Tài nguyên du lịc hở Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Khóa luận xúc tiến du lịch tâm linh tại thừa thiên huế (Trang 36)

5. Bố cục đề tài

2.1.3. Tài nguyên du lịc hở Thừa Thiên Huế

Nằm trên các trục giao thông quốc gia như đường sắt, đường bộ Bắc - Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, có cảng hàng không quốc tế Phú Bài, cửa khẩu quốc gia A Đớt, Hồng Vân, hải cảng Thuận An, đặc biệt, có cảngnước sâu Chân Mây là “cửa ngõ” ra biển ngắn nhất và thuận lợi nhất của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông; bên cạnh đó sự đa dạng vềcảnh quan thiên nhiên và có bềdày truyền thống lịch sử-văn hoá, Thừa Thiên Huếthật sự là nơi lý tưởng đểdu lịch.

Thừa Thiên Huế là kinh đô Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, các giá trị di sản văn hóa nơi đây vừa hội tụnhững đặc trưng và tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thểhiện nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa. Văn hoá Huế phong phú và đa dạng, bao gồm: Văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên, môi trường,...

Với quần thểdi tích Cố đô Huếvà Nhã nhạc Cung đình Huế- Di sản văn hoá thế giới, Thừa Thiên Huếlà Trung tâm của con đường hành trình di sản văn hoá thế giới của Việt Nam: HạLong - Phong Nha - Huế- Hội An - Mỹ Sơn- đường HồChí Minh đã tạo ra sự liên kết về du lịch với các tuyến du lịch ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam,...

Thừa Thiên Huế còn lưu giữ được giữa lòng đô thị Huếnhiều nhà vườn, phố cổ mang nét đặc trưng của vùng đất cố đô ở Vĩ Dạ, Kim Long, Gia Hội, Bao Vinh. Đặc biệt, Thừa Thiên Huế là nơi lưu giữ nhiều di chỉ, hiện vật cổ của nền văn hoá Chăm. Mặt khác, đây cũng là nơi có truyền thống cách mạng oanh liệt, còn giữnhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủtịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối và nhiều địa danh lịch sử về hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ như: chiến khu Dương Hoà, Hoà Mỹ, A Lưới, đường mòn Hồ Chí Minh…

Vùng đất Thừa Thiên Huế còn nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực, các sản phẩm làng nghềvà lễhội dân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễhội Cầu Ngư,Ðiện Hòn Chén, hội đua thuyền sông Hương và đặc biệt là Festival Huếtổchức định kỳ hai năm

một lần, hội tụ những nét văn hóa tiêu biểu của Huế, Việt Nam và các nước, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và ngoài nước...

Bên cạnh đó, Thừa Thiên Huế là nơi hội tụcác tiềm năng thế mạnh vềbiển, đồng bằng, gò đồi, rừng núi; có bờ biển dài 128 km, với nhiều bãi biển đẹp như Lăng Cô (vừa được công nhận là thành viên của câu lạc bộnhững vịnh biển đẹp nhất thế giới), Thuận An, Cảnh Dương và đặc biệt là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có tổng diện tích gần 22.000 ha, thuộc vào loại lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Với di sản văn hoá thế giới, với cảnh quan thiên nhiên, cùng với những danh lam thắng cảnh như sông Hương, núi Ngự, Bạch Mã, Hải Vân, đền đài, lăng tẩm, chùa nổi tiếng, di tích lịch sử và đặc biệt là nhà vườn - một nét độc đáo tiêu biểu của Huế; cho thấy tiềm năng du lịch của Thừa Thiên Huế phong phú, đa dạng, có điều kiện để phát triển nhiều loại du lịch phong phú như: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch biển, núi, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, du lịch tâm linh… đặc biệt thành phố Huế đã được Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt xây dựng thành phố Huế thành thành phốFestival mang tầm cỡquốc gia và quốc tếvới đặc trưng của Việt Nam.

Đây là lợi thếrất lớn của Tỉnh đểphát triển du lịch thành ngành kinh tếmũi nhọn mang tầm quốc gia và quốc tế; phấn đấu trở thành một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước vềdu lịch.

2.1.4. Tình hình kinh doanh du lịch ởThừa Thiên Huế

Từ nhiều năm qua, du lịch luôn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Thừa Thiên Huế và đã có những bước phát triển khá nhanh. Tăng trưởng của ngành hàng năm tăng từ18–20%.

