5. Bố cục đề tài
2.3. Đánh giá công tác xúc tiến du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế
Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch là đơn vịthuộc sựquản lý của SởDu lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Dựa trên chức năng, nhiệm vụ của mình, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch là đơn vị thực hiện các công tác xúc tiến du lịch của Thừa Thiên Huế, trong đó bao gồm xúc tiến du lịch tâm linh.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấ u tổ chứ c củ a Trung tâm Thông tin Xúc tiế n Du lị ch Thừ a Thiên Huế
Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế có tổng cộng 13 thành viên. Trong đó:
-1 Giám đốc: Ông Trương Thành Minh; -1 Phó giám đốc: Ông Nguyễn Bảo Kỳ;
- Phòng Hành chính tổng hợp: 4 thành viên, bà Nguyễn Thị Phương Thảo làm trưởng phòng phụtrách;
- Phòng Thông tin du lịch và hỗ trợ du khách: 4 thành viên, ông Nguyễn Văn Toàn làm trưởng phòng phụtrách;
- Phòng Xúc tiến du lịch: 2 thành viên, ông Nguyễn Văn Hưng làm phó trưởng phòng phụtrách;
- 1 Bảo vệ.
2.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá; xúc tiến phát triển du lịch:
- Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hìnhảnh về di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, sản phẩm du lịch, dịch vụ, môi trường, chính sách, dự án, đề án, quy hoạch phát
Giám đốc Phòng Xúc tiến Du lịch Phó giám đốc Phòng Hành chính tổng hợp Phòng Thông tin du lịch và hỗtrợdu khách
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, xác định thị trường trọng điểm, đánh giá nhu cầu, thị hiếu của du khách nhằm hoạch định chiến lược quảng bá và xúc tiến du lịch.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng các dự án, kế hoạch ứng dụng và đầu tư phát triển công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch, thông tin và xúc tiến du lịch của tỉnh, tổ chức triển khai thực hiệnsau khi được phê duyệt; tham gia thẩm định các dựán công nghệthông tin, thông tin du lịch trong lĩnh vực thông tin và xúc tiến du lịch thuộc phạm vi quản lý của Sở Du lịch.
- Chủtrì, phối hợp tổchức và tham gia hội chợ, hội nghị, hội thảo, triển lãm, các sự kiện, hoạt động xúc tiến du lịch vàứng dụng công nghệ thông tin phục vụ du lịch tỉnh trong và ngoài nước; phổbiến trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệthông tin trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng kếhoạch, chương trình xúc tiến du lịch theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao và tổchức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Phối hợp với các phòng, đơn vị chuyên môn thuộc Sở nghiên cứu, dự báo và xây dựng chiến lược thị trường du lịch trong và ngoài nước; tham gia xây dựng các loại hình, sản phẩm phù hợp với định hướng phát triển của ngành, địa phương và nhu cầu của thị trường du lịch.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn và tổchức cho các doanh nghiệp du lịch khảo sát nghiên cứu thị trường; tổchức các đoàn FAM trong và ngoài nước khảo sát các tuyến , điểm, sản phẩm, dịch vụdu lịch của tỉnh.
- Tổ chức biên soạn, thiết kế, sản xuất các ấn phẩm, tập gấp, băng đĩa… bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài để phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá về điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch của tỉnh theo chương trình, kế hoặc đãđược phê duyệt và đúng quy định của pháp luật.
Cung cấp thông tin và hỗtrợkhách du lịch:
- Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về du lịch và các lĩnh vực liên quan đến du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng và khai thác hệ thống
cung cấp thông tin du lịch và dịch vụ; cung cấp thông tin du lịch phục vụnhu cầu khai thác của các tổchức, cá nhân, đảm bảo thuận lợi, hiệu quả.
- Làm đầu mối kết nối thông tin giữa khách du lịch với cơ quan liênquan, chính quyền các địa phương, các đơn vị cung cấp dịch vụdu lịch nhằm hỗ trợ khách du lịch tiếp cận điểm đến; giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tham quan, du lịch; cung cấp thông tin, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ an toàn, chất lượng và thuận tiện.
