II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN CỦA ĐOÀN XÃ, PHƯỜNG
1. Ưu điểm công tác quản lý đoàn viên của Đoàn xã, phường
2.1. Hạn chế về công tác tổ chức
- Việc bồi dưỡng về Đoàn cho thanh niên tiên tiến chưa được coi trọng, có nơi không thực hiện hoặc tổ chức qua loa, chiếu lệ; tổ chức kết nạp đoàn viên mới ở nhiều địa phương, đơn vị thiếu trang trọng, kết nạp Đoàn cho thanh niên trước khi lên đường nhập ngũ hoặc trước khi tốt nghiệp trung học phổ thông ở một số nơi còn mang tính hình thức không đảm bảo đúng nguyên tắc điều lệ Đoàn. Công tác phát triển đoàn viên mới tập trung chủ yếu ở khối trường học và đội viên lớn, phát triển đoàn viên ở vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh…còn ít.
- Một trong những nội dung quan trọng nhất về công tác quản lý đoàn viên là mỗi đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh đều phải có sổ đoàn viên, huy hiệu
Đoàn và được trao thẻđoàn viên.Qua điều tra của Đề tài, tuy nhiên khi trả lời câu hỏi “đoàn viên đang sinh hoạt tại cơ sở Đoàn xã, phường nơi đồng chí tham gia sinh hoạt, công tác có đầy đủ Sổđoàn viên, huy hiệu Đoàn, thẻđoàn
viên không?”, chỉ có 50,6% số đoàn viên được hỏi trả lời “có đầy đủ”; 43,3% trả lời “có nhưng không đầy đủ”.
- Khi trả lời câu hỏi “Đồng chí đánh giá kết quả như thế nào đối với việc đoàn viên phải thực hiện giữ thông tin, liên hệ với tổ chức Đoàn; báo cáo
đầy đủ việc thực hiện sinh hoạt Đoàn tại nơi cư trú, sinh hoạt Đoàn tạm thời, thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên với BCH chi đoàn nơi quản lý hồ
sơ đoàn viên?”, chỉ có 43,2 % người được hỏi trả lời “có ý thức thực hiện nghiêm túc”.
- Công tác quản lý đoàn viên chưa được duy trì thường xuyên.Không ít nơi, tổ chức Đoàn trên địa bàn dân cư không nắm được thực trạng tình hình
đoàn viên của đơn vị mình, ở khu vực nông thôn, nhiều đoàn viên đi làm ăn xa, hoặc sau khi xây dựng gia đình đã bỏ sinh hoạt Đoàn; tình trạng khá phổ
biến hiện nay là đoàn viên không tự giác báo cáo với chi đoàn khi vắng mặt, chi đoàn và Đoàn xã, phường buông lỏng, không nắm chắc được số lượng
đoàn viên thường xuyên đi lao động ở xa của cơ sở mình.
- Đoàn xã, phường không ít nơi chưa bổ sung kịp thời lý lịch đoàn viên; chưa làm tốt công tác đôn đốc nộp đoàn phí, trích nộp và thu chi đoàn phí. Một số nơi không thu được Đoàn phí, do đó Đoàn xã, phường phải dùng khoản kinh phí khác để trích nộp lên huyện/quận Đoàn.
- Việc quản lý đoàn viên thông qua kiểm tra, giám sát còn buông lỏng do đoàn viên di biến động thường xuyên.
- Tỷ lệđoàn viên thực hiện thủ tục chuyển sinh hoạt tạm thời còn thấp so với số lượng thực tế, tình trạng đoàn viên khi tốt nghiệp phổ thông trung học, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp dạy nghề về địa phương không làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn còn diễn ra ở nhiều cơ sởĐoàn.
- Một sốĐoàn xã, phường chưa làm tốt công tác động viên, hướng dẫn
đoàn viên làm thủ tục chuyển sinh hoạt đến cơ sở khác, nhất là đoàn viên đi làm việc ở các khu công nghiệp, làm nghề tự do. Một số nơi chưa thấy được
việc đoàn viên đi lao động, làm ăn xa là xu thế tất yếu trong điều kiện đất nước phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua điều tra của đề tài, chỉ có 35,9% cán bộ chi Đoàn và 22,65 cán bộ Đoàn xã, phường
được hỏi cho biết thường xuyên nắm được thông tin qua báo cáo của đoàn viên đi làm ăn xa và số trả lời “nắm được nhưng không đầy đủ” tương ứng là 47,4% và 54,7%.
- Một số cơ sở Đoàn xã, phường chưa làm tốt công tác tiếp nhận
đoàn viên chuyển đến sinh hoạt. Đa số cơ sở Đoàn xã, phường chưa làm công tác đôn đốc đoàn viên ở nơi khác chuyển đến nộp giấy giới thiệu sinh hoạt và thiếu biện pháp khuyến khích đoàn viên ở nới khác chuyển đến sinh hoạt tại địa bàn.
- Đoàn xã, phường một số nơi chưa làm tốt công tác trưởng thành
Đoàn. Việc tổ chức cho đoàn viên trưởng thành làm còn hình thức, không mang tính chất giáo dục, tôn vinh, động viên đoàn viên.
- Việc sử dụng huy hiệu Đoàn và Thẻ đoàn viên ở xã, phường chưa nghiêm túc so với khối cơ quan, trường học.
- Theo kết quả đánh giá xếp loại đoàn viên của năm 2010 so với năm 2009, tỉ lệđoàn viên xếp loại trung bình tăng 4,51% và xếp loại yếu tăng 2,7%.
2.2. Hạn chế trong công tác cán bộ
- Cán bộ Đoàn xã, phường ở một số nơi chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác quản lý đoàn viên, không ít cán bộ chi Đoàn, cán bộ Đoàn xã, phường còn thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý đoàn viên và thiếu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn để đoàn viên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. (43,3% người được hỏi cho biết trách nhiệm đối với công tác quản lý đoàn viên của cán bộ chi Đoàn; Đoàn xã, phường nơi mình
đang sinh hoạt ở mức “bình thường”).
- Một số cán bộ chi Đoàn và Đoàn xã, phường chưa có kiến thức và thiếu năng lực về công tác quản lý đoàn viên (36% người được hỏi cho rằng
cán bộ Đoàn cơ sở chưa có biện pháp quản lý đoàn viên hiệu quả, lúng túng trong việc nắm bắt thông tin vềđoàn viên).