1. Quản lý cá nhân đoàn viên
Quản lý cá nhân đoàn viên được thực hiện từ khi đoàn viên chuyển đến (tiếp nhận sinh hoạt đoàn), hoặc đoàn viên mới được kết nạp cho đến khi đoàn viên chuyển đi nơi khác (chuyển sinh hoạt đoàn) hoặc đoàn viên trưởng thành
đoàn. Quản lý cá nhân đoàn viên thường tập trung vào những phương thức sau: - Lập hồ sơ đoàn viên (đối với đoàn viên mới kết nạp) hoặc tiếp nhận hồ sơ đoàn viên (đối với đoàn viên chuyển sinh hoạt đến).
- Nắm hoàn cảnh, trình độ, năng khiếu, quá trình hoạt động qua hồ sơ đoàn viên và qua giao tiếp với đoàn viên.
- Phân công đoàn viên tham gia hoạt động, nắm tư tưởng và năng lực qua quá trình hoạt động.
- Thường xuyên gặp gỡ góp ý, hướng dẫn giúp đỡ công tác.
- Làm thủ tục nhận xét khi đoàn viên chuyển hoặc trưởng thành Đoàn. - Cuối năm họp chi đoàn nhận xét phân tích chất lượng đoàn viên và ghi nhận xét vào Sổđoàn viên.
2. Quản lý đội ngũ đoàn viên
Một trong những yêu cầu quan trọng của công tác quản lý đoàn viên là phải thực hiện tốt quản lý cá nhân đoàn viên và quản lý đội ngũ đoàn viên. Chất lượng của đội ngũđoàn viên phụ thuộc vào từng cá nhân đoàn viên. Hai mặt này bổ sung cho nhau, quan hệ chặt chẽ với nhau. Từng cá nhân đoàn viên sẽ làm cho đội ngũ đoàn viên mạnh, ngược lại đội ngũ đoàn viên mạnh sẽ phát huy có hiệu quả sức mạnh của từng cá nhân đoàn viên. Quản lý đội ngũđoàn viên cần thực hiện những nội dung sau:
- Lập danh sách đoàn viên để quản lý số lượng đoàn viên, đó là quản lý sự tăng, giảm do các nguyên nhân: Thuyên chuyển công tác, di chuyển nơi cư
trú, đoàn viên mới kết nạp, đoàn viên trưởng thành. Bổ sung, điều chỉnh danh sách đoàn viên khi có đoàn viên mới kết nạp, chuyển đến, đi, xóa tên, kỷ luật, trưởng thành, khen thưởng. Quản lý số lượng đi đôi với chất lượng đội ngũ đoàn viên; khắc phục tình trạng cơ sở Đoàn đông nhưng không mạnh.
- Quản lý chất lượng đoàn viên là quản lý về trình độ, năng lực, khả
năng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chủ yếu thông qua các đợt sơ kết, tổng kết, hàng quí, hàng năm; song không phải chờ đến tổng kết mà chi đoàn phải thường xuyên theo dõi nắm bắt mức độ chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của
đoàn viên để có kế hoạch, biện pháp kịp thời giúp đỡ cho đoàn viên khắc phục những điểm yếu, phấn đấu vượt qua những hạn chế, yếu kém để vươn lên hoàn thành công tác với chất lượng, hiệu quả cao.
- Quản lý về cơ cấu đoàn viên là quản lý cơ cấu, thành phần xã hội xuất thân, nghề nghiệp, cơ cấu giới tính, cơ cấu dân tộc, cơ cấu thành phần tôn giáo, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu chức vụ công tác, cơ cấu trình độ, phân bổ đoàn viên… giúp cho chi đoàn sắp xếp tổ chức, bố trí hợp lý nhằm tạo nên sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ của đoàn viên. Quản lý cơ cấu nhằm góp phần khắc phục tình trạng không đồng đều, không toàn diện trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức Đoàn tại địa phương, đơn vị.
- Quản lý sinh hoạt đoàn là quản lý việc thực hiện chếđộ sinh hoạt của
đoàn viên, kịp thời phát hiện những trường hợp đoàn viên vi phạm chế độ
sinh hoạt đoàn; cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn, theo dõi nội dung chỉ đạo và theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi đoàn trong từng thời gian; theo dõi việc chuyển sinh hoạt đoàn.
