DỰ BÁO TÌNH HÌNH ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN Ở KHU VỰC XÃ, PHƯỜNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác quản lý đoàn viên của đoàn xã, phường (Trang 55 - 60)

XÃ, PHƯỜNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Một số vấn đề có tác động đến tình hình đoàn viên thanh niên

Qua đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; tham khảo Báo cáo tình hình thanh niên năm 2010 của Viện Nghiên cứu thanh niên; từ tình hình thực tiễn, cơ cấu dân số, tình hình đoàn viên thanh niên nói chung, thanh niên xã, phường nói riêng trong năm 2010 và những năm tới, có những vấn đề

cần quan tâm, cụ thể là:

- Cơ cấu dân số thanh niên theo khu vực có xu hướng tăng dần số

lượng thanh niên làm việc, sinh sống ở khu vực đô thị và giảm dần số lượng thanh niên trong khu vực nông thôn. Năm 2007, dân số thanh niên sinh sống ở

thành thị là 25,6%, năm 2008 là 27,3%, năm 2009 là 31,2% và đến tháng 6/2010 là 30,6%. Những năm tới, cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới, đoàn viên thanh niên

- Cùng với sự phát triển của đất nước, của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, thái độ và ý thức chính trị của thanh niên có chuyển biến tích cực; ý thức lập thân, lập nghiệp của thanh niên cao hơn trước. Lòng nhân ái, tính tích cực chính trị - xã hội và tinh thần xung phong, tình nguyện của thanh thiếu nhi ngày càng được khơi dậy mạnh mẽ. Tâm thế, năng lực hội nhập quốc tế của thanh niên tự tin và chủ động hơn. Vai trò, vị trí của thanh niên trong xã hội tiếp tục được đề cao và nhận được sự quan tâm nhiều hơn của Đảng, Nhà nước và xã hội.

- Trong thời gian tới, bên cạnh sự quan tâm tới các vấn đề xã hội, thanh niên sẽ quan tâm hơn đối với tình hình chính trị trong nước. Thanh niên tin tưởng hơn, đồng thời cũng mong đợi nhiều hơn vào sự lãnh đạo của cấp ủy

Đảng nơi thanh niên học tập, công tác và sinh sống.

- Năm 2011 là năm được Đảng chọn là Năm Thanh niên. Ban Bí thư

Trung ương Đảng đã chỉ đạo nhiều nội dung cụ thểđể toàn hệ thống chính trị

có trách nhiệm thực hiện: như sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

đối với công tác thanh niên thời kỳ đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;

tổng kết “Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn 2005 - 2010”.

- Nhu cầu tham gia các hoạt động xã hội, chung sức cùng cộng đồng, tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức của thanh niên ngày càng cao

(khảo sát năm 2008 cho thấy: có 75% đoàn viên thanh niên được khảo sát có tham gia sinh hoạt Đoàn, Hội; khảo sát năm 2010 tỷ lệ này là 85%). Sự năng

động, sáng tạo, hiện đại, cá tính sẽ trở thành tích cách nổi bật của thanh niên trong thời gian tới.

- Đa số thanh niên có mục đích sống lành mạnh, nhân ái; xem các giá trị

thành đạt trong nghề nghiệp, cống hiến cho xã hội làm mục đích sống của mình. - Đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên ngày càng phong phú, đa dạng, hướng tới các hoạt động văn hóa lành mạnh, có ích. Việc học tập kỹ

cuộc sống dần trở nên phổ biến trong quỹ thời gian rỗi của thanh niên. Qua nghiên cứu của Viện Nghiên cứu thanh niên cho thấy: qua thời gian, nhu cầu thưởng thức các loại hình văn hóa nghệ thuật của thanh niên không có sự biến

đổi nhiều về cơ cấu, thứ bậc các loại hình nghệ thuật được ưa thích. Thanh niên ngày nay có xu hướng thích các loại hình nghệ thuật mang tính thực tế, sôi động, gắn với thực tế cuộc sống hiện tại như ca khúc Việt Nam hiện đại (57,0%), nhạc trẻ Việt Nam giải trí (53,2%), ca khúc quốc tế (43,1%). Bên cạnh đó, nhu cầu thưởng thức các loại hình nghệ thuật mang tính hào hùng, khí thế của thời kỳ cách mạng vẫn tồn tại qua thời gian (63,2%). Sự quan tâm của thanh niên đối với một số loại hình nghệ thuật cổ như chèo (10,7%), tuồng (7,0%) ở mức độ thấp. Đối với thể loại phim truyện, thanh niên quan tâm nhiều hơn đến những loại phim tài liệu, thời sự (47,5%), phim khoa học (47,1%), phim hình sự (53,1%) đề cập đến những vấn đề xã hội nóng bỏng, thực tế, hay những bộ phim truyện vềđề tài cách mạng Việt Nam (48,2%).

