Đánh giá và quản lý hoạt động truyền thông

Một phần của tài liệu Khóa luận xúc tiến du lịch tâm linh tại thừa thiên huế (Trang 57 - 61)

5. Bố cục đề tài

2.3.3.6. Đánh giá và quản lý hoạt động truyền thông

Thông qua các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh của Trung tâm từ năm 2017 đến nay, theo như một sốcông ty du lịch lữhành chia sẻkhách hàng có nhu cầu du lịch tâm linh đã có tăng, các công ty đã và đang bắt đầu đưa ra nhiều sản phẩm du lịch tâm linh mới. Cùng với các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, các công ty du lịch lữhành cũng có những hoạt động quảng bá cho các sản phẩm của mình riêng thông qua các website của công ty, thông qua liên kết với các công ty du lịch lữhành ngoại tỉnh và nước ngoài…

Trong hội thảo công bố ý tưởng tour sản phẩm du lịch tâm linh diễn ra vào ngày 20/9/2018 nhiều công ty du lịch lữ hành như Vietnamtourism Hanoi, Tự hào Việt Nam, Nụ Cười Huế (Hue Smile), Đại Bàng… đã đưa ra giới thiệu một số tour sản phẩm du lịch tâm linh mới thuần túy, có tính trải nghiệm và đặc trưng hơn đã được đánh giá cao, có thể đưa vào hoạt động. Các sở ban ngành liên quan như Sở Du lịch, UBND Tỉnh, Công an tỉnh cũng đã cùng nhau thảo luận, đánh giá và sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm mới, đưa vào hoạt động hiệu quả.

Nhiều địa điểm du lịch tâm linh được chú ý hơn và đưa vào khai thác hiệu quả hơn như chùa Đông Thiền, chùa Đức Sơn, chùa Từ Hiếu, Thiền Viện Hương Vân… Trụ trì chùa Đông Thiền – Sư cô Phương Hòa cho biết: “Sau khi được các Sở ban ngành liên quan cũng như các công ty du lịch lữ hành đến khảo sát đánh giá, các đoàn khách du lịch đến chùa thường xuyên hơn. Khách đến đây được dạy thiền, được tự mình thực hành các món chay và sau đó thưởng thức nó”. Sư cô cũng chia sẻ thêm:

“Nhà chùa rất sẵn sàng kết hợp với nhà nước, các công ty du lịch góp phần phát triển du lịch của địa phương”.

Mặc dù loại hình du lịch tâm linh đãđược quan tâm và xúc tiến quảng bá nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế:

Hoạt động quảng bá du lịch tâm linh của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch vẫn chưa được đánh giá cao. Các địa điểm du lịch tâm linh được xúc tiến quảng bá nhưng trên hình thức vẫn nghiêng nhiều hơn về những di tích văn hóa, lịch sử, ít truyền tải những tiềm năng, những giá trị tâm linh tại các địa điểm du lịch tâm linh đó.

Sựliên kết, hợp tác giữa các công ty du lịch lữ hành trên địa bàn với Sở Du lịch và Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huếvẫn thiếu sự chặt chẽ. Anh Nguyễn Anh Tuấn – Chuyên viên phòng Xúc tiến Du lịch tại Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huếcho biết:“Mọi hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh của Trung tâm chỉ tập trung vào việc giới thiệu quảng bá các điểm đến du lịch tâm linh; hỗ trợ các công ty du lịch tiếp cận với các địa điểm cung ứng du lịch tâm linh trên địa bàn; thông qua các chương trình liên kết du lịch với các địa phương khác, các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế… giúp các công ty có cơ hội tiếp xúc và quảng bá giới thiệu các sản phẩm du lịch của mình”. Các công ty du lịch lữ hành như Vietnamtourism Hanoi, Tự hào Việt Nam đều có cùng chia sẻrằng các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh của Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch hiện nay vẫn chưa hỗ trợ được nhiều cho họ để phát triển loại hình du lịch tâm linh này, các công ty vẫn đánh giá chưa cao hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh của Trung tâm.Đại diện công ty du lịch Tựhào Việt Nam, anh Huy cho hay: “Việc xúc tiến vềdu lịch tâm linh hiện nay của Sở còn rất kém, vẫn chưa hỗ trợ được nhiều cho công ty, công ty tự khai thác sản phẩm, liên kết điểm đến và tự mình xúc tiến các sản phẩm đến khách hàng thông qua các website của công ty”.