- Quản lý thông qua kiểm tra, giám sát: Đoàn cơ sở, chi đoàn tiến hành kiểm tra, giám sát đoàn viên trong việc chấp hành Điều lệ Đoàn, các nguyên tắc tổ chức của Đoàn, chủ trương, nghị quyết của cấp trên và của cấp mình; kiểm tra, giám sát các hoạt động của đoàn viên, việc giữ gìn phẩm chất đạo
đức, lối sống. Qua kiểm tra, giám sát, chi đoàn sẽ có đầy đủ thông tin về quá trình về quá trình hoạt động của đoàn viên, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những hạn chế, lệch lạc.
3. Quản lý đoàn viên đi lao động ở xa, thời gian không ổn định
Đoàn viên lao động ở xa, thời gian không ổn định là những đoàn viên rời khỏi địa phương cư trú đến địa phương khác để lao động với việc làm và thời gian không ổn định, không có điều kiện sinh hoạt đoàn thường xuyên nơi cư trú.
3.1. Đối với đoàn viên
- Trước mỗi đợt đi lao động ở xa, đoàn viên báo cáo với Ban chấp hành chi đoàn vềđịa chỉ nơi đến để chi đoàn, Đoàn cơ sở hướng dẫn thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời.
- Khi đến nơi lao động mới hoặc nơi cư trú đoàn viên liên hệ với Đoàn cơ sở nơi tạm trú hoặc quận, huyện Đoàn đề nghị được hướng dẫn đểđăng ký tham gia sinh hoạt đoàn.
- Trong thời gian tham gia sinh hoạt với chi đoàn nơi tạm trú, đoàn viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điều 2, điều 3 của Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được tham dự và đóng góp ý kiến tại đại hội, hội nghị của chi đoàn, được xét khen thưởng khi có thành tích nhưng không được
ứng cử, đề cử và bầu cửở đại hội, hội nghị của chi đoàn nơi tạm trú.
- Trước khi trở về địa phương hoặc đến lao động ở một địa bàn khác,
đoàn viên chủđộng báo cáo với Ban chấp hành chi đoàn, Đoàn cơ sở nơi tạm trú để chi đoàn, Đoàn cơ sở có nhận xét, đánh giá về thời gian tham gia sinh hoạt và hướng dẫn thủ tục chuyển sinh hoạt đoàn.
3.2. Đối với chi đoàn
- Thông qua việc báo cáo của đoàn viên để nắm thông tin liên quan và
đề nghị Đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên đến sinh hoạt tại Đoàn cơ sở nơi đến. - Đề nghị Đoàn cơ sở ra quyết định thành lập chi đoàn sinh hoạt tạm thời (nếu có từ 3 đoàn viên trở lên chuyển đi lao động, tạm trú ở cùng một địa bàn) và chỉ định Bí thư chi đoàn, làm thủ tục giới thiệu, chuyển sinh hoạt
đoàn tạm thời cho đoàn viên và chi đoàn (nếu cần).
* Chi đoàn nơi đến:
- Có trách nhiệm tiếp nhận đoàn viên đến sinh hoạt, trao đổi, giúp đỡ đoàn viên hòa nhập và tham gia sinh hoạt, hoạt động chi đoàn.
- Đối với những địa bàn có đông đoàn viên thanh niên là lao động tự do cư trú, Ban Chấp hành chi đoàn báo cáo với Đoàn cấp trên, công an khu vực, chính quyền để gặp gỡ, vận động và tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham gia sinh hoạt đoàn tại địa bàn nơi tạm trú.
- Nếu đã có quyết định thành lập chi đoàn ở nơi đi thì ban chấp hành chi đoàn chuyển giấy giới thiệu sinh hoạt đoàn cho Đoàn cơ sở nơi đến đồng thời giúp chi đoàn mới ổn định tổ chức và cùng tham gia sinh hoạt, hoạt động với Đoàn cơ sở nơi đoàn viên đăng ký tạm trú.
- Tổ chức các hoạt động trợ giúp thiết thực đối với đoàn viên thanh niên lao động tự do cư trú trên địa bàn.
3.3. Đối với Đoàn cơ sở
* Đoàn cơ sở nơi đi:
- Có trách nhiệm giới thiệu đoàn viên đến sinh hoạt tại Đoàn cơ sở nơi
đoàn viên đến. Chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời bằng Thẻđoàn viên hoặc giấy chuyển sinh hoạt đoàn tạm thời (nếu cần, không phải nộp Sổđoàn viên).
- Trường hợp có từ 3 đoàn viên trở lên đi lao động, tạm trú ở cùng một
địa bàn thì Đoàn cơ sở có thể ra quyết định thành lập chi đoàn sinh hoạt tạm thời, chỉ định Ban chấp hành, Bí thư của chi đoàn và làm thủ tục giới thiệu,