Một sốnhiệm vụkhác:
- Trình giámđốc Sở Du lịch chương trình, kếhoạch hành động dài hạn, 05 năm và hằng năm của Trung tâm; tổchức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu giám đốc Sở trình Ủy ban nhân nhân tỉnh cơ chế, chính sách liên quan vềlĩnh vựcứng dụng công nghệthông tin phục vụ du lịch, xúc tiến du lịch trong hội nhập kinh tế, hợp tác quốc tế; thực hiện hợp tác quốc tếtrong lĩnh vựcứng dụng công nghệthông tin phục vụdu lịch, xúc tiến du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị thuộc Sở, xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý, chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực thông tin, xúc tiến du lịch; thực hiện các chương trình bồi dưỡng đãđược phê duyệt.
- Quản lý, sửdụng có hiệu quảtài chính, tài sản; quản lý hành chính, chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức và người lao động của Trung tâm theo quy định của nhà nước.
- Thực hiện một sốnhiệm vụ khác do giám đốc Sởgiao.
2.3.2. Các hoạt động xúc tiến du lịchtâm linh đã thực hiện
Hàng năm, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch vẫn triển khai nhiều chương trình nhằm mục đích xúc tiến quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế. Trong thời gian năm 2017 – 2018, loại hình du lịch tâm linh được Sở Du lịch dành nhiều chú ý hơn.Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh vẫn còn mờnhạt, chưa nổi bật.
Hoạt động xúc tiến trực
tiếp
- Xuất bản, tái bản cácấn phẩm.
- Cập nhật thông tin qua các website du lịch.
- Tham gia các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế. - Xây dựng các video, clip viral.
Hoạt động xúc tiến phối
hợp
Hoạt động Đơn vịphối hợp
- Khảo sát các địa điểm tâm linh tại Thừa Thiên Huế.
- Phòng Nghiên cứu Phát triển của Sở Du lịch.
- Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch bao gồm du lịch tâm linh cùng các địa phương khác.
- Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình…
- Tổ chức các đoàn Famtrip, Presstrip khảo sát du lịch.
- Sở Du lịch, các công ty du lịch lữ hành trên địa bàn, các ban ngành liên quan…
- Đón các đoàn Famtrip, Presstrip từ nước ngoài về khảo sát, đánh giá du lịch.
- Phối hợp với Tổng cục Du lịch.
- Truyền thông qua báo, truyền hình.
- Báo Thanh Niên, báo Dân Trí, báo Tổ Quốc, báo Văn Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT), Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế(VTV)…
- Mở lớp đào tạo cơ bản, nhằm nâng cao nghiệp vụ cho các hướng dân viên du lịch.
- Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Xúc tiến Du lịch (thuộc Hiệp hội du lịch Việt Nam–VITA).
- Khảo sát các điểm du lịch tâm linh Thừa Thiên Huế.
- Phối hợp với Công ty CP Truyền thông và Du lịch Hàng không Việt Nam AVITOUR tại Hà Nội.
Theo kết quả phỏng vấn sâu anh Nguyễn Anh Tuấn - chuyên viên phòng Xúc tiến Du lịch cho biết Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đã có những hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh cụthểsau:
- Xuất bản, tái bản cácấn phẩm giới thiệu một số điểm đến du lịch tâm linh như chùa chiền, nhà thờ, lăng tẩm, đền đài, các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian… Các ấn phẩm được gửi vềcác công ty du lịch lữ hành trên địa bàn và các tỉnh thành khác. Bên cạnh đó, các ấn phẩm còn được bày bán ở các hiệu sách, đặt ở sân bay, ga tàu… và được đem ra giới thiệu, trao đổi tại các hội chợdu lịch trong nước và quốc tế.
