Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lí của công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân công ty cổ phần phước hiệp thành (Trang 46)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1.6.Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lí của công ty

Sơ đồ bộ máy của Công ty CP Phước Hiệp Thànhđược tổ chức theo kiểu trực tuyến- chức năng. Tức mọi vấn đềthuộc vềthủ trưởng đơn vị (giám đốc), tuy nhiên có sự giúp đỡcủa các lãnhđạo chức năng, các chuyên gia (trưởng của các bộphận). Lãnh đạo các phòng chức năng làm nhiệm vụ tham mưu, gúp việc, theo dõi, đề xuất, kiểm tra, tư vấn cho thủ trưởng nhưng không có quyền ra quyết định cho các bộphận , đơn vị sản xuất. Ý kiến của lãnh đạo các phòng chức năng đối với các đơn vị sản xuất chỉ có tính chất tư vấn về mặt nghiệp vụ, các đơn vị nhận mệnh lệnh trực tiếp từ thủ trưởng đơn vị, quyền quyết định thuộc về thủ trưởng đơn vị sau khi đã tham khảo ý kiến các phòng chức năng

Ưu điểm:

- Thực hiện được chế độmột thủ trưởng. - Tận dụng được các chuyên gia

Nhược điểm

Số lượng người tham mưu cho giám đốc sẽ nhiều, gây lãng phí nếu các phòng không được tổchức hợp lý.

Phải giải quyết những mâu thuẫn rất trái ngược nhau của các bộphận chức năng nên phải họp nhiều.

Hình 2.6.Sơ đồbộmáy quản lí công ty cổphần Phước Hiệp Thành

2.1.6.1.Chứ c năng củ a các phòng ban

- Giám đốc: là người trực tiếp quản lí, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động của công ty. Giám đốc có quyền đưa ra và quyết định cao nhât đối với mọi hoạt động sản xuât kinh doanh trong công ty. Quản lí và cách sửdụng nguồn nhân lực một cách hợp lí, chấp hành đúng mọi chê độ chính sách đối với cán bộcông nhân viên trong công ty.

- Phó giám đốc: là người trợ giúp cho giám đốc, điều hành công tác sản xuất của công ty theo sựchỉ đạo của Giám đốc.

- Phòng kếtoán: Giúp giám đốc thực hiện chức năng quản lý tài vụ, hoạch toán kinh tế, kiểm tra thực hiện vốn, chế độ báo cáo thống kê, phản ánh kịp thời chính xác chỉ tiêu kế hoạch thông báo qua các chứng từ sổ sách. Tổ chức hạch toán tập trung theo chế độkếtoán Việt Nam hiện hành. Theo dõi, ghi chép và phản ánh đầy đủchính xác, trung thực vềtài sản cũng như nguồn vốn của công ty. Ghi chép kịp thời đầy đủ, chính xác các nghiệp vụkinh tếphát sinh vào tất cả các loại sổ sách có liên quan, làm cơ sởcho việc thống kê kiểm tra phân tích và tổng hợp toàn bộkết quảkinh doanh của

Giám đốc

Xưởng cơ khí Khu hoàn thiện

sản phẩm Xưởng đan Lò sơn Phòng kế hoạch Phòng kế toán Phó giám đốc

đơn vị. Qua đó, có thể đềxuất ý kiến với giám đốc đểcó biện pháp hữu hiệu trong quá trình kinh doanh.Đồng thời phải lập báo cáo kếtoán, quyết toán đúng, có thời hạn, tạo thuận lợi việc đối chiếu kiểm tra theo quy định.

- Phòng kếhoạch: Lập kếhoạch và các khả năng hoạt động kinh doanh từng thời kỳcho phù hợp với yêu cầu kinh doanh sao cho đạt hiệu quả. Phải nắm vững biến động giá cảthị trường và thông tin cần thiết, thông tin kịp thời cho giám đốc có kế hoạch kinh doanh sản xuất.

- Bộphận cơ khí: Có nhiệm vụ gia công hàng cơ khí, làm khung đểphục vụcho sản xuất sản phẩm.

- Bộphận lò sơn: Là bộphận chịu trách nhiệm sơn khung từbộphận cơ khí chuyển sang hoặc nhận sơn gia công chokhách hàng.

- Bộphận đan sản phẩm: Là bộphận trực tiếp làm nên sản phẩm, thực hiện đan sản phẩm, hàng mỹnghệ.