Bảng 2.2 và bảng 2.3 cho thấy cụ thể tình hình khách du lịch đến Thừa Thiên Huế trong trong giai đoạn năm 2016 – 2018. Theo đó, lượt khách đến Huế năm 2017 tăng 519.002 lượt, tương ứng tăng 15,93% so với năm 2016, trong đó lượt khách nội địa tăng 4,11% và khách quốc tế tăng 40,67%. Lượt khách năm 2018 tăng 555.661 lượt, tương ứng tăng 17,71% so với năm 2017 trong đó khách nội địa tăng 3,72% và khách quốc tế tăng 31,75%. Doanh thu ngành du lịch năm 2017 đạt 3.520.006 triệu đồng, tăng 9.87% sơ với năm 2016. Doanh năm 2018 đạt 4.473.619 triệu đồng, tăng

Thị trường khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây đứng đầu là Hàn Quốc. Cụ thể thị phần khách trong năm 2018: Hàn Quốc (chiếm 29,4%), Pháp (chiếm 9,2%), Anh (chiếm 6,3%), Mỹ (chiếm 6,1%), Thái Lan (chiếm 5,7%), Đức (chiếm 5,1%)…

Qua những sốliệu cụthể trên cho thấy, ngành du lịch của Thừa Thiên Huếngày càng được nhiều sự quan tâm của du khách. Bên cạnh đó là cả một quá trình nổ lực trong việc đầu tư, cải thiện cơ sởvật chất kĩ thuật; hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch địa phương thông qua các hội chợ lịch trong nước và quốc tế; liên kết du lịch với các địa phương khác trên cả nước cùng với các công ty du lịch lữ hành, các hãng hàng không, đường sắt… đã làm tăng lượng khách không nhỏ đến với Huế.

Bả ng 2.2: Tình hình khách du lị ch đế n Thừ a Thiên Huế năm 2016 – 2018

Đơn vị: Lượt Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Mức tăng/giảm Tỉlệ (%) Mức tăng/giảm Tỉlệ (%) Tổng lượt khách 3.258.010 3.777.012 4.332.673 + 519.002 15,93 + 555.661 17,71 Khách quốc tế 1.052.980 1.481.226 1.951.461 + 428.246 40,67 + 470.235 31,75 Khách nội địa 2.205.030 2.295.786 2.381.212 + 90.756 4,11 + 85.426 3,72

Bả ng 2.3. Tình hình doanh thu du lị ch tạ i Thừ a Thiên Huế năm 2016 – 2018

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Mức tăng/giảm Tỉlệ (%) Mức tăng/giảm Tỉ lệ (%) Doanh thu 3.203.792 3.520.006 4.473.619 + 316.214 9,87 + 953.613 27,09

(Nguồn: Website SởDu lịch https://sdl.thuathienhue.gov.vn/)

2.2. Tiềm năng du lịch tâm linhởThừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là vùng đất có sự tập trung cao của các loại hình di tích lịch sử văn hóa, các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng, đồng thời là nơi đang sở hữu các nguồn tài nguyên phi vật thể như: lễhội (cung đình, tôn giáo và dân gian), nhạc lễPhật giáo,ẩm thực chay, các sản phẩm thủcông, các loại hàng quà lưu niệm… do các cơ sởtôn giáo tín ngưỡng sản xuất, chế biến phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại các cơ sở này, và cung ứng cho thị trường tiêu dùng xứ Huế. Đây là những nguồn tài nguyên phong phú, có thể khai thác đểphục vụdu lịch tâm linhởThừa Thiên Huế theo hướng bền vững.

Với nguồn tài nguyên phong phú, cảvật thểvà phi vật thể, du lịch tâm linh Thừa Thiên Huế có rất nhiều tiềm năng để phát triển, góp phần vào sự tăng trưởng chung của ngành du lịch tỉnh nhà. Nguyên nhân là do sức thu hút từ tài nguyên du lịch tâm linhở xứHuếvà do loại hình nàyđang là một xu thếphát triển của du lịch thếgiới và Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện nay loại hình du lịch tâm linh đang rất được chính quyền và các đơn vịlữ hành quan tâm đến.

2.2.1. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng 2.2.1.1. Các cơ sởthuộc Phật giáo

Thừa Thiên Huế với gần 600 tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường, trong đó có nhiều chùa được công nhận là di tích quốc gia như: Chùa Thiên Mụ, chùa Diệu Đế, chùa Thánh Duyên, chùa Hiền Lương… Trong những năm qua, nhiều cơ sở Phật

Giác, chùa PhậtẤn, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, Tổ đình chùa Từ Đàm, Thánh tích tượng đại Quan Thế Âm… không chỉ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, hoạt động Phật sự của giáo hội mà còn góp phần tô điểm cảnh quan, thu hút khách đến với Thừa Thiên Huế.

