Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng
-Khi nhận được lời mời kiểm toán, tùy thuộc vào đặc điểm khách hàng là khách hàng mới hay là khách hàng cũ mà KTV sẽ có các thủtục và phương pháp khác nhau để thu thập các tài liệu tổng quát về khách hàng, đánh giá mức độrủi ro hợp đồng và xem xét tài liệu có thểchấp nhận cung cấp dịch vụkiểm toán hay không?
-Đối với các khách hàng mới: KTV phải tìm hiểu lý do mời kiểm toán, lý do KTV tiền nhiệm không thể tiếp tục công việc qua việc trao đổi trực tiếp, đánh giá khả năng cung cấp dịch vụcủa mình, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các nguồn lục cần thiết để thực hiện kiểm toán, đảm bảo tính độc lập và năng lực phục vụ khách hàng, đánh giá các rủi ro tiềm tàng: mâu thuẫn giữa lợi ích của khách hàng, các giao dịch bất thường, tính chính trực, khả năng hoạt động liên tục của khách hàng,...
-Đối với khách hàng cũ: KTV xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước và tiến hành một số thủ tục kiểm tra năm nay: phát sinh vấn đề mới, giao dịch bất thường, xung đột, tranh chấp, mâu thuẫn vềphạm vi kiểm toán, từng có tranh luận vềthủtục kiểm toán hay không? Từ đó liệu có nên tiếp tục kiểm toán nữa hay không?
-Từnhững vấn đề đánh giá được và lý do kiểm toán của đơn vịkhách hàng, công ty AAC sẽ đưa ra kết luận có chấp nhận lời mời kiểm toán của đơn vị khách hàng hay không?
-Nếu chấp nhận khách hàng, dựa trên mức độ rủi ro của hợp đồng mà công ty sẽ tính toán mức phí kiểm toán hợp lý. Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, trưởng phòng kiểm toán báo cáo tài chính sẽ phân công nhóm kiểm toán. Một nhóm kiểm toán thường bao gồm 1 KTV chính và 3 trợlý KTV.
-Đểtiết kiệm thời gian trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV sẽ gửi danh sách các tài liệu yêu cầu khách hàng chuẩn bị trước đểcung cấp cho nhóm kiểm toán. Tùy theo tùng doanh nghiệp cụthểvà tính chất phức tạp của công việc mà tài liệu yêu cầu cung cấp có thểít hoặc nhiều.
-Đối với khoản mục hàng tồn kho, các tài liệu mà khách hàng cần chuẩn bị gồm: Bảng cân đối kếtoán (Phần A-Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn), Báo cáo kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh, Sổ chi tiết hàng tồn kho, Bảng cân đối nhập-xuất-tồn, Sổ Cái các tài khoản hàng tồn kho, Chứng từ nhập kho và xuất kho, Thẻ kho, Sổ kho, Biên bản kiểm kê hàng tồn kho, tài liệu vềchi phí và giá thành, hồ sơ nhập khẩu (tờ khai hải quan, packing list, C/O-Certificate of Origin, invoice, bill of landing, airwaybill...), Hóa đơn bán hàng và các tài liệu có liên quan.
Xác định mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho
Mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho là nhằm thu thập đầy đủchứng cứ xác đáng vềmột hay nhiều cơ sởdẫn liệu của hàng tồn kho thông qua các thủtục kiểm toán. KTV phải xác định các mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trước khi thiết kếcác thủtục kiểm toán cần thiết. Các mục tiêu mà KTV tuân theo có quan hệchặt chẽvới các cơ sởdẫn liệu của hàng tồn kho bao gồm: Sự tồn tại và phát sinh, sự hiện hữu, sự đầy đủ, quyền và nghĩa vụ, sự đánh giá và phân bổ, trình bày và khai báo.
-Tất cảhàng tồn kho trình bày trên BCTC đều thật sựhiện hữu trong thực tế và đơn vị có quyền đối với chúng (hiện hữu, quyền và nghĩa vụ).
-Tất cảhàng tồn kho đều được ghi sổ và báo cáo đầy đủ (đầy đủ).
-Số liệu chi tiết của hàng tồn kho được ghi chép, tính toán chính xác và thống nhất giữa sổchi tiết và sổcái (ghi chép chính xác).
-Hàng tồn kho được ghi nhận và đánh giá theo một phương pháp phù hợp với các chuẩn mực và chế độkếtoán hiện hành, đồng thời đơn vịáp dụng nhất quán phương pháp này (đánh giá).
-Hàng tồn kho được phân loại đúng đắn, trình bày thích hợp và công bố đầy đủ (trình bày và công bố).
Trong các mục tiêu trên, do các đặc điểm của hàng tồn kho, hai mục tiêu hiện hữu và đánh giá được xem là quan trọng nhất.