TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác quản lý đoàn viên của đoàn xã, phường (Trang 31 - 34)

cần) và có công văn đề nghị Đoàn cơ sở nơi đến tạo điều kiện giúp đỡ và tổ

chức cho đoàn viên tham gia sinh hoạt, hoạt động đoàn.

- Trường hợp không chuyển sinh hoạt tạm thời thì Đoàn cơ sở nơi đi phải thường xuyên giữ mối liên hệ với Bí thư chi đoàn để nắm tình hình tư

tưởng, hoạt động của đoàn viên và chi đoàn để có định hướng động viên giúp

đỡ, thông tin kịp thời tình hình địa phương, đơn vị và hoạt động của Đoàn cơ

sở cho chi đoàn

* Đoàn cơ sở nơi đến:

- Có trách nhiệm tiếp nhận đoàn viên đến tham gia sinh hoạt và giới thiệu đoàn viên tham gia sinh hoạt tại một chi đoàn phù hợp.

- Những địa bàn tập trung đông đoàn viên là lao động tự do và đã có

đăng ký tạm trú thì Đoàn xã, phường, thị trấn hoặc Đoàn cấp huyện (tương

đương) ở nơi đó có thể thành lập các chi hội, chi đoàn trực thuộc để tổ chức các hoạt động (Chi đoàn khu nhà trọ, khu tập thể)

- Nắm tình hình tư tưởng, việc làm, tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên là lao động tự

do (giới thiệu nhà trọ, việc làm, mua vé tàu xe, tuyên truyền phòng chống tệ

nạn xã hội, thăm hỏi lúc ốm đau...) thông qua đó xây dựng lực lượng nòng

V. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN ĐOÀN VIÊN

1. Nhóm tiêu chí về lề lối, phương pháp làm việc của Ban Chấp hành Đoàn hành Đoàn

Chất lượng công tác quản lý đoàn viên được thể hiện thông qua lề lối, phương pháp làm việc của Ban chấp hành Đoàn thông qua các tiêu chí sau:

- Lề lối, phương pháp làm việc của ban chấp hành, đặc biệt là biện pháp quản lý đoàn viên đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả cao. Trong chi đoàn từ

các uỷ viên ban chấp hành chi đoàn đến từng đoàn viên đều làm việc theo kế

hoạch có sự phân công giao việc rõ ràng, có sự đôn đốc, kiểm tra nhưng dựa trên nguyên tắc chủ động sáng tạo của mọi thành viên. Định kỳ, ban chấp hành chi đoàn sơ kết, tổng kết, báo cáo cấp uỷ và Đoàn cấp trên. Kịp thời rút kinh nghiệm để các hoạt động sau có sức hấp dẫn, có chất lượng hơn hoạt

động trước đó.

- Có hệ thống sổ sách, biểu mẫu thống nhất, hợp lý, khoa học, thiết thực về công tác quản lý đoàn viên, công tác đoàn vụ. Thực hiện đồng bộ giữa các cấp bộĐoàn về công tác quản lý đoàn viên về mặt tổ chức.

- Phân công nhiệm vụ, tạo môi trường rèn luyện cho đoàn viên theo nhóm công tác hoặc cá nhân đảm bảo mục tiêu chương trình hành động.

- Định kỳ tổ chức sinh hoạt chi đoàn nhằm đánh giá hiệu quả hoạt

động của phong trào, mức độ hoàn thành của từng cá nhân.

- Dựa vào quá trình rèn luyện của người đoàn viên, chi đoàn tổ chức phân loại đoàn viên, trao thẻđoàn viên và tựđánh giá phân loại chi đoàn định kỳ sáu tháng, một năm.

2. Nhóm tiêu chí về kết quả đạt được

- Kết quả phân loại đoàn viên của chi đoàn là tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng công tác quản lý đoàn viên. Sức sống của một chi đoàn thể

hiện ở mối liên kết chặt chẽ giữa các đoàn viên và những hoạt động có chất lượng của họ. Mọi vấn đề về tư tưởng, tổ chức, và hành động suy cho cùng

đều phục vụ cho mục đích giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh niên. Hay nói cách khác nhân tố đoàn viên là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Trong thực tế nếu thực hiện tốt công tác quản lý

đoàn viên thì đội ngũ đoàn viên sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người

về các tiêu chí rèn luyện và hành động; Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn (học tập, lao động, công tác...); Tích cực tuyên truyền vận động thanh niên tham gia các chương trình hành động của Đoàn, công trình thanh niên, giới thiệu được thanh niên vào tổ chức Đoàn, Hội và có đủ điều kiện giới thiệu là đoàn viên ưu tú với chi bộ.

- Kết quả đánh giá xếp loại thi đua của tổ chức Đoàn là tiêu chí quan trọng, là thước đo đánh giá chất lượng công tác quản lý đoàn viên. Để đánh giá chất lượng công tác quản lý đoàn viên cần xem xét các tiêu chí về chất lượng tổ chức và hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn. Bởi lẽ tổ chức và hoạt

động của tổ chức cơ sở Đoàn là môi trường tiên tiến để phát huy, bồi dưỡng giáo dục, định hướng giá trị cho đoàn viên thanh niên; là nơi rèn luyện, đánh giá ý thức tổ chức, kỷ luật; tính tích cực chính trị - xã hội, tính tự giác và trách nhiệm của người đoàn viên đối với tổ chức. Một tổ chức Đoàn mạnh thường

được đánh giá ở các mặt sau đây:

+ Thường xuyên tổ chức hoạt động phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đơn vị để cho đoàn viên tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động do

Đoàn tổ chức trên cơ sở các sáng kiến của họ. Trên cơ sở động viên thuyết phục để phân công nhiệm vụ, giao việc cụ thể cho từng đoàn viên, phát huy mọi tiềm năng trí tuệ, mọi sáng kiến trong hoạt động của mỗi người, tạo môi trường đoàn kết thân ái giúp nhau trong học tập, lao động, sinh hoạt vui chơi lập thân, lập nghiệp và tự bảo vệ mình.

+ Cải tiến nội dung sinh hoạt Đoàn đảm bảo thiết thực, sinh động xuất phát từ những vấn đề mà đoàn viên quan tâm; chăm lo đến lợi ích vật chất, tinh thần của đoàn viên, giúp đoàn viên lập thân, lập nghiệp.

+ Giữ vững kỷ luật của Đoàn, đưa sinh hoạt Đoàn vào nề nếp; định kỳ

phân loại đoàn viên, làm tốt công tác thi đua biểu dương, khen thưởng, động viên kịp thời những đoàn viên xuất sắc.

+ Phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội nhằm tạo sức mạnh tổng hợp hướng vào việc tập hợp, giáo dục đoàn viên thanh niên.

+ Thực hiện công tác phát triển đoàn viên mới có chất lượng, đúng nguyên tắc thủ tục, tổ chức lễ kết nạp đoàn viên, lễ trưởng thành đoàn gây ấn tượng mạnh mẽ sâu sắc cho mọi người.

Chương 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN CỦA ĐOÀN XÃ, PHƯỜNG CỦA ĐOÀN XÃ, PHƯỜNG

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác quản lý đoàn viên của đoàn xã, phường (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)