Về chương trình kiểm toán hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Khóa luận quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 86 - 89)

Phần mềm kiểm toán của công ty đã xây dựng công thức tính mức trọng yếu tổng thể. Tuy nhiên đối với những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (nguồn vốn) và được đánh giá có khả năng chứa sai sót trọng yếu ở giai đoạn lập kế hoạch thì công ty chưa phân bổmức trọng yếu cho từng khoản mục mà lấy mức trọng yếu chung là

mức trọng yếu thực hiện. Như vậy có thể dẫn đến những khoản mục có giá trịvà tỷtrọng lớn trong tổng Tài sản (nguồn vốn) lại có mức trọng yếu như những khoản mục có tỷ trọng bé. Như vậy là chưa phù hợp.

 Vềviệc tìm hiểu hệthống kiểm soát nội bộ

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là một bước quan trọng đểcác KTV có thểcó một cái nhìn tổng quát về công ty, từ đó xác định được mức rủi ro kiểm soát để có thể thiết kế các thử nghiệm cơ bản và thử nghiệm chi tiết sao cho phù hợp. Tuy nhiên, ở AAC, thông thường chỉ có ở những khách hàng kiểm toán năm đầu tiên thì công ty mới tiến hành điều tra vềhệthống kiểm soát nội bộ, còn với khách hàng quen thuộc thì không. Do đó, ngoại trừ nhóm trưởng là người có kinh nghiệm thì các trợ lý kiểm toán mới vào nghềkhó có thểbiết được quá trình đánh giá công tác kiểm soát nội bộ ở khách hàng như thếnào.

Việc tìm hiểu được thực hiện bằng bảng hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ ở cấp doanh nghiệp và tiến hành phỏng vấn ban giám đốc vềgian lận. Sau đó KTV đưa ra kết luận vềtính hiện hữu và hữu hiệu của hệthống kiểm soát nội bộ. KTV không sửdụng các công cụ khác như: bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với hàng tồn kho và bảng hỏi đánh giá vềhệthống kiểm soát nội bộvềchu trình mua hàng, chu trình hàng tồn kho- giá vốn. Nên khó có thể hình dung trực quan được quy trình kiểm soát thực tế của chu trình cụthể.

 Vềthực hiện các thửnghiệm kiểm soát

Mặc dù các quy định về việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được ghi khá rõ ràng trong chương trình kiểm toán, thế nhưng các KTV ít thực hiện hoặc không thực hiện các thửnghiệm kiểm soát mà đi ngay vào thửnghiệm chi tiết. Theo các lý thuyết vềkiểm toán thì KTV nên thực hiện các thửnghiệm kiểm soát để giảm bớt khối lượng thực hiện trong thửnghiệm cơ bản. Việc thực hiện thửnghiệm kiểm soát chính là căn cứ đểKTV có cơ sở đểquyết định kích cỡcủa mẫu và phương pháp chọn mẫu phù hợp.

 Vềviệc áp dụng thủtục phân tích

Thủ tục phân tích giúp KTV có thể nhận biết nhanh chóng các sai phạm, vì vậy thông qua thủ tục phân tích, KTV có thể khoanh vùng sai phạm chủ yếu từ đó tập trung các thửnghiệm cơ bản đểphát hiện sai phạm.

Thực tế ở AAC, KTV ít tin tưởng vào kết quả của thủ tục phân tích nên thông thường, thủtục phân tích ít được áp dụng ở AAC. Nếu có cũng chỉ là phương pháp phân tích xu hướng, tức là so sánh sự biến động của các chỉ tiêu liên quan đến hàng tồn kho trên BCTC qua 2 năm.

 Vấn đềchọn mẫu

Ở AAC đã có phần mềm chọn mẫu CMA, phần mềm này có thể dùng để chọn mẫu cho tất cảcác khoản mục kiểm toán. Tuy nhiên sau khi chọn mẫu CMA, nếu sốmẫu được chọn lớn hơn thì KTV sẽ đọc lướt sổ Cái các nghiệp vụ được chọn đểxem nghiệp vụbất thường và sẽ kiểm tra những nghiệp vụ đó. Bên cạnh đó, KTV thường sẽ chọn một số mẫu trong sốnhững mẫu được chọn từ phần mềm CMA. Sau khi kiểm tra số mẫu, KTV kết luận nếu không có gì sai sót thì KTV sẽsuy rộng ra cho tổng thể. Nhưng khi số mẫu được chọn có phát hiện sai sót trọng yếu thì KTV sẽ tăng kích cỡ mẫu lên và tiến hành chọn nhiều mẫu lên. Tuy nhiên thực tếthì ở AAC, sau khi chọn mẫu CMA xong thì KTV thường kiểm tra một sốít nghiệp vụ trong sốmẫu được chọn, nhiều lúc KTV cũng không lưu lại bằng chứng đã kiểm tra chứng từ đối với các nghiệp vụ được chọn mà chỉ lưu lại bảng mẫu được chọn từ phần mềm chọn mẫu CMA. KTV cũng ít nêu ra ý kiến cho toàn bộmẫu nghiệp vụ được chọn từCMA.

 Vềviệc kiểm tra chi tiết -Vềviệc kiểm kê hàng tồn kho

Đểkiểm tra được tính hiện hữu của hàng tồn kho, các kiểm toán viên phải tiến hành kiểm kê hàng tồn kho. Trong chương trình kiểm toán hàng tồn kho, Công ty TNHH Kiểm toán và Kếtoán AAC cũng đã nêu rất rõ các quy trình, theo dõi, tham gia kiểm kê hàng

tồnkho. Nhưng trên thực tế, công việc kiểm toán thường thực hiện sau ngày kết thúc niên độ, chính vì vậy mà KTV thường chấp nhận số liệu trong biên bản kiểm kê của khách hàng.

Với một số trường hợp, KTV tiến hành kiểm kê tại ngày đi kiểm toán rồi suy ra số liệu tại ngày 31/12 bằng cách trừ đi giá trị hàng nhập và cộng vào giá trị hàng xuất từ 31/12 đến ngày kiểm toán. Tuy nhiên khi kết thúc quá trình kiểm kê, KTV chỉ lập bảng tổng hợp kiểm kê hàng tồn kho, điều này sẽ gây khó khăn trong việc quy trách nhiệm cho từng kho và từng đối tượng xác minh cụthểcho từng loại hàng tồn kho.

-Việc kiểm tra sựtính giá và lập dựphòng hàng tồn kho

Để xác định được hàng tồn kho có được lập dự phòng hay không thì trước hết KTV phải biết được liệu hàng tồn kho trong kho của đơn vị có bị mất phẩm chất, lỗi thời, lạc hậu hay không? Thế nhưng ở AAC, phương pháp để xác định có lập dựphòng giảm giá hàng tồn kho hay không là so sánh mức tồn kho năm nay và năm trước, phân tích tỷlệlợi nhuận gộp và biên bản xử lý hàng tồn kho để có thể phát hiện ra hàng tồn kho lạc hậu, kém phẩm chất mà không xuống kho bãi để xem xét hàng tồn kho, điều này không đem lại bằng chứng đáng tin cậy cho việc kiểm toán.

Một phần của tài liệu Khóa luận quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (Trang 86 - 89)