Các website, các trang fanpage mạng xã hội được nêuở trên vẫn hoạt động chưa hiệu quả. Lượng người truy cập và tiếp cận với thông tin còn rất ít.

Về nhân lực, theo tìm hiểu, quan sát và được tiếp xúc làm việc thông qua cơ hội thực tập tại Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, nhận thấy phòng Xúc tiến Du lịch có vai trò chủ lực trong việc thực hiện các chương trình nghiên cứu, khảo sát, định hướng phát triển du lịch; tuyên truyền giới thiệu sản phẩm tiềm năng của du lịch Thừa

quảng bá du lịch để tham mưu cho giám đốc Trung tâm và cho Sở Du lịch… Tuy nhiên, phòng Xúc tiến Du lịch hiện nay chỉ có hai thành viên, mặc dù được sựhỗ trợ từcác phòng ban khác nhưng nhân lực vẫn chưa đủ để có thểlàm tốt hơn nữa công tác xúc tiến quảng bá du lịch. Anh Nguyễn Anh Tuấn – chuyên viên phòng Xúc tiến du lịch chia sẻ: “Công việc thì rất nhiều, tuy nhiên nhân lực thì không đủ, phòng chỉ hai thành viên nên nhiều lúc rất vất vả. Trung tâm cũng thiếu những nhân viên có trìnhđộ ngoại ngữcũng như thiếu năng lực”.

Du lịch Thừa Thiên Huế hiện đang quan tâm, đánh giá các sản phẩm du lịch di sản văn hóa, lịch sử, ẩm thực sản là phẩm chủ lực đểtập trung phát triển nên mặc dù loại hình du lịch tâm linh đãđược chú trọng nhiều hơn so với trước đây nhưng nó vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức. Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh của Trung tâm vẫn chưa thu hút được nhiều sựquan tâm của đông đảo khách du lịch.

Tiềm năng du lịch tâm linh Thừa Thiên Huế rất lớn bởi nhiều tôn giáo; nhiều di tích lịch sử đền, đài, miếu, mạo… có giá trị tâm linh lớn với người dân địa phương; nhiều lễ hội dân gian, truyền thống có giá trị lớn ăn sâu vào tiềm thức của người dân Thừa Thiên Huế; nhiều hình thức có thể kết hợp tốt với du lịch tâm linh như nghỉ dưỡng, sinh thái;… nhưng hiện nay du lịch tâm linh Thừa Thiên Huế chỉ đang tập trung chú trọng vào khai thác, xúc tiến quảng bá các giá trị, các địa điểm Phật giáo, chưa chú trọng những tiềm năng khác cũng mang giá trịtâm linh nên các sản phẩm du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế được đánh giá là một màu, trùng lặp, chưa có sự đa dạng.

Mặc dù theo các công ty du lịch lữ hành thì du khách có nhu cầu vềdu lịch tâm linh đã tăng hơn so với trước nhưng vẫn chiếm tỉ trọng rất ít trong tổng khách du lịch và chưa đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho công ty nói riêng và ngành du lịch chung của địa phương. Vẫn chưa có con sốthống kê rõ ràng về lượng khách tham gia du lịch tâm linh trên địa bàn mà chỉdựa trên đánh giá qua nhận thức của các công ty du lịch lữ hành.Đại diện công ty du lịch HGH chia sẻ: “Tỷ trọng và doanh thu của du lịch tâm linh chiếm chưa đến 10% so với tổng thể của công ty”. Đại diện công ty du lịch Đại Bàng: “Khách hàng tham gia du lịch tâm linh không nhiều, chỉ chiếm 5% tổng số khách hàng, doanh thu chiếm tỉ trọng nhỏ”. Đại diện công ty du lịch Vietnamtourism

Hanoi, chị Dương Thị Công Lý cho hay:“Trung bình mỗi năm công ty có 60 đoàn du lịch tâm linh”.

Chương 3: MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÚC TIẾN DU LỊCH TÂM LINH TẠI THỪA THIÊN HUẾ

3.1. Các chính sách và mục tiêu phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế3.1.1. Mục tiêu, nội dung và nghiệm vụ phát triển du lịch, dịch vụ Thừa

Một phần của tài liệu Khóa luận xúc tiến du lịch tâm linh tại thừa thiên huế (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)