I. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC ĐOÀN KHU VỰC XÃ, PHƯỜNG
3. Một số khó khăn, hạn chế của Đoàn xã, phường ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý đoàn viên
chất lượng công tác quản lý đoàn viên
Hình thức, nội dung và chất lượng sinh hoạt, hoạt động của nhiều Đoàn xã, phường và chi Đoàn trực thuộc còn mang nặng tính triển khai công việc, chậm đổi mới, chưa chủđộng xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tháng, phân công giao việc thiếu cụ thể cho ban chấp hành và cho đoàn viên, có nhiều nơi tổ chức sinh hoạt chung giữa đoàn viên và thanh niên, chủ yếu để giải quyết nhu cầu giao lưu văn hoá văn nghệ; số chi đoàn yếu kém, chủ yếu là ở khu vực nông thôn, đô thị.
Chất lượng chính trị của đoàn viên còn thấp, nhiều đoàn viên không thiết tha gắn bó với tổ chức Đoàn, một bộ phận không nhỏ thanh niên không muốn vào Đoàn (theo điều tra của Viện Nghiên cứu thanh niên năm 2010, 35% thanh niên không mong muốn vào Đoàn).
Nhiều địa bàn dân cư có đông thanh niên là lao động tự do cư trú, song công tác nắm tình hình, tập hợp thanh niên và xây dựng tổ chức chi đoàn, chi hội còn bỏ ngỏ, chưa được các cấp bộĐoàn quan tâm chỉ đạo.
Một số cơ sở triển khai, thực hiện Chương trình “Rèn luyện đoàn viên”
chưa quyết liệt; một số xã, phường không tiến hành thực hiện hoặc triển khai mang tính hình thức đối phó. Quy trình, biện pháp, nội dung thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên chưa được Đoàn xã, phường cụ thể hoá phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Tại xã, phường hiện nay được bố trí 1 cán bộ chuyên trách là bí thưĐoàn nằm trong định biên công chức xã, phường. Bí thư Đoàn xã, phường vừa phải làm nhiệm vụ thường trực giải quyết công việc sự vụ, vừa phải tổ chức các hoạt
động, vừa phải tham gia nhiều hoạt động của xã và huyện. Phó Bí thưĐoàn xã, phường phụ cấp thấp; nhiều nơi chưa tham mưu được chính sách hỗ trợ cho Bí thư chi Đoàn thôn, bản, tổ dân phố và nhìn chung cả nước chưa có chính sách thu hút cán bộ giỏi làm công tác thanh niên cho cấp xã, phường. Một số phường
ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh phải lấy sinh viên đang học có hộ khẩu tại phường làm Bí thư, Phó Bí thưĐoàn phường.
Đội ngũ cán bộĐoàn xã, phường còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ
nhất là kỹ năng công tác thanh niên. Chất lượng cán bộ Đoàn xã, phường ở
khu vực dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa còn thấp. Tính ổn định không cao, cán bộ cấp chi đoàn do thay đổi thường xuyên (có những chi đoàn, một năm thay đổi 2 – 3 bí thư).
Một bộ phận cán bộ Đoàn xã, phường năng lực công tác còn hạn chế, thiếu nhiệt tình với công việc, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác Đoàn và phong trào TTN trong tình hình mới và nhu cầu chính đáng của đoàn viên, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Đoàn cấp trên, rập khuôn, máy móc; thiếu chủđộng và sáng tạo trong công tác.
Cán bộ Đoàn cấp xã, phường có độ tuổi bình quân tương đối cao, khó luân chuyển khi các chức danh khác của xã, phường thường là ổn định lâu dài trong khi bí thư Đoàn xã, phường phải theo quy định vềđộ tuổi của Quy chế cán bộ Đoàn; số có trình độ cao đẳng, đại học còn ít; kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn còn hạn chế; một số, trình độ học vấn chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở, là trở ngại trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, qui hoạch, luân chuyển cán bộĐoàn xã, phường.
Đoàn viên ở xã, phường có biến động lớn, sốđoàn viên chuyển đi chiếm tỷ lệ cao vào các thời điểm nhất định trong năm: đoàn viên học sinh chuyển đi các trường ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; chuyến đến các
đơn vị lực lượng vũ trang, chuyển đến các doanh nghiệp...
Hiện nay xu hướng di cư của đoàn viên nông thôn vào các khu đô thị, các khu công nghiệp ngày càng tăng. Sốđoàn viên đi lao động theo mùa vụ ở
những vùng trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng tăng nhanh ảnh hưởng không nhỏđến công tác quản lý đoàn viên nói riêng và chất lượng phong trào nói chung.
Cơ sở vật chất, kinh phí không đảm bảo để tổ chức các hoạt động thường xuyên của chi đoàn, ở nhiều nơi không có điểm vui chơi, sinh hoạt cộng đồng.