- Bộphận hoàn thiện sản phẩm: Có nhiệm vụsửa lại các sản phẩm, làm cho sản phẩm có nét thẩm mỹ và độbền cao.

2.1.6.2 Quy trình sả n xuấ t củ a công ty.

Hình 2.7. Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty Đơn hàng Ra chi tiết từng sản phẩm PX cơ khí hàn khung Sơn tĩnh điện PX đan Đóng bao bì, nhập kho

Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty có thể được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Ra chi tiết sản phẩm - sau khi xác lập đơn hàng của khách hàng, bộ phận kinh doanh sẽ báo cáo về bộ phận sản xuất tại xưởng để bắt đầu ra chi tiết sản xuất từng sản phẩm (theo yêu cầu từkhách hàng).

Bước 2: Hàn khung - từ bảng chi tiết từng sản phẩm, công ty nhập đúng loại nhôm thanh cần đểsản xuất sản phẩm đó. Sau đó, các công nhân tại xưởng cơ khí hàn khung tiến hành cắt, uốn, hàn các chi tiết theo đúng kích thước, hình dạng theo mẫu đã đưa trong bảng chi tiết tạo thành một khung sơ bộ.

Bước 3: Sơn tĩnh điện - các khung sơ bộ sau khi được hoàn thành ở xưởng cơ khí sẽ được đưa đến xưởng sơn để gia công sơn tĩnh điện, tạo ra một khung sản phẩm hoàn chỉnh.

Bước 4: Đan- công nhân đan sản phẩm nào sẽnhận đúng loại sợi nhựa cho sản phẩm đó (đúng loại sợi, màu sắc, đủ kích thước như đã định mức) và tiến hành đan trên khung sản phẩm đãđược gia công hoàn chỉnh.

Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm - sau khi sản phẩm cơ bản hoàn thành, tổthợ sẽ thực hiện những công đoạn cuối cùng như đo đạc lại kích thước sản phẩm, khò, hàn những mối nối dây, độ liên kết giữa các mắc đan hay đầu dây còn dư ra ngoài mà xửlý cho thích hợp trước khi cho vào nhập kho.Sản phẩm hoàn thiện sẽ được đóng gói nhập kho và báo cho bộphận kinh doanh đểgiao cho khách hàng.

2.2 Gia tăng động lực cho công nhân công ty

2.2.1 Gia tăng độ ng lự c bằ ng kích thích phi tài chính

a. Xây dựng tiêu chuẩn và vịtrí làm việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sởphân tích nhiệm vụ, chức năng từng vị trí công việcởtừng bộphận, thiết lập bảng mô tả công việc, lãnh đạo công ty xem xét xây dựng các tiêu chuẩn cơ bản mà người lao động phải có để có thể đáp ứng được vị trí công việc đó. Tuy nhiên ở công ty có một số bộphận không yêu cầu bằng cấp cao nhưcông nhân làm việc tại các bộ phận: Đan lát, cơ khí, vận chuyển, sơn..Việc phân tích công việc cũng nhằm mục đích thiết kế lại công việc cho phù hợp, để người lao động một lần tổng hợp lại kiến thức, các văn bản quản lý mà Công ty đang áp dụng cho nghiệp vụ của mình.

Tiến hành nghiên cứu thông tin vềbảng mô tảcông việc của từng vị trí trong công ty, bản mô tả công việc nêu rõ nội dung nhiệm vụ cụ thể mà nhân viên đảm nhận vị trí phải thực hiện. Đây là một bản mô tảkhá chi tiết, nội dung công việc được thểhiện cụ thể, nêu bật được các nhiệm vụ chính của nhân viên, đồng thời xây dựng được một tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng vịtrí.

Đây là cơ sởcho sự đánh giá chính xác mức độhoàn thành công việc của người lao động được thực hiện một cách chính xác.

Tiêu chuẩn công việc một sốbộphậnở công ty: Đối với công nhânởbộphận đan lát:

Nhân viên tự lựa chọn mức lương cho mình, làm ăn theo sản phẩm hoặc làm việc theo lương cứng theo quy định của công ty

Trung bình một sản phẩm công nhân phải hoàn thành trong vòng không quá 5 ngày

Sản phẩm là ghếthì không quá 5 ngày Sản phẩm là bàn thì không quá 3 ngày

Khi làm xong việc, công nhân phải báo cáo nguyên vật liệu đã sử dụng trong ngày hôm đó đểhoàn thành sản phẩm

Đối với công nhân bộphận cơ khí:

