5. Kết cấu đề tài
2.4.8.2 Kiểm định sự khác nhau về mức độ trải nghiệm đối với từng nhân tố theo độ
theo độ tuổi
Giả thuyết
Ho: “Phương sai bằng nhau” Sig <= 0.05: bác bỏ Ho
Sig >0.05: chấp nhận Ho -> đủ điều kiện để phân tích tiếp anova
Bảng 30: Kiểm định phương sai các nhân tố theo độ tuổi Các tiêu chí Thống kê Levene df1 df2 Mức ý nghĩa Giá cả 0,233 3 146 0,873 Chất lượng 10,881 3 146 0,000 Thuận lợi 2,526 3 146 0,060 ( Nguồn: Kết quả xử lý SPSS, 2019 )
Dựa vào kết quả ở bảng trên ta thấy giá trị Sig của của thống kê Levene các nhân tố “chính sách giá”, “ thuận lợi”lớn hơn 0,05 – thỏa mãn yêu cầu phương
sai bằng nhau. Có thể nói phương sai của sự đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố giữa 4 nhóm độ tuổi không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy ta có thể sử dụng phân tích ANOVA đối với các biến này.
Giả thuyết
H0: Không có sự khác biệt về sự hài lòng đối với từng nhân tố của các nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau.
H1: Có sự khác biệt về sự hài lòng đối với từng nhân tố của các nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau.
Bảng 31: Kết quả phân tích ANOVA theo độ tuổi
Nhân tố Tổng bình phương Df Bình phương Trung bình F Mức ý nghĩa Chính sách giá 18,437 3 6,146 6,467 0,000 Thuận lợi 9,073 3 3,024 4,676 0,004 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS, 2019)
Nhìn vào bảng phân tích ANOVA, với độ tin cậy 95% mức ý nghĩa quan sát Sig của yếu tố “Chính sách giá” nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ H0khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa trong sự đánh giá về mức độ hài lòng đối với nhân tố “Chính sách giá”giữa các nhóm độ tuổi khác nhau.
Ta có giá trị Sig của nhân tố “ Thuận lợi” là 0,004 < 0,05 nên bác bỏ H0 và khẳng định có sự khác biệt có ý nghĩa trong sự đánh giá về mức độ hài lòng đối với nhân tố “ Chất lượng” giữa các nhóm độ tuổi khác nhau.
Ta dùng bảng phân tích sâu ANOVA để xác định chỗ khác biệt thông qua phương pháp kiểm định Post-Hoc test (kiểm định sâu) dùng phương pháp LSD. Đây là phép kiểm định dùng kiểm định t lần lượt cho từng cặp trung bình nhóm.
Với Sig.(2-tailed) > 0,05: ký hiệu Ns (không có ý nghĩa thống kê) Sig.(2-tailed) ≤ 0,05: ký hiệu * (có ý nghĩa thống kê)
Bảng 32: Phân tích sâu ANOVA theo độ tuổi về Chính sách giá
< 18 tuổi Từ 18-30 tuổi Từ 31-45 tuổi >45 tuổi
Dưới 18 tuổi * * *
Từ 18-30 tuổi * Ns Ns
Từ 31-45 tuổi * Ns Ns
>45 tuổi * Ns Ns
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS, 2019)
Nhìn vào giá trị các bảng trên, ta có thể thấy có sự khác biệt theo độ tuổi về yếu tố tố “Chính sách giá”(với mức ý nghĩa Sig.<0,05.
Bảng kết quả trên cho thấy nhân tố “ chính sách giá”, có sự khác biệt giữa nhóm “ < 18 tuổi” với nhóm “ từ 18 – 30 tuổi”và giữa nhóm “ từ 31 – 45 tuổi” với nhóm “ < 18 tuổi”, và giữa nhóm “ trên 45 tuổi” với nhóm “ < 18 tuổi”. Vì mức ý nghĩa quan sát kiểm định chênh lệch trung bình ở 3 cặp này Sig.< 0,05; quan sát ở bảng giá trị trung bình thì cho thấy nhóm “ < 18 tuổi” và nhóm “ từ 18 – 30 tuổi” có sự đánh giá không cao đối với nhân tố “ chính sách giá” khi mua sắm tại siêu thị. Vì trong nhóm tuổi này đa phần là học sinh, sinh viên chưa có mức thu nhập hoặc có thu nhập thấp, họ đến siêu thị chủ yếu đi chơi với bạn bè đi xem phim, giải trí nên nhóm này ít quan tâm đến chính sách giá và sẽ có đánh giá không cao về cao về chính sách giá tại siêu thị.
Còn nhóm tuổi “ từ 31 – 45 tuổi” và nhóm “ trên 45 tuổi”, nhóm tuổi này thường xuyên đến siêu thị để mua sắm và là nhóm này có thu nhập ổn định nên họ quan tâm đến chính sách giá tại siêu thị. Do vậy họ có những đánh giá khách quan về chính sách giá tại siêu thị và có mức độ đánh giá cao hơn 2 nhóm trước.
Biểu đồ 8: Mối quan hệ giữa nhân tố chính sách giá theo độ tuổi
Bảng 33 Phân tích sâu ANOVA theo nhân tố thuận lợi
< 18 tuổi 18-30 tuổi 31-45 tuổi >45 tuổi
Dưới 18 tuổi * * *
18-30 tuổi * Ns Ns
31-45 tuổi * Ns Ns
>45 tuổi * Ns Ns
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS, 2019)
Bảng kết quả trên cho thấy nhân tố “ thuận lợi”, có sự khác biệt giữa nhóm “ < 18 tuổi” với nhóm “ từ 18 – 30 tuổi”và giữa nhóm “ từ 31 – 45 tuổi” với nhóm “ < 18 tuổi”, và giữa nhóm “ trên 45 tuổi” với nhóm “ < 18 tuổi”. Vì mức ý nghĩa quan sát kiểm định chênh lệch trung bình ở 3 cặp này Sig.< 0,05.