Chùa Huế là một mảng kiến trúc quan trọng đã cùng với quần thểkiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian tạo cho Huếdáng vẻriêng biệt mà chẳng nơi nào có được, cái đẹp như tranh họa đồgiữa non nước xanh biếc, thơ mộng, hữu tình. Không thểkể đến các niệm Phật đường, các chùa khuôn hội, hiện nayởHuếcòn lưu giữ được nhiều ngôi chùa cổ, trong đó có hàng chục tổ đình và hầu hết giữ được nét cổkính của kiến trúc Á Đông và Việt Nam.

Các ngôi chùa Huế rải cảkhắp và trong ngoài kinh thành, mỗi ngôi chùa tọa lạc trên khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh.

Chùa Thiên Mụ : Khách đến thăm Huế, đa phần đều viếng thăm ngôi chùa nổi tiếng nhất xứ thần kinh này. Chùa Thiên Mụ ra đời gắn với tên tuổi của chúa Nguyễn Hoàng (1525 –1613), vị chúa đầu tiên mở mang bờ cõi, gây dựng cơ nghiệp cho nhà Nguyễn sau này. Chùa Thiên Mụxây dựng vào năm Tân Sửu (1601), tọa lạc trên ngọn đồi Hà Khê, về phía tảngạn sông Hương các kinh thành khoảng 5km theo hướng tây. Đây được xem là một trong những ngôi quốc tự cổ nhất xứ Huế. Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô được mở rộng ngay từthời đó chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Chùa Thiên Mụ được xếp vào một trong hai mươi cảnh đẹp nhất xứthần kinh với bài thơThiên Mụchung thanhdo vua Thiệu Trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng ở cổng chùa. Chùa Thiên Mụ còn là nơi có nhiều cổ vật quý giá không chỉ về mặt lịch sử mà còn cả vềnghệthuật. Những bức tượng Hộ Pháp, tượng Nhị Thập Thiên Vương… hay những hoành phi câu đối đều ghi dấu ấn thời kì lịch sử vàng son của chùa. Chủa Thiên Mụ là niềm tự hào của người dân xứ Huế và là một ngôi quốc tự nổi tiếng của nước ta. Hòa quyện với phong cảnh miền núi Ngự sông Hương, chùa Thiên Mụ đa đi vào tâm thức của người dân bản xứ, gắn bó với Huế và là bộphận không thểtách rời của Huế.

giữa khu rừng thông quanh năm xanh tươi, mát mẻ, chim hót líu lo. Am mây tía là nơi ở, thư phòng, nơi tiếp khách và nơi viết thư pháp của sư trụtrì.Đây cũng là nơi những người yêu thích văn chương thi phú, nghệ thuật thư pháp tìm đến để đàm đạo, bình thơ, luyện bút, khoe chữ…Yên Hà các là nơi đón khách, có đường nét kiến trúc uyển chuyển, mái ngói, cột trụ, nội thất màu cánh gián, giản dị, đầm ấm. Nghinh lương đình, nơi khách thập phương dừng chân nghỉ ngơi, thưởng trà, đàm đạo…

Thiề n việ n trúc lâm Bạ ch Mã: Thiền viện tọa lạc trên một sơn đảo giữa lòng hồ

Truồi, thuộc Vườn Quốc Gia Bạch Mã, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thiền viện là nơi chuyên tu, cần nơi yên tĩnh, không quá gần chốn đời thực vì có thểnhiễu tiếng ồn, nhưng cũng không thể quá xa để giúp đở nhân dân địa phương nơi đây. Ở đây, chư Tăng – Ni chưa bao giờ mua đồ ăn, họ tự cung tự cấp, không tiền riêng, không điện thoại riêng, không Internet, không TV. Không đi ra ngoài với bất cứ lý do gì (trừ việc chữa bệnh), không giảng đạo, truyền đạo, ngoại giao. Trên đường vào Nội viện, cây cối hay bên đường đi xanh tốt, hoa lá đua nhau khoe sắc điểm xuyến là những pho tượng nhỏ bên đường, như nhắc nhở mỗi người hãy tĩnh tâm lại, chậm lại một chút để thấy thoải mái hơn, thanh tịnh hơn trong tâm hồn.Hoạt động chủ yếu khi đến với thiền viện là tham quan viếng cảnh, trải nghiệm thiền hoặc có thểtham gia khóa tu thiền tại đây.