Công nhân được nhận theo mức lương cứng và chỉtiêu sản phẩm Mức lương tùy thuộc vào trìnhđộ tay nghềvà bậc thợ

Khi hoàn thành công việc công nhân phải báo cáo khối lượng nguyên vật liệu đã hoàn thành cho trưởng bộphận của mình

Đối với công nhân bộphận chuyển hàng

Phải đi theo đúng tuyến và sắp xếp hàng gọn gàng Phải nộp báo cáo công việc hằng ngày/ tuần. Phải có lịch trình làm việc từng ngày trong tháng. b. Phân công, bố trí lao động

Để hoàn thành được mục tiêu của tổ chức, công ty đã chú trọng đến vấn đề phân công và bố trí người lao động theo đúng lĩnh vực chuyên môn, phù hợp với trình độvà kĩ năng mà người lao động có. Ngoài ra, người lao động được hỏi vềnhững mục

tiêu và định hướng phát triển trong tương lai, công việc yêu thích, nếu công việc hiện tại không đúng chuyên ngành hoặc không còn phù hợp với trìnhđộ hiện tại, người lao động sẽ được bốtrí sang vị trí khác, tạo điều kiện để người lao động phát huy chuyên môn nghiệp vụ của mình. Người lao động được chuyển việc khác phù hợp hơn nhờ chính sách tựgiới thiệu, tự đềcử.

Như vậy, đểtạo động lực và thỏa mãn sự cho người lao động,công tyđã xem xét đến nhu cầu của người lao động, người lao động nếu không yêu thích công việc, vị trí hiện tại thì không thểphát huy hết khả năng của bản thân, không thểphấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Công ty luôn tạo điều kiện để người lao động gắn bó với công ty. Công tác đánh giá thực hiện công việc

Quy định đánh giá thực hiện công việc áp dụng cho tất cả nhân viên trong công ty. Đánh giá thực hiện công việc trong công ty là sự đánh có hệ thống và chính thức trên cơ sở tình hình thực hiện công việc của người lao động được so sánh với tiêu chuẩn thực hiện công việc đãđược xây dựng.

Mục đích của việc đánh giá thực hiện công việc của công ty

Thứ nhất: Nhằm phân tích đánh giá chất lượng lao động và xếp loại lao động, phục vụcho việc trả lương, khen thưởng, nâng bậc lương vào cuối năm.

Thứ 2: Là căn cứ để giao nhiệm vụ, bổ nhiệm, thăng tiến lên chức vụ khác, hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Thứ 3: Làm căn cứ cho công tác đào tạo và huấn luyện cho nhân viên nâng cao kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ.

Đánh giá thực hiện công việcảnh hưởng rất lớn đến chế độ lương, thưởng và thăng tiến của người lao động, nên từkết quả đánh giá mà người lao động cho rằng quản lý đánh giá không chính xác sẽ ảnh hướng rất lớn đến sựhài lòng trong công việc.

Tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động

Công ty CP Phước-Hiệp-Thành luôn tạo điều kiện thăng tiến cho người lao động, dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc và những định hướng của người lao động mà người lao động sẽ được thuyên chuyển, bổnhiệm lên các vịtrí khác

Trước khi được bổ nhiệm và thăng tiến lên chức vụ khác, nhân viên sẽ được đào tạo các kĩ năng cho vị trí sắp đảm nhận, điều đó giúp cho nhân viên có thể biết được mình có phù hợp với công việc sắp tới hay không cũng như khỏi bỡ ngỡ khi đảm nhận vai trò mới.

Tuy nhiên qua quá trình tìm hiểu, thì không có văn bản nào qui định rõ lộtrình cũng như những tiêu chí để được thăng tiến cho từng vịtrí công việc. Hơn nữa, việc đề bạc làm các vị trí lãnh đạo trong công ty đa số được đềbạt hoặc do cấp trên sắp xếp, không có sựcông bằng trong việc thăng tiến. Điều đó có thể làm giảm động lực phấn đấu của nhân viên đang làm việc tại công ty, họ không có định hướng cụ thể trong lộ trình công danh của bản thân.

Tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi

Môi trường làm việc cóảnh hưởng đến hiệu quả công việc, năng suất làm việc cũng như sự hài lòng của nhân viên. Nếu trong môi trường nóng bức, ẩm thấp hoặc không sạch sẽ thì người lao động sẽ làm việc kém năng suất và đạt hiệu quả không cao. Một trong những yếu tốtạo động lực lao động cho nhân viên đó là điều kiện làm việc.

