy nghề, trong đó nhiều trường cao đẳng, trung cấp nghề có đào tạo ngành nghề về kinh tế biển.
Mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề tiếp tục được rà soát và hoàn thiện: tập trung phát triển 40 trường cao đẳng nghề chất lượng cao, 20 trường cao nghề, 75 trường trung cấp nghề và 150 trung tâm dạy nghề đào tạo các nghề trong lĩnh vực thủy sản.
Về các nội dung liên quan trực tiếp Chương trình đào tạo và giáo trình ngành quản lý tổng hợp đới bờ, quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo:
Mở 04 ngành mới gồm: 01 ngành đào tạo bậc đại học thí điểm về quản lý tài nguyên và môi trường Biển đảo; 01 ngành đào tạo bậc đại học về quản lý Biển tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh; 01 ngành đào tạo bậc thạc sĩ về luật Biển và quản lý Biển tại Khoa Luật, Đại hoc Quốc gia Hà Nội; 01 ngành đào tạo bậc đại học về Toàn cầu hóa và thương mại Tầu biển (Trường Đại học Hàng hải).
Về các ngành đào tạo với chương trình đào tạo với học phần có tên “Quản lý tổng họp đới bờ”: 36 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học, 15 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Thạc sĩ, 10 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Tiến sĩ ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Về các ngành đào tạo có tích hợp nội dung quản lý tổng hợp đới bờ hoặc quản lý và quy hoạch vùng biển trong Chương trình đào tạo: 78 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học, 33 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Thạc sĩ, 17 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Tiến sĩ, cụ thể như sau:
- Ngành kinh tế và tài nguyên thiên nhiên: 04 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học.
- Ngành địa lý và tài nguyên môi trường: 02 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học, 01 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Thạc sĩ, 01 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Tiến sĩ.
- Ngành địa lý học: 05 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học, 08 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Thạc sĩ, 05 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Tiến sĩ.
- Ngành địa lý tự nhiên: 06 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học.
- Ngành sư phạm địa lý: 16 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học.
+ Ngành kỹ thuật môi trường: 19 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học, 11 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Thạc sĩ, 05 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Tiến sĩ.
- Ngành môi trường và phát triển bền vững: 01 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Thạc sĩ, 01 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Tiến sĩ.
- Ngành khoa học môi trường: 23 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học, 10 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Thạc sĩ, 2 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Tiến sĩ.
- Ngành nước, môi trường và hải dương học: 01 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học.
- Ngành hải dương học: 02 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học, 02 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Thạc sĩ, 03 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Tiến sĩ.
Song song với các nội dung trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức biên soạn và hướng dẫn các đơn vị đưa vào trong nhà trường “Tài liệu về giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo phục vụ giảng dạy, học tập trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, các trung tâm giáo dục thường xuyên và học tập cộng đồng và trường mầm non và trong các trung tâm giáo dục quốc phòng, an ninh” để giáo dục học sinh, sinh viên trong toàn hệ thống với nhiều hình thức đưa vào nhà trường (tại giờ học ngoại khóa về Địa lý và Lịch sử, Giáo dục Công dân, là nội dung bắt buộc phải học trong các khóa học tập trung về giáo dục an ninh quốc phòng cho sinh viên và học sinh..., học phần tự chọn).
Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền hưởng ứng Tuần Lễ Biển Hải đảo Việt Nam, đồng thời tổ chức các hoạt động truyền thông về Tuần Lễ Biển Hải đảo Việt Nam tại trụ sở cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo. Một số đơn vị thực hiện tốt công tác này như Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng...
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng chỉđạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện Đề án “Đưa các nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo vào hệ thống giáo dục quốc dân” dưới hình thức lồng ghép, tích họp vào các chương trình giáo dục và đào tạo.