Chùa Đông Thiề n:do ngài TếVĩ, đệtửcủa ngài Liễu Quán, lập ra vào thếkỷ18 ở làng Dương Xuân, nay thuộc xã Thủy Xuân, bên phía trái đoạn đường đi từ chùa Châu Lâm lên chùa Từ Hiếu toạ lạc tại 65/2 Lê Ngô Cát thuộc làng Dương xuân - Thuỷ Xuân - kế cận kinh thành Huế. Sau này, đầu thế kỷ19 có một công chúa, con vua Gia Long xuất gia tại đây là Công Chúa Ngọc Cơ nên chùa được trùng kiến. Dưới thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị chùa tiếp tục được tôn tạo. Hiện còn bia ghi việc trùng tu này. Từnhững năm 30 của thếkỷ20 chùa thiếu sư thường trú nên rơi vào cảnh điêu tàn mãi cho đến sau năm 1975 sư bà Diệu Không mới đứng ra nhận chức vụtrụtrì và giao cho Ni cô Diệu Đạt phụtrách phục hồi sinh hoạt ở đây. Vềkiến trúc chùa vẫn giữ được đường nét xưa, còn lưu giữchiếc khánh đồng có từthời ngài TếVĩ, tấm biển sơn son thếp vàng thời Thiệu Trị, bia bằng đá thanh thời Minh Mạng, khám, tượng thờ cổ và chiếc trống được cho là lớn nhất Huế, nổi danh qua câu truyền tụng dân gian Trống

Chùa Từ Đàm: Chùa tọa lạc trên một khoảnh đất cao, rộng, bằng phẳng thuộc địa phận phường Trường An, cách trung tâm thành phốHuế2 km về hướng nam. Mặt chùa hướng đông nam, trước có núi Kim Phụng làm án, bên phải giáp đường Điện Biên Phủ, bên trái có chùa Linh Quang và nhà thờ cụPhan Bội Châu, phía sau có chùa Thiên Minh. Mặc dầu không phải là ngôi chùa vào loại cổ nhất Việt Nam, nhưng Từ Đàm đã được nhiều người ở khắp đất nước biết đến do vai trò quan trọng của chùa trong công cuộc chấn hưng và phát triển của Phật giáo Việt Nam thời kỳ cận đại và cuộc đấu tranh vì hòa bình và tự do tín ngưỡng. Hiện nay chùa Từ Đàm là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cấu trúc chung của chùa được gọi là "kiểu chùa Hội" phối hợp giữa đường nét nghệthuật kiến trúc mới và cũ với yêu cầu rộng rãi, cao ráo, cổ kính nhưng đơn giản. Chùa Từ Đàm có ba bộphận quan trọng là tam quan, chùa chính và nhà Hội. Chùa Từ Đàm do Hòa thượng Minh Hoàng Tử Dung sáng lập vào khoảng sau năm 1695. Ngài Minh Hoàng quê ở Trung quốc, thuộc dòng Thiền, phái Lâm Tếthứ34, là bậc cao Tăng đã truyền pháp vàấn chứng cho Hòa thượng Liễu Quán vịTổ sư Thiền tông Việt Nam đầu tiên khai đạoở Đàng trong. Năm 1703, Chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho chùa tấm biển Sắc tứ ấn tôn tự, từ đó, chùa có tên làấn Tôn. Năm Thiệu Trị nguyên niên (1841) đổi tên là chùa Từ Đàm. Năm 1936, chùa Từ Đàm là trụ sở hoạt động của An Nam Phật học hội. Những ngày Cách mạng Tháng Tám Từ Đàm là trung tâm hoạt động sôi nổi của Phật giáo cứu quốc. Năm 1951, 51 đại biểu Phật giáo, cả ba miền bắc - trung - nam mở đại hội đầu tiên ở Từ Đàm, đặt nền móng sơ khởi cho công cuộc thống nhất Giáo hội Phật giáo Việt nam. Những năm sáu mươi, Từ Đàm là nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm do chư Tăng và Phật tử kính đạo, yêu nước đứng lên góp sức mình vào sựnghiệp đấu tranh chung của dân tộc.

Chùa Diệ u Đế : Nhắc đến chùa Diệu Đế, ai cũng biết đây là một trong ba ngôi Quốc tự dưới triều Nguyễn còn lại trên mảnh đất Huế. Sựbiến thiên của lịch sử đã lấy đi ít nhiều vẻ hoành tráng của ngôi tự này nhưng vị trí và vai trò của ngôi cổ Tự vẫn không hề thay đổi. Năm 1844, vua Thiệu Trị đã cho xây dựng một ngôi chùa trên nền đất cũ nơi mình được sinh ra. Ông mong muốn “Vua quan ngày ngày chiêm ngưỡng, càng tăng thêm màu sắc tươi thắm của chốn phồn hoa; xe qua thuyền ghé tấp nập,

lấy điều thiện làm căn bản”. Ngôi chùa này được ông đặt tên là Diệu Đế vì: “... đó là

Một phần của tài liệu Khóa luận xúc tiến du lịch tâm linh tại thừa thiên huế (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)