Quản lý đoàn viên về công tác và sinh hoạt

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác quản lý đoàn viên của đoàn xã, phường (Trang 25 - 27)

III. NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐOÀN VIÊN 1 Quản lý đoàn viên về tổ chức

3.Quản lý đoàn viên về công tác và sinh hoạt

Quản lý hoạt động của đoàn viên gồm hoạt động công tác và hoạt động quan hệ xã hội. Bản lĩnh chính trị, trình độ, năng lực công tác, đạo đức, phẩm chất của đoàn viên được thể hiện ra trong công tác, sinh hoạt, lối sống. Thông qua thực tếđó, tổ chức Đoàn sẽ có cơ sở khách quan trong việc đánh giá đúng chất lượng đoàn viên

Thông qua quản lý thực hiện nhiệm vụ được giao để chi đoàn nắm bắt

được năng lực công tác, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng đoàn viên để

từđó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đoàn viên, đồng thời đánh giá

đúng đoàn viên, phát hiện những đoàn viên có năng lực công tác tốt và những khó khăn, hạn chế của họ để từ đó có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho

đoàn viên cống hiến trưởng thành.

Chi đoàn phải nắm chắc trình độ các mặt và năng lực công tác của từng

đoàn viên trong chi đoàn. Đánh giá đúng năng lực, sở trường, tín nhiệm và trách nhiệm của từng đoàn viên để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người, phân công đoàn viên giúp đỡ thanh niên, thiếu niên, hoặc chịu trách nhiệm một công việc nào đó của chi đoàn thông qua Chương trình rèn luyện

đoàn viên. Ban chấp hành chi đoàn phân công nhiệm vụ cho từng đoàn viên, có trách nhiệm kiểm tra đánh giá kết quả công tác hàng tháng của từng đoàn viên. Kịp thời biểu dương những đoàn viên hoàn thành tốt và góp ý kiến phê bình những đoàn viên không hoàn thành nhiệm vụ của Đoàn giao.

Hàng tháng, Ban Chấp hành chi đoàn tổ chức cho đoàn viên sinh hoạt

đánh giá kết quả công tác của từng đoàn viên. Hàng năm, chi đoàn tiến hành họp bình xét phân loại đoàn viên theo hướng dẫn của Trung ương Đoàn, đồng thời giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp. Thông qua việc thực hiện các chương trình hành động của Đoàn, đoàn viên sẽ tự bộc lộ những mặt mạnh và hạn chế của mình. Từ đó chi đoàn có biện pháp phát huy những mặt mạnh, những mặt tích cực và khắc phục những mặt hạn chế, những yếu kém của từng đoàn viên. Quản lý đoàn viên về mặt hành động tốt nhất là thông qua chương trình rèn luyện đoàn viên. Trên cơ sở đoàn viên đăng ký chương trình hành động, chi đoàn kiểm tra giám sát định hướng cho đoàn viên hành động tốt. Đánh giá đoàn viên phải căn cứ vào hiệu quả chất lượng của việc thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên về các tiêu chí rèn luyện và hành động của người đoàn viên.

Thông qua thực hiện Chương trình rèn luyện đoàn viên, tổ chức Đoàn tạo môi trường giúp đoàn viên tự tu dưỡng, rèn luyện để ngày càng hoàn thiện hơn, thực sự là người công dân tốt, người bạn tốt của thanh niên, tấm gương tốt của thiếu nhi, có uy tín trong mỗi tập thể thanh niên và ở cộng đồng dân cư.

Quản lý đoàn viên trên cơ sở kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng, rèn luyện của đoàn viên theo 5 tiêu chí rèn luyện và 10 tiêu chí hành động.

Chất lượng đoàn viên phụ thuộc vào quá trình giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tổ chức đoàn với trách nhiệm của từng đoàn viên. Đó là hai mặt của một quá trình, trong đó phát huy tính tích cực, tự giác tự quản lý của từng

đoàn viên bao giờ cũng có ý nghĩa quyết định trực tiếp. Sự hình thành, phát triển về phẩm chất và năng lực đạo đực, lối sống của đoàn viên có được là một quá

trình phấn đấu lâu dài, bền bỉ, thông qua nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng ở

nhà trường, sự tự giác rèn luyện của đoàn viên trong công tác và sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác quản lý đoàn viên của đoàn xã, phường (Trang 25 - 27)