Hoàn thiện chính sách, pháp luật

Một phần của tài liệu DT12189-1628476750326-83415064-881 (Trang 49 - 52)

2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 1570 VÀ KẾ HOẠCH 798

2.8.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật

Hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đã bước đầu được xây dựng và hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc triển khai quản lý tổng hợp vùng bờ.

Đối với hệ thống các văn bản pháp luật, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 là hành lang pháp lý để triển

khai phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo dựa trên tiếp cận hệ sinh thái. Đó là, việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của các hệ sinh thái biển, hải đảo và vùng bờ nhằm phát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Các quy định về quản lý tổng hợp vùng bờ của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo có liên quan tới quy định của các luật khác. Luật biển Việt Nam số 18/2012/QH13 có quy định về quản lý nhà nước về biển (Điều 7), theo đó, quản lý biển là một công việc lớn và phức tạp, có liên quan đến nhiều bộ, ngành và địa phương trong cả nước. Để đảm bảo nguyên tắc quản lý biển thống nhất, đồng bộ và hiệu quả, Luật biển Việt Nam quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biển trong phạm vi cả nước; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về biển.

Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 quy định về Quy hoạch không gian biển quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia, cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia về phân vùng chức năng và sắp xếp, phân bố hợp lý không gian các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. Theo quy định của Luật, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ là quy hoạch ngành quốc gia. Về mối quan hệ giữa các loại quy hoạch, Luật quy định Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước. Quy hoạch ngành quốc gia phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Trường hợp quy hoạch ngành quốc gia có mâu thuẫn với quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia hoặc các quy hoạch ngành quốc gia mâu thuẫn với nhau thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch tổng thể quốc gia.

Để thực thi Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Chính phủ đã ban hành 02 Nghị định9; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 02 Quyết định10; Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 10 Thông tư hướng dẫn thi hành11 tạo hành

9 (1) Nghịđịnh 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; (2) Nghịđịnh 41/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.

10 (1) Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01/07/2016 ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc; (2) Quyết định số 14/2018/QĐ-TTg ngày 12/3/2018 ban hành Quy chế phối hợp cấp phép, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.

11 (1) Thông tư số 10/2016/TT-BTNMT ngày 16/5/2016 quy định chi tiết nội dung, thể thức, thời điểm báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; (2)Thông tư số 18/2016/TT-BTNMT ngày

lang pháp lý cho công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, trong đó có nhiều nguyên tắc, chếđịnh rất mới như: quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo dựa trên tiếp cận hệ sinh thái; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển; thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; quản lý tài nguyên hải đảo; cấp giấy phép nhận chìm ở biển.

Ngày 15/5/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Nghị định quy định chi tiết 8 nhóm nội dung của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Về quản lý tổng hợp biển và hải đảo, Nghị định đã quy định chi tiết về (i) lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; (ii) phạm vi vùng bờ; lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ; (iii) hành lang bảo vệ bờ biển, hạn chế các hoạt động trong hàng lang bảo vệ bờ biển; và (iv) cơ chế phối hợp trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Về xây dựng quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 74/2017/TT- BTNMT ngày 29/12/2017 quy định kỹ thuật về lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

Ngày 30/11/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 49/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật lập, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ. Thông tư cũng đưa ra bộ chỉ thị đánh giá chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ.

Về thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 29/2016/TT-BTNMT ngày 12/10/2016 quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.

Về chế độ báo cáo tình hình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, ngày 16/5/2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 10/2016/TT-BTNMT quy định chi tiết nội dung, thể thức, thời điểm báo cáo về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Đối với lĩnh vực quy hoạch theo Luật quy hoạch, ngày 7/5/2019, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch. Nghị định quy định chi tiết một số nội dung tại các Điều

25/7/2016 quy định chi tiết về hồ sơ tài nguyên, hải đảo, hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo; (3) Thông tư số 20/2016/TT-BTNMT ngày 25/8/2016 quy định về xây dựng, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; (4) Thông tư số 26/2016/TT-BTNMT ngày 29/9/2016 quy định chi tiết tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và hướng dẫn phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; (5) Thông tư số 27/2016/TT-BTNMT ngày 29/9/2016 quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; (6) Thông tư số 29/2016/TT-BTNMT ngày 12/10/2016 quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; (7) Thông tư số 49/2017/TT-BTNMT ngày 30/11/2017 quy định kỹ thuật lập, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ; (8) Thông tư số 74/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 quy định kỹ thuật về lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

15, 17, 19, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 30, 40, 41 và 49 của Luật Quy hoạch. Về quy hoạch không gian biển quốc gia, Nghị định hướng dẫn về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức lập quy hoạch; xây dựng và thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch, các bước lập quy hoạch; nội dung quy hoạch; trách nhiệm và quyền hạn thẩm định quy hoạch; quy cách sản phẩm của quy hoạch.

Một phần của tài liệu DT12189-1628476750326-83415064-881 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)