Quan sát ở bảng giá trị trung bình thì cho thấy nhóm “ < 18 tuổi” và nhóm “ từ 18 – 30 tuổi” có sự đánh giá không cao đối với nhân tố “ chính sách giá” khi mua sắm tại siêu thị. Với lý do nhóm độ tuổi này đến siêu thị với mục đích giải trí và không quan tâm đến những thông tin siêu thị cập nhật cho khách hàng thành viên nên có những đánh giá thiếu khách quan về nhân tố thuận lợi. Còn nhóm tuổi “ từ 31 – 45 tuổi” và nhóm “ trên 45 tuổi” có mức đánh giá khá cao đối với nhân tố thuận lợi về trải nghiệm mua sắm tại siêu thị.
Vì 2 nhóm tuổi này thường xuyên đến siêu thị và nằm trong độ tuổi có gia đình nên họ đến siêu thị mua sắm nhiều hơn với mục đích để mua sắm thực sự, đa phần họ là những khách hàng thành viên tại siêu thị thông tin về chương trình khuyến mãi, giá cả các sản phẩm mới được cập nhật cho khách hàng nắm bắt và những thuận lợi siêu thị mang lại trong trải nghiệm mua sắm tích cực.
Biểu đồ 9: Mối quan hệ nhân tố thuận lợi theo độ tuổi
2.4.8.3 Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng về trải nghiệm mua sắm của khách hàng đối với từng nhân tố theo nghề nghiệp
Bảng 34: Bảng kiểm định phương sai đối với các biến trong mô hình hồi quy theo nghề nghiệp Các tiêu chí Thống kê Levene df1 df2 Mức ý nghĩa chính sách giá 0,672 6 143 0,673 Thuận lợi 2,553 6 143 0,022 chất lượng 6,439 6 143 0,000 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS, 2019)
Dựa vào kết quả ở bảng trên ta thấy giá trị Sig. của của thống kê Levene các nhân tố “chính sách giá”, lớn hơn 0,05 – thỏa mãn yêu cầu phương sai bằng nhau, nên ta có thể sử dụng phân tích ANOVA đối với các biến này.
Giả thuyết
H0: Không có sự khác biệt về sự hài lòng đối với từng nhân tố của các nhóm khách hàng có nghề nghiệp khác nhau.
H1: Có sự khác biệt về sự hài lòng đối với từng nhân tố của các nhóm khách hàng có nghề nghiệp khác nhau
Bảng 35: Phân tích ANOVA nhân tố chính sách giá theo nghề nghiệp Tổng bình phương Df Trungbình Bình phương Mức ý F nghĩa Chính sách giá 30,026 6 5,004 5,628 0,000 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS, 2019)
Nhìn vào bảng phân tích ANOVA, ta có giá trị Sig của yếu tố “chính sách giá”nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ H0 và có sự khác biệt có ý nghĩa trong sự đánh giá về mức độ hài lòng đối với nhân tố “chính sách giá”giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau.
phương pháp kiểm định Post-Hoc test (kiểm định sâu) dùng phương pháp LSD. Đây là phép kiểm định dùng kiểm định t lần lượt cho từng cặp trung bình nhóm
Với Sig.(2-tailed) > 0,05: ký hiệu Ns (không có ý nghĩa thống kê) Sig.(2-tailed) ≤ 0,05: ký hiệu * (có ý nghĩa thống kê)
Bảng 36: phân tích sâu ANOVA theo nghê nghiệp về chính sách giá Học sinh, sinh viên Công nhân viên Cán bộ công chức Kinh doanh Nhân viên văn phòng Nội trợ khác Học sinh, sinh viên * * * * Ns Ns Công nhân viên * Ns Ns * * Ns Cán bộ công chức * Ns Ns Ns * Ns Kinh doanh * Ns Ns Ns * Ns Nhân viên văn phòng * * Ns Ns * Ns Nội trợ Ns * * * * Ns khác Ns Ns Ns Ns Ns Ns (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS, 2019)
Nhìn vào giá trị các bảng trên, ta có thể thấy có sự khác biệt theo các nhóm nghề nghiệp về yếu tố tố “chính sách giá”(với mức ý nghĩa Sig.<0,05). Khi nhìn vào bảng thống kê mô tả về sự đánh giá các yếu tố theo nghề nghiệp, thì ta thấy rằng sự khác nhau giữa nhóm nghề nghiệp “ học sinh, sinh viên” và “ nội trợ” có sự khác biệt nhiều só với các nhóm còn lại và có mức đánh giá thấp về chính sách giá. Với lý do 2 nhóm này có thu nhập thấp hơn các nhóm nghề nghiệp còn lại nên có đánh giá thấp hơn các nhóm còn lại.
Biểu đồ 10: Mối quan hệ chính sách giá theo nghề nghiệp
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS, 2019)
Dựa vào biểu đồ nhóm nghề nghiệp là nội trợ và Học sinh, sinh viên có mức đánh giá về sự tác động của yếu tố tố “chính sách giá” đến mức độ hài lòng về trải nghiệm mua sắm thấp hơn so với nhóm còn lại.
Và nhóm nghề nghiệp là nhân viên văn phòng có đánh giá cao về chính sách giá tại siêu thị, vì nhóm nghề nghiệp này có thu nhập ổn định.