Ngăn ngừa, kiểm soát, xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu DT12189-1628476750326-83415064-881 (Trang 41 - 43)

2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 1570 VÀ KẾ HOẠCH 798

2.5.1. Ngăn ngừa, kiểm soát, xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường

Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách bảo vệ môi trường; theo đó quan điểm xuyên suốt của Chỉ thị là không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo tăng trưởng kinh tế phải song hành

với bảo vệ môi trường, hướng đến tăng trưởng xanh, phát triển bền vững đất nước.

Triển khai Chỉ thị các bộ, ngành và địa phương đang tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Trong năm vừa qua, các bộ, ngành, địa phương cũng rất chủ động trong việc điều tra, thống kê các nguồn thải ra môi trường biển, quan trắc môi trường biển cũng như thực hiện các giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, đầu tư kinh phí xây dựng các hệ thống xử lý chất thải tại các khu vực ven biển. Thường xuyên tiến hành thanh kiểm tra nhằm xử lý kịp thời các vụ vi phạm gây ô nhiễm môi trường biển. Tích cực trồng rừng ngập mặn, bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái ven biển, xây dựng quy hoạch các khu bảo tồn biển. Gần đây nhất khu bảo tồn biển Lý Sơn đã được thành lập, nâng số khu bảo tồn biển trên cả nước thành 16 khu. Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương đã tiến hành cấp giấy phép nhận chìm vật liệu nạo vét ở biển theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch triển khai các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên (như Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu Marpol 73/78, Công ước quốc tế về an toàn công-ten-nơ; Công ước lao động hàng hải...) cũng như nghiên cứu, đề xuất gia nhập các điều ước còn lại về bảo vệ môi trường biển.

Các bộ, ngành và địa phương tích cực tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chủ động điều tra, thống kê các nguồn thải ra môi trường biển, quan trắc môi trường biển, đầu tư kinh phí xây dựng các hệ thống xử lý chất thải tại các khu vực ven biển và thực hiện nhiều giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển như: Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường tại các địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh ven biển; Quy định bảo vệ môi trường đối với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y theo Luật BVMT năm 2014, Luật hóa chất năm 2007 và các văn bản khác có liên quan; Xây dựng mới, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm từ các nguồn thải trên đất liền; Rà soát, điều chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường phù hợp với điều kiện trong nước và yêu cầu hội nhập quốc tế đã được đẩy mạnh.

Thực hiện công tác nghiên cứu thiết lập vùng biển đặc biệt nhạy cảm (PSSAs) tại Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu, đề xuất thiết lập vùng PSSAs tại vùng biển khu vực Quảng Ninh – Hải Phòng và hiện đang hoàn thiện hồ sơ đề xuất thiết lập vùng biển đặc biệt nhạy cảm (PSSAs) tại Việt Nam và làm thủ tục gửi Tổ chức Hàng hải quốc tế thẩm định, công bố theo quy định.

Đánh giá về chỉ tiêu giám sát số 2.7 của Chiến lược về các thông số cơ bản về chất lượng nươc biển ven bờ và quanh các đảo vào năm 2020 đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia:

- Với nhiều giải pháp đã thực hiện trong giai đoạn vừa qua, đến nay, nhìn chung, chất lượng nước biển ven bờ biển Việt Nam còn khá tốt với hầu hết giá trị các thông số đặc trưng cho chất lượng nước biển đều nằm trong giới hạn cho

phép của QCVN 10-MT:2015/BTNMT. Kết quả tính toán chỉ số rủi ro môi trường biển (RQ) giai đoạn 2015-2019 cho thấy, môi trường nước biển ven bờ khu vực miền Trung tốt nhất với 97,5% chỉ số RQ <1, tiếp đến là phía Bắc có 85,5%, và cuối cùng là khu vực phía Nam đạt 75%. Tuy nhiên, tại một số thời điểm tại một vài vị trí có chỉ số RQ > 1,5 nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao.

- Mức độ ô nhiễm gia tăng vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) do sự gia tăng giá trị các hợp chất hữu cơ, hợp chất chứa nitơ (N- NH4, P -PO4, N- NO3, N-NO2), TSS từ đất liền ra biển và sự trôi dạt chất ô nhiễm từ ngoài khơi vào dải ven bờ. Bên cạnh đó, chất lượng môi trường nước biển chịu tác động mạnh của hoạt động phát triển KT-XH khu vực ven bờ, đặc biệt hoạt động phát triển cảng biển; hoạt động nuôi trồng thủy hải sản trên biển hay hoạt động phát triển du lịch biển.

- Môi trường nước quanh các đảo lớn đã được điều tra, đánh giá trong dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường và tai biến thiên nhiên một số cụm đảo lớn, quan trọng” thực hiện đối với các đảo/cụm đảo: Cô Tô – Vĩnh Thực, Vân Đồn, Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Hòn Khoai, Thổ Chu cho thấy môi trường nước biển quanh các đảo nhìn chung khá tốt, nước trong, độ đục thấp, độ muối và độ pH diễn biến bình thường. Đánh giá chung là đạt quy chuẩn QCVN10-MT:2015/BTNMT, thích hợp cho vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh, cho vùng bãi tắm, thể thao dưới nước, và cho các nơi khác. Tuy nhiên, một số khu vực vẫn có các thông số ô nhiễm vượt giới hạn cho phép, ví dụ như quanh đảo Cô Tô – Vĩnh Thực có chỉ tiêu NH4+ tại tất cả các điểm đo đều vượt QCVN 10-MT:2015/BTNMT so sánh chỉ tiêu với giá trị giới hạn cho vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh.

Một phần của tài liệu DT12189-1628476750326-83415064-881 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)