- Thông qua các website du lịch như vietnamhuetourism.vn, fanpage Hue tourism information center tiếng Việt, Anh, trang web vietnamhuekanko.com và fanpage tiếng Nhật, trang Thông tin điện tử của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, sdl.thuathienhue.gov.vn… để cập nhật những thông tin về du lịch trong đó có môt vài thông tin vềdu lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế.
- Tham gia các hội chợ du lịch quốc tế như TTM Plus, Travex, Jata Tourism Expo Japan, ITB Asia Singapore, VITM,… giới thiệu các loại hình du lịch tại Thừa Thiên Huế trong đó có giới thiệu đến các địa điểm du lịch tâm linh, tạo điều kiện cho các công ty du lịch trên địa bàn tham gia giới thiệu quảng bá các sản phẩm du lịch của công ty mìnhđến du khách quốc tế, hợp tác với các công ty du lịch lữhành quốc tế để liên kết các sản phẩm và khách du lịch.
- Xây dựng các video, clip viral giới thiệu vềdu lịch Thừa Thiên Huế trong đó có một vài địa điểm tâm linh nổi tiếng.
- Phối hợp với Phòng Nghiên cứu và phát triển của Sở Du lịch tổchức các buổi khảo sát, đánh giá các địa điểm du lịch tâm linh, nghiên cứu thêm về tiềm năng của loại hình du lịch này. Đứng ra làm cầu nối cho các công ty du lịch lữhành khai thác tốt hơn các địa điểm cung ứng du lịch tâm linh, phát triển thêm một số sản phẩm du lịch tâm linh mới thuần túy và đặc trưng hơn.
- Liên kết với các địa phương khác như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Nam… để hợp tác quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch trong đó có sản phẩm du lịch tâm linh, qua đó cũng giúp các côngty du lịch lữhành tại các địa phương có cơ
- Phối hợp với các công ty du lịch trên địa bàn, các phòng chuyên môn của Sở Du lịch tổ chức các đoàn Famtrip, Presstrip để khảo sát các tuyến, điểm du lịch mới nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch mới đặc trưng, hấp dẫn cho ngành du lịch Thừa Thiên Huế; liên kết website của các doanh nghiệp để cung cấp thông tin và quảng bá du lịch Thừa Thiên Huế; Hỗtrợ doanh nghiệp xây dựng kếhoạch triển khai phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, làng nghề truyền thống, nhà vườn... nhằm phát huy giá trị văn hóa Huế đểhình thành các sản phẩm du lịch mới, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tập trung phát triển các loại hình vui chơi giải trí, mua sắm, dịch vụ về đêm, hàng lưu niệm… nhằm thu hút du khách lưu trú tại Huế dài ngày hơn.
- Phối hợp với Tổng cục Du lịch đón một số đoàn Famtrip, Presstrip dành cho các doanh nghiệp lữ hành, báo chí nước ngoài từ các thị trường trọng điểm và tiềm năng (Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Indonesia, Singapore, Châu Âu...) về khảo sát, đánh giá đểgóp ý, liên kết du lịch.
- Hợp tác với hội nhà báo như báo Thanh Niên, báo Dân Trí, báo Tổ Quốc, báo Văn Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT), Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế (VTV)… đưa các thông tin trên thời sự, trên báo in, báo điện tử… về các địa điểm du lịch tâm linh, các cuộc hội thảo, các cuộc khảo sát… đểquảng bá, giới thiệu du lịch tâm linh.
- Đầu năm 2018, liên kết với Trung tâm Tư vấn và Đạo tạo Xúc tiến Du lịch (thuộc Hiệp hội du lịch Việt Nam – VITA) mở lớp đạo tạo cơ bản, nhằm nâng cao nghiệp vụ cho các hướng dân viên du lịch chuyên loại hình du lịch văn hóa, tâm linh; cũng như bổ sung kiến thức cho các cá nhân quan tâm tìm hiểu văn hóa truyền thống, di tích lịch sử, lễhội cổtruyền…
- Phối hợp với Công ty CP Truyền thông và Du lịch Hàng không Việt Nam AVITOUR tại Hà Nội khảo sát các điểm du lịch tâm linh Thừa Thiên Huế.
