Kiểm định sự khác nhau về mức độ trải nghiệm đối với từng nhân tố theo thu

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng tại siêu thị co opmart huế (Trang 92 - 94)

5. Kết cấu đề tài

2.4.8.4 Kiểm định sự khác nhau về mức độ trải nghiệm đối với từng nhân tố theo thu

theo thu nhập

Bảng 37: Kiểm định phương sai các nhân tố theo các nhóm thu nhập Các tiêu chí Thống kê Levene df1 df2 Mức ýnghĩa

chính sách giá 2,145 3 146 0,097

chất lượng 8,582 3 146 0,000

Thuận lợi 2,536 3 146 0,059

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS, 2019)

Dựa vào kết quả ở bảng trên ta thấy giá trị Sig. của của thống kê Levene các nhân tố “Chính sách giá”, “ Thuận lợi” lớn hơn 0,05 – thỏa mãn yêu cầu phương sai bằng nhau, nên ta có thể sử dụng phân tích ANOVA đối với các biến này.

Giả thuyết

H0: Không có sự khác biệt về sự hài lòng đối với từng nhân tố của các nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau.

H1: Có sự khác biệt về sự hài lòng đối với từng nhân tố của các nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau

Bảng 38: Bảng phân tích ANOVA các nhân tố theo theo thu nhập Tổng bình phương Df Trung bình bình phương F Mức ý nghĩa Chính sách giá 16,563 3 5,521 5,732 0,001 Thuận lợi 5,152 3 1,717 2,550 0,058 (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS, 2019)

Nhìn vào bảng phân tích ANOVA, ta có giá trị Sig của yếu tố “Chính sách giá”nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ H0 và kết luận có sự khác biệt có ý nghĩa trong sự đánh giá về mức độ hài lòng đối với nhân tố “Chính sách giá”giữa các nhóm thu nhập khác nhau.

Ta dùng bảng phân tích sâu ANOVA để xác định chỗ khác biệt thông qua phương pháp kiểm định Post-Hoc test (kiểm định sau) dùng phương pháp LSD. Đây là phép kiểm định dùng kiểm định t lần lượt cho từng cặp trung bình nhóm.

Với Sig.(2-tailed) > 0,05: ký hiệu Ns (không có ý nghĩa thống kê) Sig.(2-tailed) ≤ 0,05: ký hiệu * (có ý nghĩa thống kê.

Bảng 39: Phân tích sâu ANOVA Chính sách giá theo thu nhập

< 3 triệu Từ 3 – dưới 7triệu Từ 7 – dưới 10triệu Trên 10triệu

< 3 triệu Ns * * Từ 3 – dưới 7 triệu Ns Ns Ns Từ 7 – dưới 10 triệu * Ns Ns Trên 10 triệu * Ns Ns (Nguồn: Kết quả xử lý SPSS, 2019)

Dựa vào bảng phân tích ta thấy có sự khác biệt trong sự hài lòng về thu nhập giữa các nhóm “ dưới 3 triệu” với “từ 3 – dưới 7 triệu “và “từ 7 – dưới 10 triệu”. Trong đó nhóm thu nhập dưới 3 triệu có sự khác biệt cao hơn, mức đánh giá về nhân tố “ chính sách giá” thấp nhất với lý do những khách hàng ở mức thu nhập này là học sinh, sinh viên với mục đích đến siêu thị để giải trí và ít quan tâm đến các chính sách giá tại siêu thị nên có đánh giá không cao.

Biểu đồ 11: Mối quan hệ giữa chính sách giá theo thu nhập

(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS, 2019)

Dựa vào biểu đồ ta thấy nhóm thu nhập trên 10 triệu có đánh giá cao về nhân tố “ chính sách giá” . Sự khác biệt giữa nhóm thu nhập “dưới 3 triệu “và nhóm “từ 7 triệu – dưới 10 triệu” thấp hơn sự khác biệt giữa nhóm “dưới 3 triệu ” với nhóm “ trên 10 triệu”.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng tại siêu thị co opmart huế (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)