Công ty có 3 xưởng lớn trú tại: Xưởng sản xuất khung nhôm tại xã Thủy Bằng, Xưởng sản xuất bàn ghế tại trại giam Bình Điền và 1 xưởng tại Tứ Hạ, Hương Trà, Huế.Tuy vậy công ty luôn tạo điều kiện cho việc xin làm gân fvaf không gò bó bắt buộc nhân viên công nhân phải làm xa so với nơi ởcủa mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, qua quá trình thực tập tại doanh nghiệp, tác giả nhận thấy sự bất công trong điều kiện làm việc. Một sốphòng họp được trang bị đầy đủ các thiết bị như máy in, máy chiếu, điều hoà,… Tuy nhiên một sốphòng vẫn còn thiếu hụt nhiều công cụphục vụcông việc như máy chiếu, máy in, … hoặc các vật dụng này đã hư hỏng và chưa được thay mới kịp thời.

Điều kiện làm việc còn liên quan đến bầu không khí trong công việc. Bầu không khí có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực làm việc. Việc khối lượng công việc cao cộng thêm áp lực từcông việc khiến bầu không khí trong doanh nghiệp tương đối căn thằng, sự giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới đa số chỉ mang tính chất công việc.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho người lao động

Người lao động trong công ty được đào tạo trực tiếp bởi người giám sát trực tiếp của mình. Các nhà quản trịlên lịch và tham gia khảo sát thị trường cùng nhân viên vào một sốngày nhất định vào mỗi tháng, có lịch trình cụthể.

Đối với người lao động mới, các nhà giám sát trực tiếp có vài trò theo kèm nhân viên trong 2 tuần đầu đểnhân viên mới có thểlàm quen với công việc, thực hiện được các công việc cơ bản, hiểu rõ bản chất công việc và các nhiệm vụcần thực hiện đối với công việc.

Các nhân viên trước khi được bổ nhiệm thăng tiến lên vị trí mới được hướng dẫn và đào tạo những nghiệp vụkĩ năng cho công việc sắp đảm nhận.

Tạo động lực bằng kích thích tài chính

Ở công ty, lương là yếu tố bảo mật nên những vấn đề cụ thể về thang lương cũng như mức lượng cụ thể không được tiết lộ. Lương được trả vào ngày 9 -10 hằng tháng và được trả qua qua việc nhận tiền mặt tại phòng kếtoán và qua thẻngân hàng đối với nhân viên văn phòng.

Lương được trảnếu có đủbảng chấm công/ bảng yếu tố làm lương của cấp trên trực tiếp/ đơn xin nghỉ đã duyệt.

Những nhân viên có mức thu nhập trên 9,000,000 đồng/ tháng sẽphải thực hiện việc nộp thuếthu nhập cá nhân.

Xây dựng thực hiện chế độ lương trên cơ sở đánh giá thực hiện công việc

Hệ số lương chức danh được xếp theo nguyên tắc làm ở vị trí nào thì nhận lương chức danhở vị trí đó, cùng làm việc như nhau thì được xếp cùng 1 thang lương và bảng lương.

Căn cứvào mức độquan trọng của công việc, yếu tốtrách nhiệm, mức độphức tạp của công việc để xác định hệ số chức danh cho người lao động, đảm bảo mức lương chức danh thoã mãn điều kiện không thấp hơn tiền lương căn cứ thực hiện các chế độbảo hiểm.

Công ty thực hiện theo đúng quy định của nhà nước về5 loại phúc lợi bắt buộc đối với lao động trong danh sách: chế độ trợ cấpốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độtrợcấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghềnghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tửtuất.

Bảo hiểm con người:

Bảo hiểm con người được đóng sau khi nhân viên đã qua thửviệc. Công ty đầu tư khoản phúc lợi này, nhân viên không phải chịu chi phí.

Bảo hiểm 24/24 cho những tai nạn xảy ra dẫn đến thương tổn hoặc tử vong trên toàn lãnh thổViệt Nam.

Bảo hiểm cho những trường hợp tửvong doốm đau, bệnh tật.

Trợ cấp nằm viện do ốm đau, bệnh tật (lợi ích tăng thêm ngoài BHYT đã chi trả).

Trợcấp phẫu thuật doốm, bệnh tật (lợi ích tăng thêm ngoài BHYT đã chi trả) Bảo hiểm xã hội:

- Công ty chi trả 22% lương đóng bảo hiểm của nhân viên cho BHXH, BHYT

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân công ty cổ phần phước hiệp thành (Trang 46)