- Thanh niên có xu hướng tham gia ở các mức độ khác nhau vào các hoạt động văn hóa sôi nổi, phù hợp với lối sống của tuổi trẻ như: tham gia các buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ (43,6% thường xuyên, 51,6% thỉnh thoảng); các hoạt động thể dục thể thao (29,3% thường xuyên, 61,0% thỉnh thoảng); tham quan các khu di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng cách mạng (23,8% thường xuyên, 70,8% thỉnh thoảng); tham gia các hoạt động lễ hội (22,7% thường xuyên, 66,5% thỉnh thoảng); đọc sách tại các thư viện, các điểm bưu

điện, văn hoá xã (29,9% thường xuyên, 61,0% thỉnh thoảng). Mặc dù sự tham gia vào các hoạt động văn hóa này chưa phải là thường xuyên, song nó cũng thể hiện đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên khá phong phú, đa dạng,

đồng thời nó cũng phản ánh phần nào lối sống sinh hoạt cộng đồng lành mạnh của phần đông thanh niên hiện nay.

- Các hoạt động giải trí trong thời gian rỗi của thanh niên khá phong phú và đa dạng với nhiều hình thức khác nhau, tuy vậy các hình thức giải trí truyền thống vẫn được phần đông thanh niên lựa chọn, cụ thể là gặp gỡ bạn bè

(74,9%), xem tivi (74,4%), nghe nhạc (66,3%), đọc sách, báo, tạp chí (62,1%); chơi thể thao (43,7%). Việc tham gia vào các hoạt động xã hội cũng

được thanh niên quan tâm trong thời gian nhàn rỗi (42,3%).

- Đại đa số thanh niên vẫn có xu hướng lựa chọn con đường học lên cao đẳng và đại học. Xu hướng này đang phát triển ngày càng cao trong thanh niên (năm 2008: 85,5%, năm 2010: 86,5%). Mục đích học tập của thanh niên cơ bản là phù hợp với sự phát triển của thời đại, yêu cầu của sự

phát triển nguồn nhân lực.

- Mong muốn được học nghề của thanh niên sẽ dần tăng lên và xu hướng lao động phổ thông trong thanh niên sẽ giảm dần (năm 2008: 26,3%, năm 2010: 24%).

Theo báo cáo tình hình thanh niên năm 2010 của Viện Nghiên cứu thanh niên: Thanh niên nông thôn hiện nay vẫn có xu hướng đi làm ăn xa nhiều hơn xu hướng ở lại làng quê lập nghiệp. Điều này thể hiện ở tỷ lệ

37,9% thanh niên nông thôn cho rằng xu hướng đi làm ăn xa quê là phổ biến và 39,5% nhận định xu hướng đi lao động xuất khẩu là phổ biến trong thanh niên hiện nay. Bên cạnh đó, xu hướng đi học nghề với mong muốn tìm kiếm

được công ăn việc làm tốt hơn xuất hiện ngày càng rõ nét trong thanh niên nông thôn. Có tới 71,7% thanh niên nông thôn cho rằng xu hướng đi học nghề là phổ biến trong thanh niên hiện nay.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục phát triển theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp và tăng dần lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Đoàn viên thanh niên nông thôn tiếp tục có xu hướng đi làm ăn xa nhiều hơn xu hướng ở lại làng quê lập nghiệp.

