Đoàn cấp tỉnh và cán bộ chuyên trách cấp huyện xây dựngbiểu mẫu về công tác đoàn viên và quản lý đoàn viên phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương được cập nhật hàng tháng.
- Khuyến khích các địa phương, đơn vị ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong công tác quản lý đoàn viên. Qua khảo sát của Viện Nghiên cứu thanh niên cho thấy có tới 48,9% thanh niên sử dụng internet thường xuyên và 48,2% sử dụng internet ở mức thỉnh thoảng, cán bộĐoàn xã, phường cần xem
đây là một phương tiện để quản lý đoàn viên đi làm ăn xa thông qua chát, email... để tìm hiểu về hoàn cảnh, sinh hoạt của đoàn viên.
2. Giải pháp quản lý đoàn viên về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống lối sống
- Đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên; biên soạn tài liệu học tập lý luận chính trị có nội dung phù hợp với trình độ, nhận thức của đoàn viên khối xã, phường.
- Tăng cường nắm bắt tư tưởng của đoàn viên thông qua trắc nghiệm, trao đổi trực tiếp, sinh hoạt chi đoàn, thông qua hoạt động của tổ chức đối với mỗi cán bộ, đoàn viên, đảm bảo cho đoàn viên có lập trường tư tưởng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên
định mục tiêu xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo nên sự thống nhất, ý chí và hành động. Kịp thời phát hiện ra những tư tưởng lệch lạc, hoặc những nhận thức mơ hồ và có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho
đoàn viên khắc phục những tư tưởng lệch lạc.
- Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn; tăng cường tập huấn kỹ năng tuyên truyền miệng cho
đội ngũ Bí thư, Phó bí thưĐoàn xã, phường và Bí thư chi đoàn trực thuộc. - Tạo ra môi trường lành mạnh để quản lý đoàn viên về đạo đức, lối sống; phối hợp có hiệu quả để quản lý về sinh hoạt và quan hệ xã hội của
đoàn viên; nhắc nhở đoàn viên nêu cao tinh thần cảnh giác, có ý thức trách nhiệm để tự quản lý mình, chủ động ngăn ngừa những tác động tiêu cực đến
đoàn viên.
- Phát triển và tăng cường chất lượng của các đội hình thanh niên xung kích an ninh, câu lạc bộ “Bạn trẻ với pháp luật”; nhân rộng các mô hình “Xã, phường không có thanh niên nghiện ma túy và mắc vào các tệ nạn xã hội”; các đội hình thanh niên tuyên truyền và tình nguyện tham gia đảm bảo trật tự an toàn giao thông… ở xã, phường nhằm tạo môi trường đểđoàn viên thanh niên nâng cao đạo
đức, rèn luyện lối sống lành mạnh và tích cực tham gia đấu tranh với các hiện tượng vi phạm pháp luật.
- Các huyện, thị, thành Đoàn tăng cường phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị và các cơ quan bảo vệ pháp luật, các ngành chức năng cùng cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền pháp luật cho đoàn viên thanh niên ở xã, phường.
- Đoàn xã, phường tiếp tục cụ thể hóa phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” với các nội dung cụ thể, phù hợp với yêu cầu của tình hình địa phương để phân công nhiệm vụ cho từng đoàn viên. - Tiếp tục nhân rộng mô hình “Chi đoàn chủ động công tác”. Mỗi chi
Đoàn phải xây dựng được chương trình công tác theo năm, theo quý trên cơ
sở đó phân công nhiệm vụ cụ thể để chi đoàn nắm bắt được năng lực công tác, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng đoàn viên để từ đó có kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đoàn viên, đồng thời đánh giá đúng đoàn viên, phát hiện những đoàn viên có năng lực công tác tốt và những khó khăn, hạn chế của họđể từđó có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho đoàn viên cống hiến trưởng thành.