2.3.3. Công tác xúc tiến du lịch tâm linh mà Trung tâm Thông tin Xúc tiếnDu lịch đã thực hiện Du lịch đã thực hiện
chỉ được sự chú trọng của các cơ quan chức năng trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ năm 2017 đến nay mặc dù được đánh giá tiềm năng lớn. Trước đó, loại hình du lịch tâm linh này đã được các công ty du lịch lữ hành khai thác dưới hình thức lồng ghép một hoặcvài địa điểm du lịch tâm linh vào tour và thường chỉdừng lạiở mức độtham quan, thăm viếng nên du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế vẫn chưa được đánh giá cao.Khi được hỏi vềtầm quan trọng của hoạt động xúc tiến quảng bá đối với loại hình du lịch tâm linh, tất cả những đối tượng được phỏng vấn đều đánh giá cao tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên việc xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh tại Thừa Thiên Huế còn đơn điệu, chưa thực sự được chú trọng. Các sản phẩm du lịch tâm linh quảng bá một cách riêng lẻ,chưa tập trungđể quảng bá như những loại hình du lịch khác như du lịch ẩm thực, du lịch sinh thái, văn hóa – di sản…
2.3.3.1. Vềxác định khách hàng mục tiêu
Hiện nay, khách có nhu cầu du lịch tâm linh vẫn chưa được nghiên cứu và xác định rõ ràng bởi Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Thừa Thiên Huế. Trong quá trình phỏng vấn sâu các công ty du lịch lữ hành, nhận thấy mặc dù khách có nhu cầu du lịch tâm linh chưa cao, lượng khách tham gia du lịch tâm linh còn ít tuy nhiên các công ty du lịch cũng đã chỉ ra được thị trường khách hàng thường có nhu cầu tâm linh cao. Tuy nhiên các hoạt động xúc tiến du lịch tâm linh của Trung tâm hiện nay chưa hướng tới được khách hàng mục tiêu của loại hình du lịch này.
Anh Nguyễn Anh Tuấn – chuyên viên phòng Xúc tiến Du lịch cho hay: “Mọi hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch tâm linh của Trung tâm chỉ tập trung vào việc giới thiệu quảng bá các điểm đến du lịch tâm linh; hỗtrợ các công ty du lịch tiếp cận với các địa điểm cungứng du lịch tâm linh trên địa bàn; thông qua các chương trình liên kết du lịch với các địa phương khác, các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế… giúp các công ty có cơ hội tiếp xúc và quảng bá giới thiệu các sản phẩm du lịch của mình. Vềkhách du lịch Sở Du lịch hay Trung tâm chỉcó thống kê chung hàng năm”.
Theo như chia sẻ của một số công ty du lịch lữ hành trên địa bàn Thừa Thiên Huế, khách có nhu cầu du lịch tâm linh thường là người nước ngoài nhiều hơn là người trong nước và lượng khách hàng có nhu cầu du lịch tâm linh còn rất nhỏ. Chị
từ tháng 5-7. Còn đối với khách ngoài nước, chủyếu là khách Pháp, ngoài ra còn có Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản… thường đi du lịch từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau, trung bình mỗi năm có 60 đoàn du lịch tâm linh”. Đại diện công ty du lịch Tựhào Việt Nam, anh Huy cho biết: “Khách tham gia chủ yếu là khách nước ngoài. Đa số khách nước ngoài có nhu cầu về du lịch tâm linh cao hơn khách Việt Nam, tập trung từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau”. Đại diện công ty du lịch Đại Bàng:
“Khách hàng tham gia du lịch tâm linh không nhiều, chỉ chiếm 5% tổng số khách hàng, doanh thu chiếm tỉ trọng nhỏ, khai thác chưa hiệu quả”. Còn đối với Tịnh cư Cát Tường Quân, cô TạThịNgọc Thảo cho biết:“Phần lớn khách đến với Cát Tường