- Thanh niên mong muốn phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ

Chí Minh và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2008 tỷ lệ thanh niên có nguyện vọng được kết nạp Đoàn là 56,3%, kết nạp Đảng là 49,4% và năm 2009 tỷ lệ này là 52,7% và 53,1%. Đến năm 2010, tỷ lệ này tăng lên với các mức tương ứng là 60,5% và 56,1%. Mục

đích phấn đấu vào Đảng của thanh niên hiện nay khá tích cực. Phần đông thanh niên (71,9%) phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng để có điều kiện rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

* Cùng vi nhng yếu t thun li trên, tình hình đoàn viên thanh

niên có nhng vn đề cn quan tâm là:

- Cùng với sự chuyển đổi nhanh của cơ cấu kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thanh niên đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, đó là: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức kinh tế, quản lý, kiến thức pháp luật… của thanh niên nhìn chung còn thấp; xu hướng chạy theo bằng cấp, nhận thức lệch lạc về học nghề, chọn nghề, định hướng nghề nghiệp còn khá phổ biến trong thanh niên. Lao động chưa qua đào tạo, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, hoặc việc làm không ổn định và thu nhập thấp vẫn là vấn đề bức xúc của thanh niên. Không ít thanh niên thụ động, ỷ lại, chưa tích cực vươn lên tự tạo việc làm, còn ngại khó, ngại khổ, ngại về nông thôn, miền núi công tác. Sức khỏe thể chất của thanh niên còn thấp so với khu vực và thế giới. Tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý và tình trạng lây nhiễm HIV trong thanh niên đang diễn ra phức tạp. Một bộ

phận thanh niên thiếu ý thức rèn luyện, nhận thức chính trị kém, chưa xác

định được lý tưởng sống đúng đắn, sống thực dụng, thụ động, thờ ơ, ngại tham gia vào các hoạt động chính trị - xã hội, vi phạm pháp luật, tin vào những điều mê tín dịđoan.

- Qua điều tra của Viên Nghiên cứu thanh niên, các đức tính của thanh niên hiện nay còn chưa thể hiện rõ ràng như: ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung (55,9%); tôn trọng pháp luật, quy ước cộng đồng (58,5%); lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh (56,2%); ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường, sinh thái (61,5%); lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp (52,7%); tính cần kiệm (69,9%); trung thực (60,3%); nhân nghĩa (54,6%). Như vậy, còn một số lượng không nhỏ thanh niên chưa thể hiện có các đức tính đáng phải có.

- Trước tác động của tình hình kinh tế, tình trạng lạm phát, bất ổn của thị trường sẽảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thanh niên. Không ít thanh niên có nhiều lo lắng, xáo trộn, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và học tập. Với mức thu nhập không cao so với giá cả sinh hoạt, cuộc sống của thanh niên còn gặp nhiều khó khăn.

- Mặc dù xu hướng chung thanh niên hiện nay có nguyện vọng phấn

đấu trở thành đoàn viên, đảng viên và tỉ lệ được phát triển có tăng qua các năm, tuy nhiên, khảo sát thực tế vẫn còn 39,5% ý kiến cho rằng thanh niên hiện nay ít hoặc không muốn vào Đoàn và tỉ lệ này đối với nguyện vọng vào Đảng là 43,9%.

- Qua nghiên cứu của Viện Nghiên cứu thanh niên, thanh niên bất bình trước các hiện tượng tiêu cực xã hội, tuy nhiên số thanh niên dám tích cực đấu tranh chỉ chiếm 34,5% tổng số thanh niên được điều tra. Hầu hết thanh niên tìm kiếm các giải pháp đấu tranh an toàn (61,1%) hoặc né tránh (4,5%). Điều này chủ yếu xuất phát từ tâm lý lo sợ ảnh hưởng đến bản thân (48,9% sợ tố

cáo sẽ không được bảo vệ) và sự thiếu tự tin vào vai trò, khả năng của cá nhân trong việc giải quyết vấn đề (33,3% nghĩ rằng đơn tố cáo sẽ không có tác dụng gì), thậm chí một bộ phận thanh niên còn có thái độ thờ ơ, “lảng tránh” trước các tiêu cực xã hội (18,9% coi đó là việc của người khác, không phải việc của mình)... Các con số trên cho thấy, không ít thanh niên không có tinh thần xung kích, đấu tranh.

- Tình hình lao động, việc làm của đoàn viên thanh niên nông thôn vẫn là vấn đề lớn ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế đang trên đà phục hồi và tăng trưởng như hiện nay. Ngoài làm nông nghiệp, thanh niên có xu hướng tham gia làm thêm nhiều công việc khác để có thu nhập, tuy nhiên những công việc này chỉ mang tính đơn giản, theo thời vụ, mức thu nhập thấp.

- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của thanh niên có xu hướng tăng lên, trong đó thiếu việc làm xảy ra chủ yếu ở khu vực nông thôn và thất

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác quản lý đoàn viên của đoàn xã, phường (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)